50 câu trắc nghiệm Dòng điện trong các môi trường có lời giải (cơ bản - phần 2)

Với 50 câu trắc nghiệm Dòng điện trong các môi trường (cơ bản - phần 2) có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm trắc nghiệm Dòng điện trong các môi trường (cơ bản - phần 2).

Bài 26: Khối lượng chất thoát ra ở điện cực trong hiện tượng điện phân được tính theo công thức

A. m = FnAt     B. m = 1/FnAt     C. m = (1/F) . (A/n) . It     D. m = F . (A/n) . It

Lời giải:

Đáp án: C

Khối lượng chất thoát ra ở điện cực trong hiện tượng điện phân được tính theo công thức m = (1/F) . (A/n) . It

Bài 27: Nếu có dòng điện không đổi chạy qua bình điện phân gây ra hiện tượng dương cực tan thì khối lượng chất giải phóng ở điện cực không tỉ lệ thuận với

A. khối lượng mol của chất đượng giải phóng.

B. cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân.

C. thời gian dòng điện chạy qua bình điện phân.

D. hóa trị của của chất được giải phóng.

Lời giải:

Đáp án: D

m = (1/F) . (A/n) . It , m tỉ lệ nghịch với n.

Bài 28: Khối lượng chất giải phóng ở điện cực của bình điện phân tỉ lệ với

A. điện lượng chuyển qua bình.

B. thể tích của dung dịch trong bình.

C. khối lượng dung dịch trong bình.

D. khối lượng chất điện phân.

Lời giải:

Đáp án: A

m = (1/F) . (A/n) . It , m tỉ lệ thuận với q = It

Bài 29: Khi điện phân dương cực tan, nếu tăng cường độ dòng điện và thời gian điện phân lên 2 lần thì khối lượng chất giải phóng ra ở điện cực.

A. không đổi.     B. tăng 2 lần.     C. tăng 4 lần.     D. giảm 4 lần.

Lời giải:

Đáp án: C

m = (1/F) . (A/n) . It , I và t đều tăng 2 thì m tăng 4

Bài 30: Hiện tượng điện phân không ứng dụng để

A. đúc điện.     B. mạ điện.     C. sơn tĩnh điện.    D. luyện nhôm.

Lời giải:

Đáp án: C

Hiện tượng điện phân không ứng dụng để sơn tĩnh điện

Bài 31: Không khí ở điều kiện bình thường không dẫn điện vì

A. các phân tử chất khí không thể chuyển động thành dòng.

B. các phân tử chất khí không chứa các hạt mang điện.

C. các phân tử chất khí luôn chuyển động hỗn loạn không ngừng.

D. các phân tử chất khí luôn trung hòa về điện, trong chất khí không có hạt tải điện.

Lời giải:

Đáp án: D

Không khí ở điều kiện bình thường không dẫn điện vì các phân tử chất khí luôn trung hòa về điện, trong chất khí không có hạt tải điện.

Bài 32: Khi đốt nóng chất khí, nó trở lên dẫn điện vì

A. vận tốc giữa các phân tử chất khí tăng.

B. khoảng cách giữa các phân tử chất khí tăng.

C. các phân tử chất khí bị ion hóa thành các hạt mang điện tự do.

D. chất khí chuyển động thành dòng có hướng.

Lời giải:

Đáp án: C

Khi đốt nóng chất khí, nó trở lên dẫn điện vì các phân tử chất khí bị ion hóa thành các hạt mang điện tự do.

Bài 33: Hạt tải điện trong chất khí là

A. electron

B. ion dương và ion âm

C. electron, ion dương và ion âm

D. electron và ion dương

Lời giải:

Đáp án: C

Khi có tác nhân ion hoá, chúng ion hoá chất khí, tách phân tử khí trung hoà thành ion dương và electron tự do, electron tự do kết hợp với các phân tử khí trung hoà tạo thành ion âm.

Bài 34: Quá trình dẫn điện nào dưới đây của chất khí là quá trình dẫn điện không tự lực?

A. Quá trình dẫn điện của chất khí khi không có tác nhân ion hoá

B. Quá trình dẫn điện của chất khí đặt trong điện trường mạnh

C. Quá trình dẫn điện của chất khí trong đèn ống

D. Quá trình dẫn điện của chất khí nhờ tác nhân ion hoá

Lời giải:

Đáp án: D

Quá trình dẫn điện của chất khí nhờ tác nhân ion hoá là quá trình dẫn điện tự lực

Bài 35: Phát biểu nào dưới đây về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện I vào hiệu điện thế U giữa hai cực tụ điện chứa chất khí trong quá trình dẫn điện không tự lực là không đúng?

