Lý thuyết Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 5: Sóng và sự truyền sóng

Với tóm tắt lý thuyết Vật Lí 11 Bài 5: Sóng và sự truyền sóng sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 11 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Vật Lí 11.

1. Quá trình truyền sóng

Khái niệm sóng

Sóng là dao động lan truyền trong không gian theo thời gian. Khi sóng cơ truyền đi, phần tử môi trường không truyền theo phương truyền sóng mà chỉ dao động tại chỗ.

Lý thuyết Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 5: Sóng và sự truyền sóng

Ngoài sóng cơ, là sóng truyền trong môi trường do các phần tử của môi trường (rắn, lỏng, khí) thực hiện dao động thì còn có một loại sóng khác đó là sóng điện từ. Sóng điện từ có thể lan truyền qua cả chân không. Ánh sáng hoặc sóng vô tuyến điện là sóng điện từ.

Quá trình truyền năng lượng của sóng

Lý thuyết Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 5: Sóng và sự truyền sóng

Quá trình truyền sóng, dù là sóng cơ hay sóng điện từ, đều là quá trình truyền năng lượng. Khi sóng cơ truyền trong một môi trường, năng lượng của sóng là tổng hợp của động năng và thế năng của phần tử vật chất dao động.

2. Sóng dọc và sóng ngang

· Sóng dọc là sóng có các phần tử dao động theo phương truyền sóng.

Lý thuyết Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 5: Sóng và sự truyền sóng

Sóng dọc có thể truyền được trong các chất rắn, lỏng, khí.

Sóng âm trong không khí là một ví dụ về sóng dọc.

Lý thuyết Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 5: Sóng và sự truyền sóng

· Sóng ngang là sóng có các phần tử dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.

Lý thuyết Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 5: Sóng và sự truyền sóng

Sóng ngang có thể truyền được trong chất rắn và bề mặt chất lỏng.

3. Một số tính chất của sóng

Hiện tượng phản xạ

Khi sóng truyền từ một môi trường đến mặt phân cách với một môi trường khác, một phần của sóng tới được truyền ngược lại vào môi trường ban đầu. Đây là hiện tượng phản xạ sóng.

Lý thuyết Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 5: Sóng và sự truyền sóng

Hiện tượng khúc xạ

Hiện tượng sóng đổi phương truyền khi đi từ một môi trường này sang một môi trường khác được gọi là hiện tượng khúc xạ.

Lý thuyết Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 5: Sóng và sự truyền sóng

Hiện tượng nhiễu xạ

Phương truyền của sóng khi đi qua khe đã thay đổi và làm cho sóng lan rộng ở phía bên kia khe được gọi là hiện tượng nhiễu xạ.

Lý thuyết Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 5: Sóng và sự truyền sóngLý thuyết Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 5: Sóng và sự truyền sóng

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 11 Chân trời sáng tạo hay khác: