Lý thuyết Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 7: Sóng điện từ

Với tóm tắt lý thuyết Vật Lí 11 Bài 7: Sóng điện từ sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 11 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Vật Lí 11.

1. Định nghĩa và tính chất của sóng điện từ

Định nghĩa sóng điện từ

Sóng điện từ là sự lan truyền trong không gian của điện từ trường biến thiên. Ánh sáng có bản chất là sóng điện từ.

Lý thuyết Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 7: Sóng điện từ

- Trong quá trình lan truyền, các thành phần vecto đặc trưng cho điện trường và từ trường dao động cùng pha, vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng.

- Sóng điện từ là sóng ngang.

Tính chất của sóng điện từ

- Tốc độ truyền sóng của sóng điện từ trong chân không là c = 3.108 m/s. Trong không khí, ta có thể gần đúng tốc độ này bằng 3.108 m/s.

- Trong mọi môi trường vật chất, tốc độ truyền sóng điện từ đều nhỏ hơn c.

- Một số hiện tượng đặc trưng của sóng điện từ là: phản xạ, khúc xạ, nhiễu xạ,…

- Khi truyền qua các môi trường khác nhau, tần số và chu kì của sóng điện từ không đổi.

- Tỉ số giữa tốc độ truyền sóng điện từ trong chân không c và trong một môi trường xác định v được gọi là chiết suất của môi trường đó: n=cv (chiết suất của một môi trường luôn lớn hơn hoặc bằng 1).

2. Thang sóng điện từ

Sóng điện từ có thể được phân loại dựa vào bước sóng hoặc tần số.

Lý thuyết Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 7: Sóng điện từ

Thang sóng điện từ cho biết dải bước sóng và dải tần số ứng với các loại bức xạ khác nhau.

- Các sóng điện từ có bước sóng càng nhỏ thì mang năng lượng càng lớn. Đó là lí do vì sao các sóng điện từ có bước sóng nhỏ lại có khả năng đâm xuyên mạnh như tia X, tia γ.

- Tính đâm xuyên của tia X được ứng dụng trong y học.

Lý thuyết Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 7: Sóng điện từ

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 11 Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 Chân trời sáng tạo khác