A. Với mọi giá trị của U: I luôn tăng tỉ lệ với U

B. Với U nhỏ: I tăng theo U

C. Với U đủ lớn: I đạt giá trị bảo hoà

D. Với U quá lớn: I tăng nhanh theo U

Lời giải:

Đáp án: A

sự phụ thuộc của cường độ dòng điện I vào hiệu điện thế U giữa hai cực tụ điện chứa chất khí trong quá trình dẫn điện: với U nhỏ: I tăng theo U, với U đủ lớn: I đạt giá trị bảo hoà, với U quá lớn: I tăng nhanh theo U

Bài 36: Phát biểu nào sau đây về quá trình dẫn điện tự lực của chất khí là không đúng?

A. Là quá trình dẫn điện trong chất khí khi có hiện tượng nhân số hạt tải điện.

B. Là quá trình dẫn điện trong chất khí do tác nhân ion hoá từ ngoài

C. Là quá trình dẫn điện trong chất khí không cần tác nhân ion hoá từ ngoài

D. Là quá trình dẫn điện trong chất khí thường gặp: tia lửa điện, hồ quang điện…

Lời giải:

Đáp án: B

quá trình dẫn điện tự lực của chất khí là quá trình dẫn điện trong chất khí không cần chủ động tạo ra hạt tải điện (không cần tác nhân ion hoá từ ngoài)

Bài 37: Cơ chế nào sau đây không phải là cách tải điện trong quá trình dẫn điện tự lực ở chất khí?

A. Dòng điện làm nhiệt độ khí tăng cao khiến phân tử khí bị ion hóa;

B. Điện trường trong chất khí rất mạnh khiến phân tử khí bị ion hóa ngay ở nhiệt độ thấp;

C. Catôt bị làm nóng đỏ lên có khả năng tự phát ra electron;

D. Đốt nóng khí để đó bị ion hóa tạo thành điện tích.

Lời giải:

Đáp án: D

Đốt nóng khí để đó bị ion hóa tạo thành điện tích là quá trình phóng điện không tự lực.

Bài 38: Hiện tượng nào sau đây không phải hiện tượng phóng điện trong chất khí?

A. đánh lửa ở buzi;

B. sét;

C. hồ quang điện;

D. dòng điện chạy qua thủy ngân.

Lời giải:

Đáp án: D

Dòng điện chạy qua thủy ngân không phải hiện tượng phóng điện trong chất khí.

Bài 39: Tia lửa điện có thể hình thành trong không khí ở điều kiện

A. áp suất và nhiệt độ cao

B. nhiệt độ cao, có nước

C. nhiệt độ bình thường điện trường mạnh

D. điểm phát sinh tia lửa điện ở khá cao so với mặt đất

Lời giải:

Đáp án: C

Tia lửa điện có thể hình thành trong không khí ở điều kiện nhiệt độ bình thường điện trường mạnh vào khoảng 3.106 V/m

Bài 40: Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực của chất khí hình thành do

A. các phân tử khí bị đốt nóng

B. catot bị nung nóng phát ra electron

C. có tác nhân ion hoá không khí

D. các phân tử khí bị nén ở áp suất cao

Lời giải:

Đáp án: B

Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực của chất khí hình thành do catot bị nung nóng phát ra electron (hiện tượng phát xạ nhiệt electron)

Bài 41: Hồ quang điện được ứng dụng

A. trong kĩ thuật hàn điện.

B. trong ống phóng điện tử.

C. trong điốt bán dẫn.

D. trong kĩ thuật mạ điện.

Lời giải:

Đáp án: A

Hồ quang điện được ứng dụng trong kĩ thuật hàn điện.

Bài 42: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về tính chất của các chất bán dẫn?

A. Điện trở suất của bán dẫn siêu tinh khiết ở nhiệt độ thấp có giá trị rất lớn

B. Điện trở suất của chất bán dẫn tăng khi nhiệt độ tăng, nên hệ số nhiệt điện trở của bán dẫn có giá trị dương.

C. Điện trở suất của bán dẫn giảm nhanh khi đưa thêm vào một lượng nhỏ tạp chất (10-6 % đến 10-3%) vào trong bán dẫn.

D. Điện trở suất của chất bán dẫn tăng khi nhiệt độ tăng, nên hệ số nhiệt điện trở của bán dẫn có giá trị âm

Lời giải:

Đáp án: B

Khi nhiệt độ tăng, điện trở suất giảm nhanh, hệ số nhiệt điện trở có giá trị âm.

Bài 43: Phát biểu nào sau đây về các loại chất bán dẫn là không đúng?

A. Bán dẫn tinh khiết là loại chất bán dẫn chỉ chứa các nguyên tử của cùng một nguyên tố hoá học và có mật độ electron dẫn bằng mật độ lỗ trống.

