Top 20 Giải thích Học đi đôi với hành (học sinh giỏi)



Bài văn Giải thích câu tục ngữ Học đi đôi với hành lớp 8 hay nhất, ngắn gọn được chọn lọc từ những bài văn hay của học sinh trên cả nước giúp bạn viết bài văn hay hơn.

Giải thích câu tục ngữ Học đi đôi với hành - mẫu 1

Trong sự nghiệp xây dựng đất nước công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước ngày nay, xã hội ta ngày một phát triển. Cùng với đó là sự hiểu biết về trình độ và khả năng chuyên môn là điều không thể thiếu của mỗi người. Tuy nhiên, đã có nhiều bạn trẻ hiện nay quá chú trọng vào việc học lí thuyết ở nhà trường mà đôi khi quên mất phải thực hành-một điều hết sức quan trọng. Mối quan hệ giữa học và hành một lần nữa được nhấn mạnh qua câu tục ngữ: “Học đi đôi với hành”.

Vậy chúng ta hãy tìm hiểu xem học là gì? Hành là gì? Mà lại có sự tương quan, liền kề với nhau như thế?

Học là hoạt động tiếp thu những tri thức của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử. Chúng ta có thể học ở trường qua sự truyền thụ của thầy cô, học ở bạn bè; tự học ở sách vở và thực tế cuộc sống. Học để nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân. Tuy nhiên khi học phải tóm lược kiến thức cơ bản để dễ nhớ, dễ vận dụng…

Hành là quá trình vận dụng những kiến thức đã học vào những công việc hàng ngày. Ví dụ như một bác sĩ đem những kiến thức tiếp thu được trong suốt quá trình đào tạo sáu, bảy năm ở trường đại học để vận dụng vào việc chữa bệnh cho mọi người. Những kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng đem kiến thức đã học để thiết kế và thi công bao công trình như nhà máy, bệnh viện, trường học, công viên…để phục vụ đời sống con người. Học sinh vận dụng những điều thầy giáo dạy để làm một bài toán khó, một bài văn…Đó là hành.

Bác Hồ cũng đã từng khẳng định: Học để hành, có nghĩa là học để cho tốt. Thực tế cho thấy có học có hơn. Ông cha ta ngày xưa đã nói: Bất học, bất tri lí ( Không học thì không biết đâu là phải, là đúng). Mục đích cuối cùng của sự học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao hơn. Nếu học được lí thuyết dù cao siêu đến đâu chăng nữa mà không đem ra vận dụng vào thực tế thì việc học ấy chỉ tốn thời gian, công sức, tiền bạc mà thôi.

Học kết hợp với hành không phải là vừa học vừa làm. Như khi ta học lí thuyết môn toán Lượng giác ở trường, ta thực hành những kiến thức đó bằng cách làm thật nhiều bài tập để nắm vững những lí thuyết ấy. Nói chung phương châm “Học đi đôi với hành” là hoàn toàn chính xác. Nếu không kết hợp học với hành thì không thể đạt được hiệu suất cao trong công việc được. Bởi trong công việc cái người ta cần, người ta quan tâm hàng đầu là sản phẩm-thành quả lao động chứ không phải là hiểu biết trên lí thuyết, một khi không đạt chỉ tiêu đó thì dẫu cho có thành tích học tập tốt đến đâu thì ta cũng sẽ nhanh chóng bị xã hội đào thải, trở thành một kẻ thất bại đáng thương hại mà thôi. Như một học sinh học tập rất tốt, Điểm môn Công dân luôn cao, vậy mà khi ra đường trông thấy một bà lão ăn xin té ngã trên đường, không những không giúp đỡ mà ngược lại còn tỏ thái độ khinh thường ghê tởm bà ấy, thiếu thực hành về mặt học vấn thì có thể bù đắp lại chứ thiếu thực hành ở mặt đạo đức thì thật không thể chấp nhận được. Một ngôi nhà không hoàn hảo thì có thể tạm sử dụng hoặc xây lại, còn con người có đạo đức suy thoái thì chỉ là đồ vô dụng. Một khi gạo đã thành cơm, dù cho có chỉnh sửa thế nào thì cái ác tâm trong đầu cũng chẳng thể nào mất đi được chỉ có thể đầu thai chuyển kiếp khác thì mới có thể sống tốt được thôi. Những ví dụ đó đã phần nào cho ta thấy những tác hại của việc học mà không đi đôi với hành. Ngược lại, nếu bạn kết hợp tốt học với hành thì bạn sẽ đạt được nhiều thành tựu.

Trong giai đoạn xã hội phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Lí thuyết mà gắn với thực hành thì sẽ thúc đẩy công việc, sản xuất một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao hơn.

Thực tế cho thấy trong tất cả các cấp học ngày nay, phương châm học đi đôi với hành là hoàn toàn đúng. Những kiến thức mà ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở,… phải được áp dụng vào thực tế cuộc sống để sáng tạo ra những thành quả vật chất, tinh thần phục vụ con người.

Là học sinh trong thời gian học ở nhà trường, chúng ta cần phải chăm chỉ học tập kết hợp đi đôi với hành. Học bao gồm cả văn hoá, chữ nghĩa và kinh nghiệm cuộc sống để nâng cao trình độ văn hoá, tiếp thu nền khoa học và công nghệ hiện đại nhằm nâng cao nhận thức về chính trị xã hội. Và sau này, khi bước vào đời thì phải tiếp tục nâng cao trình độ hiểu biết, nâng cao chuyên môn để làm việc có hiệu quả hơn…

Tóm lại, câu phương châm “Học đi đôi với hành” đã nêu rõ tầm quan trọng của việc học kết hợp với hành. Thực hiện phương châm này đúng cách ta sẽ đạt hiệu quả cao trong học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp sau này, đồng thời góp phần tích cực vào việc xây dựng một đất nước phồn vinh tiến bộ…

Dàn ý Giải thích câu tục ngữ Học đi đôi với hành

a) Mở bài

- Nêu vấn đề nghị luận:

+“Học đi đôi với hành” là một nguyên lý giáo dục quan trọng.

+Suy nghĩ về mối quan hệ giữa "học" và "hành".

b) Thân bài

* Giải thích thế nào là học đi đôi với hành?

+Học là tiếp thu tri thức về phương châm lý thuyết, lý luận.

+Hành là sự vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn đời sống và lao động sản xuất.

=> Học “đi đôi” kết hợp với hành cho nhận thức và hành động của con người có tính thống nhất, bổ sung cho nhau, làm cho cái ta học được trở nên sâu sắc và vững chắc, hành động của ta có cơ sở khoa học, sẽ trôi chảy, dễ dàng, có thể logic và sáng tạo, để đạt tới kết quả cao.

* Vì sao học phải đi đôi với hành ?

+Học đi đôi với hành là rất cần thiết và quan trọng với tất cả mọi người.

+Hành mà không đi đôi với học thường có kết quả thấp hoặc thất bại.

+Học lí thuyết mà không thực hành thì sẽ không hiểu được vấn đề, gây hậu quả lãng phí. Còn hành mà không học lí thuyết thì sẽ không đạt được kết quả cao.

* Lợi ích của "Học đi đôi với hành"

+Hiệu quả trong học tập, giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.

+Học đi đôi với hành sẽ soi sáng cho ta nhiều điều cụ thể và sinh động.

+Đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả.

+Có nhiều cơ hội trong cuộc sống mà ta có thể vận dụng để hành những điều học được.

+Việc học sẽ không bị nhàm chán.

* Bài học nhận thức và hành động

- “Học đi đôi với hành” vừa là nguyên lý giáo dục vừa là phương pháp học tập hiệu quả.

- Để thực hiện nguyên lý này, mỗi người phải xác định cho mình mục đích học tập đúng đắn.

- UNESCO (Tổ chức Văn hóa Khoa học Giáo dục thuộc Liên hợp quốc) đã đề xướng “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

=> Học trở thành nhu cầu tự thân và chúng ta sẽ tìm mọi cách, mọi biện pháp, mọi cơ hội để vận dụng vào cuộc sống.

- Với động cơ, mục đích học tập đúng đắn, chúng ta mới có thể say mê học tập, nghiêm túc, chăm chỉ để tiếp thu đầy đủ nội dung, làm bài tập để củng cố, mở rộng bài học. Trên cơ sở nắm chắc bài học, chúng ta sẽ có điều kiện vận dụng vào thực tiễn.

- Học không chỉ ở trường lớp mà cả tự học, học bạn, học người thân, học đồng môn, đồng nghiệp. Hành không chỉ ở trong phòng thí nghiệm mà phải vận dụng vào cuộc sống hàng ngày, trong ăn ở, đi lại, giao tiếp và làm việc.

* Phản đề

- Phê phán lối học sai lầm:

+Học chuộng hình thức

+Học cầu danh lợi

+Học theo xu hướng

+Học vì ép buộc.

c) Kết bài

+Khẳng định học đi đôi với hành là một phương pháp học hiệu quả

+Liên hệ bản thân: Bản thân em đã, đang và sẽ làm gì để phát huy hiệu quả của phương châm “Học đi đôi với hành” ?

Giải thích câu tục ngữ Học đi đôi với hành - mẫu 2

Học là con đường duy nhất dẫn đến tri thức, học đưa con người đến với thành công. Bất cứ ai cũng đều phải học. Học rất quan trọng nhưng học đúng cách lại càng quan trọng hơn. Và 1 trong những cách học đúng và hiệu quả nhất là phải đi đôi với thực hành.