B. Bán dẫn tạp chất là loại chất bán dẫn có mật độ nguyên tử tạp chất lớn hơn rất nhiều mật độ các hạt tải điện.

C. Bán dẫn loại n là loại chất bán dẫn có mật độ các electron dẫn lớn hơn rất nhiều mật độ lỗ trống.

D. Bán dẫn loại p là loại chất bán dẫn có mật độ lỗ trống lớn hơn rất nhiều mật độ electron dẫn

Lời giải:

Đáp án: B

Bán dẫn tạp chất là loại chất bán dẫn có pha một lượng nhỏ tạp chất làm thay đổi mật độ của các hạt tải điện, làm tăng độ dẫn điện.

Bài 44: Silic pha tạp photpho thì nó là bán dẫn

A. hạt tải cơ bản là eletron và là bán dẫn loại n.

B. hạt tải cơ bản là eletron và là bán dẫn loại p.

C. hạt tải cơ bản là lỗ trống và là bán dẫn loại n.

D. hạt tải cơ bản là lỗ trống và là bán dẫn loại p.

Lời giải:

Đáp án: A

Photpho có 5 electron ở lớp ngoài, 4 electron tham gia liên kết cộng hoá trị với Si, còn lại 1 electron tách thành electron tự do nên electron là hạt tải điện cơ bản hay đa số và gọi là bán dẫn loại n.

Bài 45: Hạt tải điện trong chất bán dẫn là

A. ion dương và ion âm

B. electron và ion dương

C. electron và ion âm

D. electron và lỗ trống

Lời giải:

Đáp án: D

Hạt tải điện trong chất bán dẫn là electron và lỗ trống

Bài 46: Lỗ trống là

A. một hạt có khối lượng bằng electron nhưng mang điện +e.

B. một ion dương có thể di chuyển tụ do trong bán dẫn.

C. một vị trí liên kết bị thếu electron nên mang điện dương.

D. một vị trí lỗ nhỏ trên bề mặt khối chất bán dẫn.

Lời giải:

Đáp án: C

Lỗ trống là một vị trí liên kết bị thếu electron nên mang điện dương.

Bài 47: Pha tạp chất đôno vào silic sẽ làm

A. mật độ electron dẫn trong bán dẫn rất lớn hơn so với mật độ lỗ trống.

B. mật độ lỗ trống trong bán dẫn rất lớn hơn so với mật độ electron dẫn.

C. các electron liên kết chặt chẽ hơn với hạt nhân.

D. các ion trong bán dẫn có thể dịch chuyển.

Lời giải:

Đáp án: A

Đôno là tạp chất cho, sinh ra electron dẫn nên làm mật độ electron dẫn trong bán dẫn rất lớn hơn so với mật độ lỗ trống.

Bài 48: Phát biểu nào sau đây về tạp đôno và tạp axepto

A. Tạp đôno là nguyên tử tạp chất làm tăng mật độ electron dẫn

B. Tạp axepto là nguyên tử tạp chất làm tăng mật độ lỗ trống

C. Trong bán dẫn loại n, mật độ electron dẫn tỉ lệ với mật độ tạp axepto. Trong bán dẫn loại p, mật độ lỗ trống dẫn tỉ lệ với mật độ tạp đôno

D. Trong bán dẫn loại n, mật độ electron dẫn tỉ lệ với mật độ tạp đôno. Trong bán dẫn loại p, mật độ lỗ trống dẫn tỉ lệ với mật độ tạp axepto

Lời giải:

Đáp án: C

Trong bán dẫn loại n, mật độ electron dẫn tỉ lệ với mật độ tạp đôno. Trong bán dẫn loại p, mật độ lỗ trống dẫn tỉ lệ với mật độ tạp axepto

Bài 49: Nhận xét nào sau đây không đúng về lớp tiếp xúc p – n ?

A. là chỗ tiếp xúc bán dẫn loại p và bán dẫn loại n;

B. lớp tiếp xúc này có điện trở lớn hơn so với lân cận;

C. lớp tiếp xúc cho dòng điện dễ dàng đi qua theo chiều từ bán dẫn n sang bán dẫn p;

D. lớp tiếp xúc cho dòng điện đi qua dễ dàng theo chiều từ bán dẫn p sang bán dẫn n.

Lời giải:

Đáp án: C

Lớp tiếp xúc p – n là lớp tiếp xúc cho dòng điện đi qua dễ dàng theo chiều từ bán dẫn p sang bán dẫn n.