Vậy “học” có quan hệ như thế nào với “hành”? Học là trau dồi kiến thức, mở mang trí tuệ. Học là tiếp thu, đón nhận những kiến thức, kinh nghiệm trong sách vở và ngoài cuộc sống.Học là chinh phục và tìm hiểu. Còn “hành” nghĩa là là thực hành, là vận dụng những kiến thức mình đã được học vào đời sống thực tiễn. Học với hành tuy hai mà một, học với hành ko thể tách rời nhau mà phải được siết chặt. Đã có học thì phải có hành, có hành thì trước hết phải học. Những người biết “học đi đôi với hành” là những người luôn biết học hỏi, và tích cực vận dụng kiến thức của mình vào đời sống.

Quả thật, câu nói trên hoàn toàn đúng. Hành vừa là mục đích vừa là phương pháp học tập. Một khi đã tiếp thu kiến thức mà lại không thực hành, không vận dụng thì những kiến thức đó dần sẽ bị mờ nhạt. Học mà không hành thì xem như vô nghĩa. Chỉ có thực hành mới có thể biến những kiến thức được học thật sự là của mình. Ta đã hiểu rõ việc thực hành trong học tập là điều vô cùng quan trọng. Nhưng nếu như chỉ hành mà không học, thì liệu như thế có tốt không? Một khi đã không nắm vững kiến thức mà lại áp dụng vào thực tế thì công việc sẽ không bao giờ trôi chảy, thậm chí còn có thể gặp những điều không may. Hành mà không học thì sẽ bị mọi người khinh chê là đồ vô dụng. Vì lẽ đó, ta lại càng hiểu nhiều hơn về việc học đi đôi với hành.

Học ở đây không có nghĩa chỉ là học trong phạm vi nhà trường, mà học có nghĩa là học mọi lúc mọi nơi. Bất cư ơ đâu, bất cứ khi nào và bất cứ người nào ta cũng phải học hỏi. Cuộc sống như 1 sa mạc và ta là một hạt cát, biết bao nhiêu điều ta còn phải học. Vi thế, thực hành, áp dụng, giúp ta nhớ lâu hơn và thậm chí sẽ không bao giờ quên những gì mình đã học. Học hành không những cho ta mở mang kiến thức, mà còn giúp ta trau dồi đạo đức và những phẩm chất tốt đẹp. Những con người học hành tốt, là những con người đẹp đẽ và đáng được tôn trọng. Bên cạnh những cách học tốt, thì lại có những cách học rất đáng phê phán. Học qua loa, học cho có, học đối phó, rồi học vẹt… là những cách học của một số người hiện nay. Liệu họ có nhận ra được rằng, với những cách học ấy, thì những kiến thức mà họ vừa tiếp thu xem như trống rỗng. Nếu vẫn duy trì những cách học như thế thì họ sẽ chẳng bao giờ thật sự có kiến thức cho riêng mình. Và những cách học ấy là nguyên nhân dẫn đến những tiêu cực trong thi cử, là yếu tố gây nên những tật xấu.

Là một học sinh, cần phải nghiêm túc trong việc học. Học là phải hiểu, và hiểu là phải thực hành. Không học vẹt, học tủ, học qua loa cho có. Khi học xong thì cần phải ôn lại bài và làm lại các bài tập vận dụng để có thể nhớ được những bài vừa học. Và một điều không thể thiếu là cần phải sáng tạo, mạnh dạn nói lên kiến thức và suy nghĩ của mình để góp phần cho việc học thêm tốt và thành công hơn.

Nói tóm lại, “học đi đôi với hành” là con đường lớn nhất dẫn ta đến với thành công. Học hành là việc vô cùng quan trọng, chi khi biết học hành đúng cách thì ta mới có thể vững bước trong học tập và trong cuộc sống.

Giải thích câu tục ngữ Học đi đôi với hành - mẫu 3

Bàn về phương pháp học tập, xưa nay có rất nhiều ý kiến. Mỗi ý kiến đúc kết một kinh nghiệm quý báu góp phần rút ngắn khoảng cách trong hành trình chiếm lĩnh tri thức của nhân loại. Học đi đôi với hành là một trong những phương châm đó. Từ xưa tới nay, mối tương quan giữa học và hành được nhiều người quan tâm, bàn luận. Học quan trọng hơn hành hay hành quan trọng hơn học? Trước hết, chúng ta phải tìm hiểu xem học là gì? Hành là gì ?

Học là hoạt động tiếp thu những tri thức cơ bản của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử. Chúng ta có thể học ở trường qua sự truyền thụ của thầy cô giáo; học ở bạn bè; tự học qua sách vở và thực tế đời sống. Mục đích của việc học là để làm giàu tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết về nhiều mặt để có thể làm chủ bản thân, làm chủ công việc của mình, góp phần hữu ích vào việc xây dựng sự nghiệp riêng và sự nghiệp chung.

Hành là quá trình vận dụng những kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình học vào thực tế công việc hằng ngày. Ví dụ như người thầy thuốc đem hiểu biết của mình học được ở trường Đại học Y Dược trong suốt sáu năm để vận dụng vào việc chữa bệnh cứu người. Những kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng thiết kế và thi công bao công trình như nhà máy, bệnh viện, sân. bay, nhà ga, công viên, trường học… Những kĩ sư cơ khí chế tạo máy móc phục vụ sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp… Nông dân áp dụng khoa học kĩ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt để thu hoạch với năng suất cao… Đó là hành.

Học để hành, có nghĩa là phải học để làm cho tốt. Thực tế cho thấy có học vẫn hơn. Ông cha chúng ta đã khẳng định: Bất học bất tri lí, có nghĩa là không học thì không biết đâu là phải, là đúng. Người có học khác hẳn người vô học không phải chỉ ở chữ nghĩa mà còn ở nhiều thứ khác như trình độ nhận thức, khả năng ứng xử trong giao tiếp xã hội, khả năng giải quyết công việc trong những tình huống phức tạp… Mục đích của việc học là để làm cho mọi công việc được thực hiện với chất lượng và hiệu quả cao hơn. Nếu chúng ta học những lí thuyết dù cao siêu đến đâu mà không vận dụng được vào thực tế thì đó chỉ là lí thuyết suông, tốn thời gian, tiền bạc mà vô ích, giống như truyện ngụ ngôn ngày xưa kể về người đàn ông mất bao công phu tìm thầy học nghề giết rồng để rồi suốt đời chẳng tìm thấy một con rồng nào cả.

Ngược lại, hành mà không học thì không thể trôi chảy. Không có lí thuyết soi sáng, chúng ta sẽ gặp khó khăn trong công việc. Nếu ta chỉ làm việc theo thói quen và kinh nghiệm thì tiến trình làm việc sẽ chậm và hiệu quả không cao. Cách làm việc cũ kĩ, lạc hậu ấy chỉ thích hợp với những hình thức lao động giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Trong thời đại công nghệ khoa học kĩ thuật phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ như ngày nay thì cung cách làm việc ấy không còn phù hợp nữa.

Muốn đạt được hiệu quả cao trong công việc, con người phải được đào tạo bài bản, nghiêm túc, đến nơi đến chốn theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập, học tập không ngừng. Nắm vững lí thuyết, chúng ta mới có thể làm được những công việc phức tạp và tránh được những sai lầm đáng tiếc. Lí thuyết dẫn đường cho thực hành; thực hành bổ sung, hoàn thiện cho lí thuyết… Vì thế chúng ta không thể coi nhẹ vai trò vô cùng quan trọng của việc học mà phải đánh giá đúng mức mối quan hệ hữu cơ khăng khít giữa học và hành.

Ngày nay, phương châm học đi đôi với hành luôn được đề cao trong các cấp học nhưng việc thực hiện thì còn nhiều hạn chế.

Khi nói học đi đôi với hành là chúng ta đề cập đến mối quan hệ giữa lí thuyết và thực tiễn, Học đi đôi với hành có ý nghĩa thực sự quan trọng. Để đạt được hiệu quả cao, người học nên biết cân bằng giữa lí thuyết và thực tiễn sao cho hài hòa, hợp lí. Giữa lí thuyết và thực hành có mối quan hệ như hai chân của một con người, thiếu một chân thì con người chẳng thể đứng vững. Như vậy, học với hành giúp chúng ta vừa chuyên sâu kiến thức lại vừa thông thạo, hoàn thiện kĩ năng làm việc.

Có thể nói Bác Hồ là tấm gương tiêu biểu cho phương châm học đi đôi với hành. Bác đã từng khẳng định: lí luận phải đi đôi thực tiễn, lí luận mà không có thực tiễn chỉ là lí thuyết suông. Bác biết rất nhiều ngoại ngữ và sử dụng thành thạo không chỉ trong giao tiếp mà còn viết văn, viết báo bằng ngoại ngữ.

Những tác phẩm văn xuôi bằng tiếng Pháp như: Con rồng tre, Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu… Tập thơ Nhật kí trong tù và những bài thơ chữ Hán mà Bác sáng tác là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện lâu dài.

Học đi đôi với hành có ý nghĩa quan trọng và thiết thực đối với các ngành nghề, các môn kĩ thuật. Thật đáng tiếc cho những ai chỉ giỏi lí thuyết sách vở mà phải bó tay trước thực tiễn sinh động và phong phú hằng ngày của cuộc sống.

Học đi đôi với hành không chỉ bó hẹp trong nhà trường, không chỉ là một cách học để nắm vững kiến thức mà còn là sự vận dụng có hiệu quả những kiến thức ấy khi ra ngoài xã hội. Những gì được học phải đem áp dụng vào cuộc sống, chứ không phải học để biết rồi bỏ đó. Rất nhiều học sinh đã được học những lời hay ý đẹp trong trường nhưng khi bước ra đời thì lại có những ngôn từ hành động không đẹp, thậm chí đáng chê trách. Hãy biến những tri thức, những bài học cuộc đời đầy ý nghĩa mà ta thâu nhận được từ sách vở thành hiện thực. Như vậy thì những kiến thức đó mới trở nên thật sự có ý nghĩa.

Học đi đôi với hành là một phương châm giáo dục đúng đắn và khoa học, đề cập đến một phạm vi khá rộng với những biểu hiện phong phú, đa dạng. Việc kết hợp giữa lí thuyết và thực hành có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau, ở những lĩnh vực khác nhau. Thông qua thực hành, người học nắm chắc lí thuyết hơn vì lí thuyết ấy được biến thành việc làm và được kiểm nghiệm trong thực tiễn.

Điều quan trọng nhất là làm sao đưa lí thuyết vào thực tiễn để được kiểm nghiệm, cụ thể hóa bằng những sản phẩm có thực. Chẳng hạn, khi học xong lí thuyết một kiểu bài tập làm văn, học sinh phải thực hành bằng một bài làm văn cụ thể. Đặc biệt đối với môn ngoại ngữ, học không thể tách rời với hành. Việc hiểu nghĩa từ sẽ có hiệu quả hơn nếu người học biết sử dụng từ thường xuyên trong bất cứ tình huống giao tiếp nào. Như vậy thì việc nhớ từ mới trở nên chính xác và bền lâu trong tâm trí người học. Nếu bạn chỉ chăm chú học thuộc các thì trong tiếng Anh, các cấu trúc ngữ pháp trong khung đóng sẵn, bạn sẽ khó nhớ và mau quên. Tuy nhiên, nếu đem lí thuyết ấy vận dụng vào thực tiễn nói hoặc viết, bạn sẽ nhớ lâu hơn rất nhiều. Một bài học của môn giáo dục công dân về tình bạn chúng ta chỉ nghe thoáng qua như một mớ lí thuyết giáo điều, thế nhưng nếu thầy, cô giáo cụ thể hóa những khái niệm gọi là chia sẻ, cảm thông, giúp đỡ, hi sinh… bằng thực tế cuộc sống quanh ta, chúng ta sẽ thấy bài học ấy cực kì sống động và giàu ý nghĩa.

Có người đã từng nói: Mọi lí thuyết đều màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi. Tuy có phần cực đoan nhưng câu nói đó đã khẳng định đúng về giá trị của thực tiễn trong đời sống con người.

Quả thực, nếu học mà không có hành thì việc học chưa trọn vẹn. Lí thuyết mà không được đem ra thực hành thì đó chỉ là lí thuyết suông. Không có hành, người học dường như chỉ nắm lí thuyết một cách máy móc, nửa vời, dẫn đến kết quả là những kiến thức đó sẽ trở nên mơ hồ, không chắc chắn.

Một thực tế đáng buồn là từ trước đến nay, nhiều học sinh đã sai lầm trong cách học, dẫn đến hiệu quả không cao vì chỉ khư khư ôm lấy lí thuyết mà không chịu thực hành. Một phần do các bạn ấy chưa nắm được tầm quan trọng của phương châm học đi đôi với hành, một phần xuất phát từ tâm lí e ngại, lười hoạt động. Tuy nhiên, như trên đã nói, chúng ta phải biết kết hợp một cách hài hòa giữa lí thuyết và thực tiễn. Việc tuyệt đối hóa bất cứ một phương diện nào cũng sẽ phản tác dụng. Nếu quá đề cao lí thuyết, bạn sẽ rơi vào cách học máy móc, nặng nề, sách vở. Nếu thiếu những nền tảng lí thuyết cơ bản, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi làm việc.

Học đi đôi với hành là kim chỉ nam cho mọi người trên con đường chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức và tạo dựng sự nghiệp. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Mình rất quan tâm đến học và hành. Bác khẳng định: Học để hành, học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy. Quan niệm trên là phương châm đúng đắn cho ngành giáo dục nước nhà nói chung và cho mỗi con người nói riêng.

Giải thích câu tục ngữ Học đi đôi với hành - mẫu 4

Việt Nam là quốc gia có truyền thống văn hóa hiếu học. Cùng với bao nỗ lực học tập, tìm tòi và khám phá tri thức là những bài học kinh nghiệm về vấn đề học tập được đúc kết qua các câu tục ngữ, châm ngôn. Khi nói về phương pháp học tập hiệu quả, thế hệ ông cha đã thể hiện trong câu tục ngữ “Học đi đôi với hành”.

Câu tục ngữ “Học đi đôi với hành” là lời dạy về phương pháp học tập. “Học” thuộc về giai đoạn học tập lí thuyết còn “hành” là khâu thực hành, thực nghiệm thực tế. Câu nói này ý rằng: Song song với việc chúng ta tiếp thu tri thức thì còn cần tự trải nghiệm những vấn đề đó trong thực tế, tức là áp dụng lí thuyết để hiểu được tính đúng đắn trong thực tế. Câu nói cũng tương tự như ý nghĩa trong lời của Hồ Chí Minh: “Học để hành, học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”.

Câu nói “Học đi đôi với hành” chứa hai mặt của một vấn đề. Trước hết, ta phải thừa nhận, học lí thuyết rất quan trọng. Chính nhờ có học hành, mà con người mới thông tuệ trong mọi lựa chọn và giải quyết vấn đề của cuộc sống. Nói thì trừu tượng, nhưng thực tế lại rất đơn giản. Nếu anh muốn trồng một cái cây, anh phải có tri thức. Anh phải biết cái cây đó thuộc giống gì, cần chủ yếu những dưỡng chất gì, ưa nắng hay ưa bóng râm, có phù hợp với khí hậu thời gian này không… Ngay như với một đứa trẻ, chúng cần phải học. Nếu không học, chúng không thể xem đồng hồ, xem lịch, tính tiền, đếm ngày…

Mặt khác, học lí thuyết không thôi thì chưa đủ. Bạn cần phải thực hành nó, lý thuyết ấy mới tạo nên giá trị. Lại chuyện trồng cây, anh có kiến thức đấy, anh biết rằng cây này ưa nắng, ưa khô ráo đấy, thế nhưng anh không vận dụng. Anh cứ trồng đại cái cây vào một góc nào đó và tưới nhiều nước mỗi ngày. Cái cây đó liệu có lớn mạnh và phát triển, kết trái. Thưa: “Không!”. Anh có bằng luật sư xuất sắc nhưng anh chưa bao giờ một lần đứng trước tòa thử hùng biện, anh sẽ chỉ là “tiến sĩ giấy”. Một lãnh đạo đề ra lý thuyết phát triển xã hội vượt bậc nhưng không bao giờ bắt đầu thực hiện nó, đấy sẽ mãi là xã hội tựa “lâu đài trên mây”. Khâu “hành” là khâu quan trọng, nó quyết định giá trị của lý thuyết.

Chắc hẳn các bạn đã nghe nhiều đến những câu chuyện về thành công nhờ kết hợp hiệu quả lí thuyết và thực hành. Nhà khoa học Mỹ tên Benjamin Franklin (1706 – 1790) đã trở thành cha đẻ của thuyết cảm ứng tĩnh điện cũng là người phát minh ra cột thu lôi. Thành quả này xuất phát từ việc ông cố gắng chứng chứng minh lí thuyết của mình: điện sinh ra khi sét đánh. Franklin đã trải qua hàng chục cuộc thí nghiệm nguy hiểm để thu lại kết quả ấy. Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là tấm gương điển hình nhất cho sự kết hợp linh hoạt giữa lí thuyết và thực tế. Từ việc tìm ra con đường cứu nước, Người đã mất cả đời để thực hành lý thuyết về “con đường” ấy. Và, rút cục Người đã đem vinh quang cho cả dân tộc, Người đã tạo ra những giá trị vĩ đại mà chưa ai có thể vượt qua.

Tri thức nhân loại hàng triệu năm qua hầu hết được đúc kết và truyền lại dưới dạng lí thuyết, được biểu hiện ở ngôn ngữ nói và chữ viết. Hi vọng lớp trẻ hôm sẽ học, đọc, nghe, tiếp nhận và thực hành trải nghiệm tích cực hơn. Hãy vận dụng câu nói “Học đi đôi với hành” một cách linh hoạt và đúng đắn nhất.

Giải thích câu tục ngữ Học đi đôi với hành - mẫu 5

Học đi đôi với hành là phương châm học tích cực nhất, đúng đắn nhất và thiết thực nhất.

Hành có nghĩa là hành động, là làm. Học đi đôi với hành nghĩa là học tập phải gắn liền với thực hành, thực nghiệm; phải kết hợp kiến thức học được ở trường, lớp. ở trên trang sách với hoạt động, việc là cụ thể, không được học chay, lí thuyết suông. Mọi điều học được ở trường, ở lớp phải được tập luyện, rèn luyện thành kĩ năng, kĩ xảo. Học tập, ôn tập, luyện tập thường xuyên chính là thực hiện phương châm học đi đôi với hành.

Học đi đôi với hành là phương châm học tập tiến bộ nhất, vì với phương châm ấy, học sinh sẽ phát huy được tính chủ động sáng tạo, biến lí thuyết thành kĩ năng thực hành; nhờ thực hành mà hiểu sâu hơn lí thuyết.

Thực nghiệm trong phòng vật lí, phòng hóa học, ta vừa thú vị, vừa "sáng" mắt ra những điều học về giá trị, về phản ứng và ứng dụng : ta làm quen dần với những phát minh khoa học. Những giờ thực hành trong vườn trường, học sinh hiểu được bao điều kì thú của thiên nhiên, của cây cối hoa lá. Qua chăm bón lúa và cách dùng thuốc diệt trừ sâu bệnh gây ra cho lúa như bệnh đạo ôn, rầy nâu,... ta mới hiểu sâu sắc, cụ thể cách canh tác hiện nay trên đồng ruộng. Làm toán, làm văn, tập đọc và tập dịch tiếng Anh.... là những giờ học lí thú, học sinh được vận dụng kiến thức, tập dượt sự hiểu biết của mình. Văn ôn võ luyện chính là học đi đôi với hành.

Học mà không hành là lối học vẹt, chỉ biết nhai đi nhai lại mớ lí thuyết suông. Phan Bội Châu đã châm biếm lối học cử lạc hậu : " Hiền thánh liêu nhiên, tụng diệc si!" (Thánh hiền đã vắng thì có đọc sách cũng ngu thôi !). Học mà không hành chỉ trở thành " con mọt sách"; khi vào đời, đối diện với những vấn đề cuộc sống đặt ra, những " con mọt sách" ấy sẽ trở thành những " thầy bói xem voi" mà thôi.

Ông Vũ Khoan trong bài " Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới" đã phân tích và phê phán tác hại do lối học chay, học vẹt gây ra. Sau khi khẳng định "sự thông minh, nhạy bén với cái mới" của con người Việt nam, ông viết :

"Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học " thời thượng", nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp chỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng."

Hiện nay môn tin học rất hấp dẫn, lôi cuốn đông đảo học sinh trong nhà trường. Được ngồi trước máy tính và làm theo những điều thầy giáo chỉ dẫn, ai cũng thấm thía phương châm học đi đôi với hành.

Mục tiêu của nhà trường là đào tạo con người hành động, vừa có kiến thức hiện đại, vừa có chuyên môn và có kĩ năng sáng tạo. Nhờ kết hợp học đi đôi với hành mà học sinh nhận rõ vai trò và vị trí của tuổi trẻ trong nền kinh tế tri thức đang diễn ra, phấn đấu vươn lên học giỏi, sớm trở thành người lao động kiểu mới, đem tài năng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nhờ thực hiện phương châm học đi đôi với hàng mà các bạn em và bản thân em học tập mỗi ngày một tiến bộ.

Giải thích câu tục ngữ Học đi đôi với hành - mẫu 6

Trong sự nghiệp xây dựng đất nước công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ngày nay, xã hội ngày một phát triển. Sự hiểu biết, trình độ khả năng chuyên môn là đòi hỏi không thể thiếu của mỗi người. Tuy nhiên nhiều bạn trẻ hiện nay quá chú trọng vào việc học lý thuyết ở trường mà đôi khi quên mất phải thực hành - một điều hết sức quan trọng. Mối quan hệ giữa học và hành một lần nữa được nhấn mạnh qua câu:

“Học đi đôi với hành”.

Học là sự hiểu biết, là vốn kiến thức của mỗi con người. Con người có học là con người biết suy nghĩ, có nhận thức, có sự hiểu biết. Hành là thực hành, thực hiện, vận dụng những lý thuyết đã học bằng việc làm thực tế. Học kết hợp với hành không phải là vừa học vừa làm. Cho giả dụ, nếu bạn vừa ngồi ăn cơm hay rửa chén vừa học bài thì thử hỏi bạn có thuộc nổi không? Sự kết hợp ta nói đến ở đây là việc thực hiện những lý thuyết đã học nhằm hiểu rõ, nắm vững những vấn đề mà phần lý thuyết đó đề cập đến để có thể vận dụng chúng một nhanh chóng, chính xác trong thực tế sau này. Như khi ta học lý thuyết môn toán Lượng giác ở trường, ta thực hành những lý thuyết đó bằng cách làm thật nhiều bài tập để có thể nắm vững những lý thuyết ấy.

Nói chung phương châm “học đi đôi với hành” là hoàn toàn chính xác. Nếu không kết hợp học với hành thì không thể đạt được hiệu suất cao trong công việc được. Bởi trong công việc cái người ta cần, quan tâm hàng đầu là sản phẩm -thành quả lao động chứ không phải là hiểu biết trên lý thuyết, một khi không đạt được chỉ tiêu đó thì dẫu cho có thành tích học tập tốt đến đâu thì ta cũng sẽ nhanh chóng bị xã hội đào thải, trở thành một kẻ thất bại đáng thương hại. Một kiến trúc sư đã tốt nghiệp ở trường đại học danh tiếng với thành tích học tập rất xuất sắc, vậy mà căn nhà do anh ta thiết kế ra lại không có chút thẩm mĩ, chất lượng ngôi nhà thì chỉ thuộc loại xoàng xoàng mà thôi. Một học sinh học tập rất tốt, điểm môn Công dân luôn cao, vậy mà khi ra đường trông thấy một bà lão ăn xin té ngã trên đường, không những không giúp đỡ mà ngược lại còn tỏ thái độ coi thường ghê tởm bà ấy, thiếu thực hành về mặt học vấn thì còn bù đắp lại chứ thiếu thực hành ở mặt đạo đức thì thật không thể chấp nhận. Một ngôi nhà không hoàn hảo thì còn có thể tạm sử dụng hoặc xây dựng lại, còn một con người có đạo đức suy thoái thì chỉ là đồ vô dụng. Một khi gạo đã nấu thành cơm, dù có chỉnh sửa nữa thì cái ác tâm trong đầu cũng chẳng thể nào mất đi được chỉ có nước đầu thai kiếp khác mới có thể sống tốt được, nếu không thì chỉ có thể làm hại người, xấu hổ đất nước mà thôi. Những ví dụ trên đã cho ta thấy phần nào tác hại của việc học không đi đôi với hành. Ngược lại, nếu bạn kết hợp tốt học với hành thì bạn sẽ đạt được nhiều thành tựu.

Không phải chỉ trong thời đại ngày nay mới cần phải kết hợp học với hành. Từ ngàn xưa, phương châm học kết hợp với hành đã được áp dụng không ít. Tuy nhiên, kiến thức của nhân loại vô cùng phong phú, khoa học kĩ thuật ngày càng cao, nếu không học tập sẽ bị lạc hậu, không phù hợp với những cái mới lạ của thế giới. Mà muốn đạt kết quả cao nhất trong việc học, sự kết giữa hợp học với hành là điều không thể thiếu. Trong thời đại ngày nay, xã hội ngày một phát triển, đất nước ngày một hội nhập với thế giới, phương châm kết hợp học với hành trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Là người học sinh, trong thời gian học tập ở nhà trường, chúng ta cần phải chăm chỉ học tập kết hợp đi đôi với hành. Học bao gồm cả văn hoá, chữ nghĩa và kinh nghiệm của cuộc sống để nâng cao trình độ văn hoá, tiếp thu khoa học và công nghệ hiện đại nâng cao về nhận thức, về chính trị xã hội. Tích cực lao động cần cù sáng tạo. Sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. Và sau này, khi bước vào đời thì phải tiếp tục nâng cao trình độ hiểu biết, nâng cao chuyên môn để làm việc có hiệu quả hơn.

Tóm lại, câu phương châm trên nêu rõ tầm quan trọng của sự kết hợp giữa học và hành. Thực hiện phương châm này đúng cách ta sẽ đạt hiệu quả cao trong học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp sao này, đồng thời góp phần tích cực vào việc xây dựng một đất nước phồn vinh tiến bộ.

Giải thích câu tục ngữ Học đi đôi với hành - mẫu 7

Trong cuộc sống, mỗi con người chúng ta đều phải học tập để phát triển, hoàn thiện bản thân. Bàn về vấn đề học tập này, từ xa xưa, ông cha ta có câu: Học đi đôi với hành. Đây là một câu tục ngữ răn dạy con người ta bài học trong cuộc sống.

Trước hết, ta phải có những hiểu biết về câu nói. Vậy học là gì? Hành là gì?. Học là hoạt động tiếp thu tri thức bằng việc lắng nghe sự truyền thụ của người có kinh nghiệm hơn. Đó là quá trình con người ta học hỏi những điều mới mẻ và có ích như các kiến thức về khoa học kĩ thuật, đời sống xã hội và các lĩnh vực khác tùy vào định hướng và nhu cầu phát triển của mỗi người. Hành là thực hành, là vận dụng những tri thức, kiến thức ta đã học vào một tình huống thực tế trong cuộc sống. Như việc ta học về các loài cây để áp dụng vào việc trồng trọt trong cuộc sống, học về công nghệ để có thể thông thạo sử dụng máy tính,..

Vậy vì sao người ta nói rằng:" học đi đôi với hành". Vì mục đích của việc học là chiếm lĩnh tri thức, nâng cao nhận thức, làm chủ cuộc đời của chính mình để thành công trong cuộc sống. Còn "hành" là việc vận dụng tri thức ấy trong cuộc sống thực tế, để giải quyết những vấn đề nan giải. Bên cạnh đó hành còn khiến chúng ta không quên đi những kiến thức đã học trong một quá trình dài. Việc học và hành luôn "đi đôi" với nhau, bồi đắp cho nhau tức mỗi người chúng ta phải học để làm việc cho thật tốt. Nếu chúng ta chỉ học mà không làm thì những kiến thức ấy chỉ có ý nghĩa là lý thuyết, sáo rỗng. Việc học tập suốt một thời gian dài sẽ trở nên uổng phí công sức, tốn kém tiền bạc. Ta không thể có được nhận thức tốt về xã hội, còn người và ứng xử. Còn nếu chúng ta thực hành mà không có học, thì trong quá trình làm việc rất khó khăn, nan giải khó có thể thành công nếu không có sự hiểu biết và sự chuẩn bị về mặt kiến thức. Tuy nhiên trong cuộc sống, không phải ai cũng có điều kiện đi học, họ thường làm những công việc chân tay, đơn giản không cần đến những lí thuyết hay kiến thức nhưng sẽ có những hạn chế nhất định. Khi xã hội phát triển, đời sống nâng cao thì những công việc trở nên lạc hậu, không theo kịp thời đại và hao tổn quá nhiều sức lực của người làm việc. Nếu muốn thành công và đạt được thành quả tốt như mình mong muốn thì ta phải kết hợp giữa học và hành, giữa lí thuyết và bài tập thực hành rèn luyện kĩ năng. Chính vì vậy học và hành luôn đi đôi với nhau, chúng có một mối quan hệ gắn kết chặt chẽ được đúc kết từ ngàn đời nay.

Học và hành quả thật là hai chuyện không hề đơn giản như nói suông. Nó đòi hỏi sự nỗ lực nhất định của con người. Cố gắng học hỏi những điều mới mẻ, những kiến thức được truyền thụ từ những thế hệ đi trước không bao giờ là thừa thãi. Nói vậy nhưng không có nghĩa là ta mãi đi theo bước chân của tiền bối, sao chép những kiến thức của họ mà trong học tập luôn phải có sự sáng tạo. Chính điều đó khiến ta hoàn thiện nhận thức, chuyên sâu hơn trong những lĩnh vực mà ta đang tiếp cận. Ngoài việc học hỏi thì con người ta phải sử dụng những kiến thức ấy để áp dụng trong những tình huống thực tế. Ta có thể sử dụng những kĩ năng giao tiếp học được để đối thoại với những người xung quanh, thấu hiểu và sẻ chia với họ. Và khi những học sinh vừa được nghe giảng về tác phẩm trung đại, hãy áp dụng nó để làm các bài tập liên quan có lẽ điều đó sẽ giúp học sinh thành thạo hơn về kĩ năng viết văn và nhớ được các kiến thức đã học. Trong thực tế ta có thể kết hợp học và hành để tiến hành dưới nhiều hình thức, trong nhiều lĩnh vực sao cho phương châm ấy mang lại hiệu quả tốt nhất.

Bên cạnh những người đã thành thạo phương châm sống này thì vẫn còn nhiều người mắc phải những sai lầm trong quá trình tích lũy tri thức. Có thể họ học cho có, học để cầu danh lợi chứ không thực sự học đúng nghĩa. Còn có người họ không học mà luôn nghĩ thực tế sẽ dạy họ những bài học tốt hơn khi ngồi trên ghế nhà trường. Nhưng có lẽ, bạn sẽ phải trả giá đắt, vấp phải những vấn đề nan giải khó có thể giải quyết nếu thiếu hiểu biết.

Như vậy Học đi đôi với hành là châm ngôn sống, là kim chỉ nam định hướng cho chúng ta trong biển đời mênh mông đầy sóng gió bão bùng.

Giải thích câu tục ngữ Học đi đôi với hành - mẫu 8

“Học đi đôi với hành” là lời của người xưa đúc kết nhưng vẫn còn là bài học lớn của hôm nay và mai sau dành cho những ai thực sự cầu tiến bộ.

Học tập là công việc suốt đời đối với mỗi một con người. Lê-nin từng nói: "Học, học nữa, học mãi". Nhưng phải học như thế nào cho đúng? Dân gian ta đã từng nhắc nhở: "Học đi đôi với hành". Chúng ta cần hiểu như thế nào về phương pháp học này?

Học là quá trình chúng ta tiếp thu kiến thức của nhân loại. Nội dung học là các kiến thức nhân loại được chọn lọc (được phân loại thành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) cùng với đó là các kĩ năng, kĩ xảo tương ứng. Quá trình này nhằm đến một cái đích là làm phong phú những hiểu biết của con người, giúp phát triển vẹn toàn nhân cách và đặc biệt việc học trang bị cho mỗi chúng ta những kiến thức, những kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp để từ đó tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội đem đến lợi ích cho bản thân, cho gia đình và cho đất nước. Như vậy, “học” ở đây được hiểu là gắn với vấn đề lí thuyết. Người học giỏi thường được hiểu là người nắm được nhiều nội dung lí thuyết.

Bên cạnh đó, "hành" là thực hành, là quá trình vận dụng kiến thức vào cuộc sống, là đem những cái đã học được vào thực tế để kiểm tra độ đúng sai hay để làm sinh động nó. “Hành” có nhiều cấp độ: bắt chước người khác làm, làm lại theo những gì còn lưu trong trí nhớ, sáng tạo những cách thức hoạt động mới,... "Hành" được đến đâu, điều đó còn tùy thuộc vào tri thức mà bạn học được phong phú sinh động và sâu sắc đến bao nhiêu.

Trong việc học hàng ngày, tại sao lại cần “Học đi đôi với hành”? Vì chúng là hai mặt thống nhất với nhau, bổ sung cho nhau.

Như ta đã biết, nếu chỉ biết học lý thuyết mà không hề biết đến thực hành thì những lý thuyết ta học cũng chỉ là những tri thức chết, chúng không có tác dụng đối với đời sống. Đó là trường hợp nhiều học sinh Việt Nam đi thi học sinh giỏi quốc tế các môn khoa học tự nhiên. Chúng ta làm lí thuyết rất xuất sắc, thậm chí đạt điểm tuyệt đối. Nhưng khi thực hành, trong khi bạn bè các nước làm rất tốt thì chúng ta loay hoay hàng giờ, thậm chí phải bỏ cuộc. Đó cũng là trường hợp nhiều học sinh, sinh viên đạt kết quả học tập rất cao nhưng hoàn toàn không có kĩ năng sống thực tế. Họ không biết ứng xử sao cho hợp hoàn cảnh giao tiếp, không nấu được một bữa cơm, không tự viết được một lá đơn xin việc,... học như vậy chỉ phí phạm thời gian, công sức tiền bạc bởi thực tế học như vậy để làm gì nếu không thể ứng dụng vào đời sống? Như vậy, chúng ta không chỉ học lý thuyết mà còn phải biết áp dụng những lý thuyết đó phục vụ thực tế.

Mặt khác, có lúc những lý thuyết chúng ta đã được học khi đưa vào thực hành lại gặp phải rất nhiều khó khăn. Vì vậy, chúng ta phải biết kết hợp vừa học lý thuyết và thực hành nhuần nhuyễn những điều đã học. Có như vậy, thì những kiến thức chúng ta được học sẽ trở nên sâu hơn, giúp chúng ta nắm vững nguồn tri thức. Nếu chỉ học mà không thực hành thì tất cả cũng chỉ là lý thuyết. Chính vì vậy, học phải đi liền với thực hành, có như vậy ta mới có thể đem hết những gì đã học cống hiến phục vụ cho đất nước.

“Học đi đôi với hành” là lời của người xưa đúc kết nhưng vẫn còn là bài học lớn của hôm nay và mai sau dành cho những ai thực sự cầu tiến bộ.

Giải thích câu tục ngữ Học đi đôi với hành - mẫu 9

“ Trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. Ngày nay với đà phát triển của xã hội, quan niệm lí thuyết và thực hành được hiểu khác hơn. học và hành lúc nào cũng đi đôi, không thể tách rời nhau. điều đó cũng đã được chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định.

“Học với hành phải đi đôi. học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy.”

Lời dạy của Bác có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc học của chúng ta ngày nay.

Vậy học và hành có quan hệ như thế nào ? trước hết ta cần hiểu :học là tiếp thu kiến thức đã được tích lũy trong sách vở, là nắm vững lí luận đã được đúc kết trong các bộ môn khoa học, đồng thời tiếp nhận những kinh nghiệm của cha anh đi trước . học là trau dồi kiến thức, mở mang trí tuệ , từng lúc cập nhật hóa sự hiểu biết của mình, không để tụt lùi, lạc hậu. học là tìm hiểu , khám phá những tri thức của loài người nhằm chinh phục thiên nhiên, chinh phục vũ trụ. học thuộc khía cạnh của lí thuyết , lí luận . còn hành nghĩa là làm, là thực hành , là ứng dụng kiến thức , lí thuyết cho thực tiễn đời sống . cho nên học và hành có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. học và hành là hai mặt của một quá trình thống nhất, nó không thể tách rời mà phải luôn gắn chặt với nhau làm một . hiểu được mối quan hệ đó là do Bác đã rút ra kinh nghiệm trong việc học tập và vận dụng lí luận cách mạng .

Ta cần hiểu rõ “hành” vừa là mục đích vừa là phương pháp học tập. một khi đã nắm vững kiến thức, đã tiếp thu lí thuyết mà ta không vận dụng vào thực tiễn, thì học chẳng để làm gì cả. “học mà không hành thì vô ích “. học mà không hành được là do học không thấu đáo hoặc thiếu môi trường hoạt động. trong cuộc sống không thiếu những kẻ lúc đi học không chuyên chú nên lúc ra đời không làm gì được , bị mọi người khinh chê . ngược lại nếu hành mà không có lí luận chỉ đạo, lí thuyết soi sáng và kinh nghiệm đã được đúc kết dẫn dắt thì việc ứng dụng vào thực tiễn sẽ lúng túng khi gặp khó khăn trở ngại , thậm chí có khi sai lầm nữa . “hành” mà không như thế rõ ràng là “không trôi chảy” . đã có không ít trường hợp vô tình trở thành người phá hoại chie vì người đó “ hành “ mà không “học”.

Xác định được tầm quan trọng của việc học cũng chưa đủ , ta cần phải hiểu học cái gì và học như thế nào? học ở đây không chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường , không phải chỉ có kiến thức do thầy cô truyền thụ. Còn có rất nhiều điều hay mới lạ trong cuộc sống mà ta cần phải học , sự học rất mênh mông bao la , không có giới hạn cho nên ta phải học tập không ngừng. ở lứa tuổi nào cũng phải học – học ở nhà trường gia đình, xã hội , học thầy , học bạn , học ở mọi nơi mọi chốn “ đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

Hơn thế là học sinh ta cần phải có ý thức đứng đắn trong việc học, phải có thái độ học tập nghiêm túc , không học qua loa chiếu lệ, vừa học vừa chơi. Vào lớp phải chú ý nghe thầy cô giảng bài, ghi chép bài đầy đủ, về nhà phải học bài cũ, phải nghiên cứu bài mới , làm bài tập đầy đủ, không học theo kiểu học vẹt, học lí thuyết suông mà phải kết hợp lí thuyết thực hành. phải biết vận dụng sáng tạo những kiến thức thầy cô truyền thụ vào bài tập thực hành . có như vậy hiệu quả học tập mới được nâng cao.

Ngày nay, lời dạy của Hồ Chủ tịch ngày càng được khẳng định tác dụng của nó trong thực tế . học đi đôi với hành đã trở thành nguyên lí phương châm giáo dục của nhà nước đồng thời cũng là phương pháp học tập của mỗi chúng ta. thấm thía lời dạy của Người , em càng có ý thức học trong việc học tập của mình . em sẽ cố gắng thực hiện phương pháp “học” phải “hành” để việc học tập của em ngày càng tiến bộ hơn.

Giải thích câu tục ngữ Học đi đôi với hành - mẫu 10

Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại từng chỉ rõ để đào tạo được những con người vừa tài vừa đức cho đất nước thì không có cách nào hữu hiệu hơn phương châm “Học đi đôi với hành”. Bác cũng nhấn mạnh: “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Thiết nghĩ phương châm và quan điểm ấy đều mang tính thời đại, đặc biệt phù hợp với nền giáo dục Việt Nam, khi chúng ta còn quá chú trọng lý thuyết mà xem nhẹ thực hành.

Học là một quá trình lĩnh hội, tiếp thu kiến thức một cách tích cực, chủ động từ nhiều nguồn khác nhau như sách vở, người hướng dẫn, bạn bè, cha mẹ,... Những kiến thức ấy không chỉ là những lý thuyết có trong sách giáo khoa mà còn là những giá trị văn hóa, đạo đức của xã hội. Con người học nhằm mục đích trau dồi trí tuệ, phát triển và hoàn thiện bản thân mình để cống hiến cho xã hội, đất nước. Song song với quá trình học là quá trình “hành”, hiểu một cách đơn giản đó là quá trình đưa lý thuyết vào với thực tiễn, là hành động cụ thể có chủ đích, nhằm kiểm tra, xác nhận và tạo ra kết quả từ những lý thuyết đã học. Ví dụ như việc bạn đọc sách dạy nấu ăn và bạn phải nấu để kiểm tra xem sách dạy có thực sự giúp bạn nấu ngon hơn không, còn món ăn mà bạn làm ra đó chính là thành quả đạt được sau khi kết hợp học và hành. Thực hành không phải là quá trình chỉ cần làm làm một lần duy nhất mà đó là một quá trình lặp lại, đến độ thuần thục thì khi đó mới thực sự là đưa lý thuyết vào thực tiễn thành công. Món ăn bạn mới học được, lần đầu bạn nấu hơi mặn, lần sau lại hơi nhạt, nhưng bạn nấu đến lần thứ 10 thì chắc chắn phải vừa, nếu không thì hẳn là lưỡi bạn đã có vấn đề.

Về phương châm “Học phải đi đôi với hành”, đó là một phương châm đúng đắn trong mọi sự học hành. Chúng ta đừng nên chống chế rằng các nhân sĩ thời phong kiến học chỉ học thuộc vài chục cuốn kinh thư là đã đỗ đạt làm quan rồi nổi danh một thời. Nay đã là thế kỷ 21, con người phải bao gồm cả đức và tài, đặc biệt là đương thời buổi hội nhập, chúng ta cần phải có những bước tiến vượt bậc, những bước đường tắt thì mới mong rút ngắn được khoảng cách tụt hậu trăm năm. Thế nên không còn cách nào khác là học và hành phải đi đôi với nhau, chúng ta vừa học vừa làm luôn, sai đâu sửa đó để rút ngắn thời gian kiểm chứng, để nhanh tạo ra những thành tựu nổi bật. Chẳng vậy mà, ở những trường đại học, cao đẳng, hay trường dạy nghề, họ thường bố trí học lý thuyết và thực hành song song. Sinh viên y sáng học lý thuyết về nhóm máu, chiều đã bước lên phòng thí nghiệm tự chích máu của mình ra làm thí nghiệm luôn. Quả thực phải như vậy thì mới nhớ lâu, hiểu kỹ được. Hay như Debra Luffer có một câu nói rất kinh điển: “Có những ý nghĩ có thể mãi mãi chỉ nằm trên giấy, nhưng những ý tưởng khác thì luôn có một con đường dẫn thẳng vào trong các nang, các chai ngành dược”. Vậy sự chênh lệch ấy là ở đâu, khi mà mọi ý tưởng đều có một cơ hội như nhau, đó chính là sự thực hành của con người, thành công hay thất bại đều chỉ nằm trong một hành động làm hay không mà thôi. Lại lấy một ví dụ khác, người nghệ sĩ nắm rất rõ phương thức gảy đàn, nhưng chưa một lần sờ vào dây đàn thì đó không phải là một nghệ sĩ chân chính, bởi họ không tạo cho đời một khúc nhạc êm ái. Cũng tương tự như bạn học tiếng Anh mỗi ngày nhưng chưa bao giờ dám bắt chuyện với một người nước ngoài hay đơn giản là trốn tránh cả những tiết luyện nghe nói. Điều ấy cho thấy rằng lý thuyết của các bạn là lý thuyết chết, chỉ có thực hành mới tiếp cho chúng sự sống để khiến chúng tồn tại và phát triển. Có điều mà mọi người ít khi nghĩ đến, đó chính là lý thuyết cho chúng ta hiểu biết 1 phần thì thực hành làm được gấp 10 lần như thế, đó là những bài học kinh nghiệm mà chẳng lý thuyết nào viết ra cho bạn, trừ khi bản thân bạn tự trải nghiệm và lưu giữ.

Tuy vậy, ngày nay lại có một bộ phận không nhỏ những người học kiểu đối phó, học cho có, đến kỳ thi thì đi sưu tập đề thi năm ngoái hoặc có người thì đọc thuộc cả sách, trong khi chỉ cần túm đại một chỗ hỏi lại là đã vật vã, hoang mang vì không giải thích được. Đó là thói học vẹt, học tủ vô cùng nguy hại, rồi mai đây đất nước chỉ toàn mọt sách, toàn những cái đầu lười tư duy, lười hành động, não chỉ có nhiệm vụ ghi nhớ và không hơn. Chưa kể có người học chỉ vì thăng quan, tiến chức chứ chẳng phải vì trau dồi kiến thức, thế nên mới có cảnh 50 ngàn, 30 ngàn một buổi học hộ, học thuê. Riết rồi nghĩ cái người học hộ bỏ ra vài tiếng kiếm mấy chục ngàn rẻ mạt, còn người thuê thì chẳng cần học cũng không cần hành luôn. Ôi từ khi nào cái sự học nó lại lạ thế!

Tôi từng có nghe câu chuyện học sinh hỏi người hướng dẫn cách thực tập, người hướng dẫn lấy cuốn sách hướng dẫn mò mẫm cả buổi mà vẫn chẳng nghĩ ra cách, đây là lỗi của việc lười thực hành. Thế nên hãy ghi nhớ, học phải có hành, học mà không hành chẳng khác nào không học, học như vậy vừa tốn thời gian, vừa vô nghĩa. Có câu nói thì hay mà làm thì dở, chính là một câu phê phán sâu sắc cho thói quen học mà lười thực hành ấy, bởi có bao giờ làm đâu mà hay cho được.

“Học đi đôi với hành” là một phương châm chuẩn xác, là kim chỉ nam cho ngành giáo dục của Việt Nam ta, để tạo ra thế hệ thanh niên giỏi toàn diện, vừa chắc lý thuyết lại vừa giỏi làm, tiết kiệm được nhiều kinh phí trong việc đào tạo lại. Riêng thế hệ học sinh chúng ta lại càng cần phải nắm chắc phương châm trên, học viết thì phải luyện viết, học võ thì phải luyện quyền, học toán thì phải xông pha đi giải bài tập. Có thế lý thuyết mới không là lý thuyết suông mà lý thuyết đã phối hợp thật ăn ý với thực hành cho ra những kết quả tốt đẹp.

Giải thích câu tục ngữ Học đi đôi với hành - mẫu 11

Học tập là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi con người, nhưng đôi khi người ta quên hiểu rõ ràng và đầy đủ rằng, học tập không phải đơn thuần chỉ là lĩnh hội các tri thức mang tính lí thuyết mà còn là sự vận dụng, ứng dụng những lí thuyết vào thực tế. Đó là lí do vì sao chúng tôi muốn giải thích và làm rõ câu tục ngữ : “Học đi đôi với hành”.

    Trước hết, “học” mà câu tục ngữ đề cập chính là việc tiếp nhận những kiến thức trên lớp, chính xác hơn thì đó là tiếp nhận lí thuyết. Còn “hành” chính là vận dụng, ứng dụng những lí thuyết vào thực tế cuộc sống. “Đi đôi” có nghĩa là luôn song hành với nhau, không thể nào tách rời. Toàn bộ câu tục ngữ có thể hiểu chính là, việc ta tiếp nhận kiến thức hay lí thuyết sẽ luôn phải đi cùng với việc ứng dụng, vận dụng những điều đó trong thực tế cuộc sống của chúng ta, như vậy mới có ý nghĩa.

    Vậy tại sao “học” phải “đi đôi với hành”? Nếu con người chỉ “học” không “hành” hay chỉ “hành” không “học” thì có được không? Lí giải điều này sẽ giúp ta hiểu sâu sắc ý nghĩa câu tục ngữ. Nếu như “học” không “hành”, chúng ta có thể sẽ rất giỏi lí thuyết, thế nhưng kiến thức lí thuyết sâu rộng cũng sẽ trở nên vô ích khi nó không giúp gì cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn. Vậy chúng ta sẽ “hành” để giúp ích cho cuộc sống, nhưng nên hiểu nếu “hành” mà không có lí thuyết chỉ đường, chúng ta biết bắt đầu từ đâu, biết “hành” như thế nào? “Hành” mà không “học”, con người chắc chắn sẽ thất bại. Tóm lại, “học đi đôi với hành” là một chân lí, học định hướng, giúp cho việc vận dụng có hiệu quả và ngược lại, việc vận dụng sẽ làm cho lí thuyết được học trở nên có ý nghĩa, đồng thời quay lại kiểm nghiệm tính đúng đắn của lí thuyết.

    Chúng ta nhìn thấy rất nhiều người thành công là kết quả của việc vận dụng hợp lí và linh hoạt giữa lí thuyết và ứng dụng. Nhiều bạn trẻ có thể học không quá xuất chúng, nhưng ngoài học, các bạn còn hiểu tầm quan trong của ứng dụng nên tích cực học hỏi từ thực tế, trải nghiệm cuộc sống lấy kinh nghiệm ngoài sách vở, sinh viên sư phạm đi gia sư, làm thêm trong các trung tâm nên ra trường dễ dàng tìm được một công việc như ý muốn. Ngược lại, có những sinh viên xuất sắc, tốt nghiệp loại giỏi nhưng do chỉ có kiến thức lí thuyết, thiếu kinh nghiệm thực tế nên vẫn thất nghiệp. Những sinh viên chỉ mải tìm việc làm từ thực tế để tăng thu nhập mà không chú tâm rèn luyện lí thuyết để vận dụng đúng cũng thất bại trong việc tìm kiếm cơ hội việc làm tốt cho mình. Đó alf minh chứng cho sự đúng đắn của câu tục ngữ.

    Vậy làm sao để chúng ta làm tốt được cả “học” và “hành”? Thiết nghĩ, một người cần hiểu rõ ràng mục đích và tầm quan trong của “học” đối với “hành” và ngược lại. Nhận thức đúng đắn điều này để chúng ta có sự cân bằng giữa hai yếu tố. Trong học tập lí thuyết trên lớp, cần cố gắng trau dồi lắng nghe, tuy nhiên cần cố gắng vận dụng những gì chúng ta đã học trong cuộc sống để giải quyết vấn đề, cần hiểu việc vận dụng phải linh hoạt và sáng tạo mới có hiệu quả tốt nhất.

    “Học đi đôi với hành”, câu tục ngữ từ rất xa xưa nhưng đã thể hiện nhận thức đúng đắn từ rất sớm của ông cha ta về mối quan hệ giữa học và hành. Mỗi học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường hãy luôn tâm niệm câu tục ngữ như một kim chỉ nam cho bản thân mình để học tập và ứng dụng một cách hiệu quả.

Giải thích câu tục ngữ Học đi đôi với hành - mẫu 12

Kiến thức là vô tận, không bao giờ có thể nói ta đã biết hết, ta đã biết rồi…Hôm nay ta làm được cái này, thì ngày mai ta đã lạc hậu với cái mới hơn. Kiến thức của nhân loại là một đại dương mênh mông không đáy, không ngừng thay đổi, biến động theo thời gian. Học tập tiếp thu kiến thức đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của mỗi người. Học tập những kiến thức vô tận trong sách vở, bài giảng lý thuyết trên học đường và vận dụng vào cuộc sống thực tế đúng như câu Bác Hồ đã chia sẻ. “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Phương châm đó sống mãi và giữ nguyên giá trị trong mọi thời đại.

Học tập luôn là chặng đường đầy khó khăn thử thách đối với các bạn học sinh nói riêng và tất cả chúng ta nói chung, khi xã hội ngày càng hiện đại nhu cầu ngày càng tăng cao, việc học tập lý thuyết trên trường chưa thể đáp ứng đầy đủ để phát triển bản thân ở nhiều lĩnh vực. Học thôi chưa thể hoàn thiện, học phải đi đôi với thực hành, vận dụng lý thuyết để áp dụng vào mọi tình huống mọi vấn đề diễn ra trong thực tế. Nhưng ngày nay có một số bạn vẫn chưa hiểu hết ý nghĩ của việc học là gì ? hành là gì? để có ý thức rèn luyện trau dồi kiến thức bản thân.

Học là học, trau dồi kiến thức từ sách vở, học về kỹ năng mềm trong cuộc sống, hiểu biết và tự nhận thức được tầm quan trọng của việc học trong giới trẻ đặc biệt là lứa tuổi học sinh, sinh viên. Luôn nêu cao tinh thần tự giác trong tiếp thu lĩnh hội những kiến thức nền tảng được học tập từ nhà trường. Học tập là vô hạn và không có điểm dừng học liên tục xuyên suốt trong cuộc đời đúng như câu “học nữa học mãi”, học diễn ra mọi lúc mọi nơi, áp dụng kiến thức vào mọi vấn đề mọi hoàn cảnh trong cuộc sống, học để mở mang tầm hiểu biết.

Các bạn biết đó chỉ học thôi là chưa đủ, học nhưng phải biết áp dụng cái được học, những vốn kiến thức mình tích lũy được vận dụng vào thực tế, và có thể chủ động giải quyết mọi tình huống, mọi vấn đề một cách hiệu quả nhất. Việc vận dụng cũng không dễ dàng nếu không được học về kiến thức nền tảng đó. Tất cả những điều đó khái quát lên khái niệm từ hành trong câu học đi đôi với hành. Hành là hành động thực hành là quá trình vận dụng, áp dụng mọi kiến thức bản thân có sẵn hay học hỏi, tiếp thu, kinh nghiệm quá trình các bạn làm đi làm lại, thực hành lại những gì đã cũ bằng những hành động cụ thể và đem lại kết quả thực tế. Hành còn hiểu là đưa lý thuyết thực tế vào thực hành, thí nghiệm một cách khoa học nhằm đưa ra những kết luận chính xác nhất. Thực hành là quan trọng và cần thiết trong bất kỳ lĩnh vực nào trong cuộc sống, hành là hoạt động giúp kiểm chứng lại kiến thức thực tế có đúng không, thực hành theo những gì lý thuyết ghi, vận dụng lý thuyết vào thực hành để đánh giá kết quả có giống như lý thuyết khẳng định không. Học phải đi đôi với hành vì không chỉ học lý thuyết suông mà không biết cách vận dụng, áp dụng chúng vào thực tế thì cũng vô ích.

Học đi đôi với hành qua từ “đi đôi” chúng ta cũng đủ hiểu được mối quan hệ gắn bó mật thiết và có sự bổ sung cho nhau. Học tập giúp ta có sự chuẩn bị vững chắc, có nền tảng kiến thức lý thuyết chắc chắn và được tích lũy theo thời gian. Thực hành là vận dụng những vốn kiến thức đó để tạo ra những giá trị cụ thể, thực tế trong công cuộc nghiên cứu. Hành được xem là sự đánh giá là kết quả của việc học tập mang lại có thực sự hiệu quả hay không. Muốn thực hành tốt đạt kết quả cao thì trước tiên phải có vốn kiến thức cơ bản, kiến thức nền vững chắc. Khi con người chỉ biết học lý thuyết mà không biết áp dụng vào công việc thực tế thì trở nên vô nghĩa mà thôi. Con đường dẫn đến sự thành công nhanh nhất đến với ai khi biết vận dụng những kiến thức lý thuyết được học trên sách vở hoặc trên giảng đường vào công việc thực tế hằng ngày.

Đúng vậy, người xưa có câu “học đi đôi với hành” đã được xem là phương pháp học vô cùng hiệu quả và được giữ gìn và lưu truyền từ xưa cho đến hôm nay. Điển hình là việc áp những tấm biển đồ địa lý trong việc tìm ranh giới địa bàn căn cứ mà quân địch phục kích, ta biết lựa chọn điểm căn cứ an toàn cho dân tộc để hỗ trợ công cuộc kháng chiến. Học và hành không thể tách riêng ra được. Bởi lẽ nếu tách riêng ra thì giữa học và hành sẽ rời rạc, không liên quan với nhau. Học hành phải đi đôi để hỗ trợ bổ sung cho nhau và không thể tách rời.

Liên hệ với thực tế ngày nay nếu giả sử các em học sinh chỉ biết học và học làm sao để có thể học và tiếp thu hết kiến thức mà thầy cô giảng và học tủ học lệch, học đối phó để đạt điểm cao, học bởi sự ép buộc bởi thầy cô phụ huynh, thực sự không hiểu bản chất và không biết học để nhằm mục đích gì, áp dụng gì cho cuộc sống sau này. Các em chỉ biết học lý thuyết suông trên sách vở mà quên đi cái tầm quan trọng của việc thực hành và vận dụng những kiến thức nền tảng đó để giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống. Khi chúng ta tiếp thu, lĩnh hội kiến thức nền từ lý thuyết tốt, am hiểu chuyên sâu, đứng trước mọi vấn đề lý thuyết là thực hiện tốt nhưng khi thực hành có những tình huống phát sinh khó hơn, chúng ta sẽ dễ bị lúng túng thụ động và không đủ tự tin để đưa ra giải pháp hiệu quả. Vì vậy, khẳng định một lần nữa học phải đi đôi với hành động, học mà không hành là vô ích.