Bài 50: Diod bán dẫn có tác dụng

A. chỉnh lưu dòng điện (cho dòng điện đi qua nó theo một chiều).

B. làm cho dòng điện qua đoạn mạch nối tiếp với nó có độ lớn không đổi.

C. làm khuyếch đại dòng điện đi qua nó.

D. làm dòng điện đi qua nó thay đổi chiều liên tục.

Lời giải:

Đáp án: A

Diod bán dẫn có tác dụng chỉnh lưu dòng điện (cho dòng điện đi qua nó theo một chiều).

Bài tập bổ sung

Câu 1: Trong các nhận định sau, nhận định nào về dòng điện trong kim loại là không đúng?

A. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do;

B. Nhiệt độ của kim loại càng cao thì dòng điện qua nó bị cản trở càng nhiều;

C. Nguyên nhân điện trở của kim loại là do sự mất trật tự trong mạng tinh thể;

D. Khi trong kim loại có dòng điện thì electron sẽ chuyển động cùng chiều điện trường.

Câu 2: Đặt vào hai đầu vật dẫn một hiệu điện thế thì nhận định nào sau đây là đúng?

A. Electron sẽ chuyển động tự do hỗn loạn;

B. Tất cả các electron trong kim loại sẽ chuyển động cùng chiều điện trường;

C. Các electron tự do sẽ chuyển động ngược chiều điện trường;

D. Tất cả các electron trong kim loại chuyển động ngược chiều điện trường

Câu 3: Bản chất dòng điện trong chất điện phân là

A. dòng ion dương dịch chuyển theo chiều điện trường.

B. dòng ion âm dịch chuyển ngược chiều điện trường.

C. dòng electron dịch chuyển ngược chiều điện trường.

D. dòng ion dương và dòng ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau.

Câu 4: Công thức nào sau đây là công thức đúng của định luật Fara-đây?

A. m=FAnIt

B. m = D.V

C. I=mFntA

D. t=mnAIF

Câu 5: Trong hiện tượng điện phân dương cực tan của một muối xác định, muốn tăng khối lượng chất giải phóng ở điện cực thì cần phải tăng

A. khối lượng mol của chất được giải phóng.

B. hóa trị của chất được giải phóng.

C. thời gian lượng chất được giải phóng.

D. khoảng cách giữa hai điện cực.

Câu 6: Chọn phát biểu đúng?

A. không khí là chất điện môi trong mọi điều kiện

B. không khí có thể dẫn điện trong mọi điều kiện

C. chất khí chỉ dẫn điện khi có tác nhân ion hóa

D. chất khí chỉ dẫn điện khi bị đốt nóng

Câu 7: Tia lửa điện hình thành do

A. Catốt bị các ion dương đập vào làm phát ra trong

B. Catốt bị nung nóng phát ra rất trong

C. Quá trình tạo ra hạt tải điện nhờ điện trường mạnh

D. Chất khí bị ion hóa do tác dụng của các tác nhân ion hóa

Câu 8: Chất khí có thể dẫn điện không cần tác nhân ion hóa trong điều kiện

A. áp suất của chất khí cao

B. áp suất của chất khí thấp

C. hiệu điện thế rất cao

D. hiệu điện thế thấp

Câu 9: Hiện tượng nào sau đây là dạng phóng điện trong không khí ở điều kiện thường?

A. Phóng điện thành miền.

B. Hồ quang điện.

C. Phát xạ tia catôt.

D. Phun lỗ trống từ bán dẫn p sang bán dẫn n.

Câu 10: Bản chất của dòng điện trong chất điện phân là: dòng chuyển dời có hướng của…

A. Các electron ngược chiều điện trường và các lỗ trống cùng chiều điện trường.

B. các electron tự do.

C. các electron, các ion.

D. các ion dương cùng chiều điện trường và các ion âm ngược chiều điện trường.

Câu 11: Để mạ bạc cho một cái đồng hồ bằng niken người ta dùng phương pháp điện phân, trong đó:

A. Ca tốt bằng bạc, Anốt là đồng hồ, đặt trong dung dịch AgNO3.

B. Anốt bằng bạc, ca tốt là đồng hồ, đặt trong dung dịch CuSO4.

C. Anốt bằng bạc, ca tốt là đồng hồ, đặt trong dung dịch bất kỳ.

D. Anốt bằng bạc, ca tốt là đồng hồ, đặt trong dung dịch AgNO3..

Câu 12: Tính chất nào sau đây không phải là của kim loại.

A. Tính dẫn điện tăng khi nhiệt độ tăng.

B. Dòng điện đi qua gây ra tác dụng nhiệt.

C. Dòng điện tuân theo định luật Ôm.

D. Điện trở suất tăng khi nhiệt độ tăng.

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 11 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:

dong-dien-trong-cac-moi-truong.jsp

Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học