Ngược lại, nếu chúng ta biết vận dụng thực hành tốt nhưng kiến thức lý thuyết nền tảng không có, bạn học tập qua loa, không nghiêm túc thì đem lại hiệu quả sẽ không cao được. Chẳng hạn khi đứng trước tình huống khó mà muốn hành động ngay thì khi đó kiến thức về vấn đề mông lung, thiếu tự tin và việc bạn thực hành không tốt sẽ khiến người khác đánh giá không cao về năng lực của bản thân bạn. Chính vì vậy ngay từ bây giờ hãy tự tạo cho mình thói quen không ngừng tìm tòi, học hỏi từ mọi người xung quanh để học và hành luông bổ sung hỗ trợ cho nhau.

Đặc biệt, trong xã hội không ngừng phát triển, đòi hỏi về kiến thức và kỹ năng phải được nâng cao nên học đi đôi với hành là cần thiết để rèn luyện những kỹ năng mà học sinh nói riêng và toàn thế hệ trẻ cần có để hoàn thiện năng lực bản thân tốt hơn.

Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương học đi đôi với hành như Bác Hồ, thời gian xuất ngoại Bác tự kiếm sống, tự học nhiều ngôn ngữ và thông thạo nhiều thứ tiếng khác nhau. Học đi đôi với hành không chỉ trong trường lớp mà còn trong cuộc sống. Những kiến thức tự học trong cuộc sống hãy vận dụng thuần thục để đạt được thành công. Câu chuyện sau đây là một tấm gương tiêu biểu về bác kỹ sư kể lại thời chiến. Năm 1973 sau Ký kết Hiệp định Pari, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đi thăm cảm ơn các nước xã hội chủ nghĩa, có gặp sinh viên ở trường và nói răng: “trường đại học dạy các cháu kiến thức và phương pháp tiếp cận công việc, còn để ra trường, muốn trở thành người kỹ sư giỏi các cháu phải học nhiều ở thực tế, học ở những người đi trước”

Thủ Tướng nói rất đúng, các bạn sinh viên ra trường hỏi giỏi đến đâu cũng phải mất một vài năm mới có thể vào việc được, những kiến thức học trong trường không hoàn toàn như sự việc diễn ra trong cuộc sống, trong trường không dạy các bạn cách viết công văn, không dạy các bạn bóc tách tiên lượng, không dạy các bạn cách vận dụng quy phạm…Chưa nói là kiến thức nhà trường của ta dạy chạy nhiều, thiếu giáo trình, giáo trình cổ, thiếu thiết bị thí nghiệm, tốn quá nhiều vào những môn không liên quan đến nghề nghiệp. ở các trường đại học nước ngoài người ta không dạy lịch sử, không dạy chủ nghĩa này nọ… không dạy ngoại ngữ không dạy tin học văn phòng, những thứ đó sinh viên phải tự học để có kiến thức mà học chuyên môn. Cho nên chất lượng của sinh viên ra trường rất cao.

Năm 1975 khi bác kỹ sư năm đó ra trường về công tác ở ngành điện, gặp ca quá khó: lắp đặt máy biến áp 110 kv của Liên Xô ở Ba Vì Sơn Tây, khi thí nghiệm thân máy xác định là các cuộn dây không đạt điện trở cách điện theo yêu cầu. Tất cả lãnh đạo trông chờ những kỹ sư trẻ như bác, sinh viên lục tung các sách vở đã học, không có lấy trang nào dạy cách xử lý. Rất may bác tìm gặp 2 anh kỹ sư Như và Hiển khóa I và khóa 3 Bách Khoa HN làm ở Công ty Điện Lực I để cầu cứu, các anh cho tôi mượn 1 tài liệu cẩm nang lắp đặt vận hành thiết bị điện, trong đó hướng dẫn tỷ mỷ cách lắp máy biến áp, cách sấy máy biến áp bị ẩm bằng phương pháp cảm ứng, hay ngắn mạch. Và các sinh viên đã đã thành công.

Vậy đấy, câu chuyện anh kỹ sư năm ấy muốn kể để nói lên rằng,kiến thức là mênh mông, chớ ai vỗ ngực nói ta biết hết, ta giỏi ta tài. muốn thành kỹ sư giỏi, con người phải không ngừng học hỏi, đọc nhiều tài liệu kỹ thuật, học hỏi kinh nghiệm của người đi trước để tránh vấp phải những trường hợp như chúng tôi. Nếu các bạn làm được như vậy, khi đặt bạn vào những vị trí mà không có ai giúp bạn cũng có thể vượt qua được. 

Qua các dẫn chứng tiêu biểu và những thành tựu mà người đi trước đã làm tốt vai trò của việc học và vận dụng thuần thục những kiến thức lý thuyết nền tảng được học từ thầy cô, trong sách vở và sự tìm tòi học hỏi từ mọi người. Vì thế, mỗi chúng ta phải xác định cho mình mục đích học tập đúng đắn, hiệu quả nhất. Học trở thành nhu cầu tự thân và chúng ta sẽ tìm mọi cách, mọi biện pháp, mọi cơ hội để vận dụng vào cuộc sống thực tế. Mục đích học tập đúng đắn, chúng ta mới có thể say mê học tập, học tập nghiêm túc, chăm chỉ để tiếp thu, lĩnh hội hết những nội dung kiến thức lý thuyết nền tảng, tự ý thức, tự giác hoàn thành các bài tập để củng cố, mở rộng bài học, mở rộng vốn hiểu biết. Trên cơ sở nắm chắc bài học, những kiến thức lý thuyết cơ bản chúng ta đã tích lũy từ trước rồi vận dụng vào thực tiễn cuộc sống để đạt hiệu quả công việc tốt nhất.

Kiến thức bao la, vô tận mỗi người phải tự xây dựng cho mình những phương pháp học tập sao cho hiệu quả nhất. Con người phải luôn tìm tòi học hỏi, học liên tục và học suốt đời để hướng tới sự thành công nhất định cho riêng mình. Và sự nghiệp học của con người chưa bao giờ dừng lại để tìm tòi những thứ mới, biến cuộc sống của mình trở nên tốt hơn. Thế nhưng, nếu chỉ để kiến thức nằm trên những trang giấy, đó sẽ chỉ là kiến thức chết. Chính vì thế, học phải đi đôi với hành, phải đi liền với thực tế để có thể đem hết những gì đã học cống hiến phục vụ cho đất nước.

Giải thích câu tục ngữ Học đi đôi với hành - mẫu 13

Trong xã hội, có những người cho rằng học tập để tích lũy thêm nhiều kiến thức mới là quan trọng nhất và cũng dễ dàng đi đến thành công hơn so với những con đường khác, cho nên ngày ngày họ ngoài học cũng chỉ có học và chỉ biết chăm chăm vào các điểm số trên trường hoặc bằng cấp loại gì mà thôi. Ngược lại, cũng có những người cho rằng học tập là vô ích, tốn thời gian và tiền bạc, điểm số cũng chỉ đánh giá được một mặt là ai học thuộc được nhiều nội dung hơn mà thôi và chỉ có đi làm, đi thực hành ngay và luôn thì mới có kinh nghiệm, mới có thể kiếm được tiền để trang trải cuộc sống. Vậy, trong vấn đề này thì bên nào sai, bên nào đúng? Thực ra bên nào cũng có lý lẽ đúng, nhưng đồng thời cũng có suy nghĩ sai lệch. Để có được thành công, chúng ta không thể chỉ áp dụng duy nhất một phương pháp được. Cho nên ông bà ta có đúc kết ra câu tục ngữ: “Học đi đôi với hành” để nhắc nhở mọi người rằng đây chính là phương châm chân lý vẹn toàn trong công cuộc học hành của mỗi người. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu xem câu tục ngữ này có nghĩa là gì.

“Học đi đôi với hành” mang những ý nghĩa riêng biệt khi đứng riêng và khi hòa vào một câu thì ý nghĩa của chúng được nâng lên một tầm cao mới. “Học” là học tập, học hỏi những điều mới mẻ từ cha mẹ, ông bà, mọi người xung quanh chúng ta, và tiếp thu, lĩnh hội thêm các kiến thức mới từ nhà trường, thầy cô, bạn bè. Có thể nói học tập là bản năng và là bước đầu tiên để hiểu biết về các vấn đề cần thiết hay những vấn đề xung quanh chúng ta. Học hỏi không chỉ có ở con người, mà đối với một số loài động vật thì học hỏi cũng là một khả năng có sẵn. “Hành” là thực hành, vận dụng những lý thuyết đã được học để đưa vào đời sống và lao động sản xuất, giúp chứng minh được các kiến thức và lý thuyết được học là đúng đắn. “Hành” còn là một phương pháp, một sự bổ trợ lớn cho các kiến thức được tiếp thu trở nên có ý nghĩa và trọn vẹn. Cái gì “đi đôi với” cái gì có nghĩa là luôn luôn cùng nhau, bổ trợ cho nhau, song hành với nhau trong mọi hoàn cảnh và không tách rời nhau. Đúng vậy, “học” và “hành” là hai khái niệm song song và bổ sung cho nhau, thiếu cái này không được, thiếu cái kia cũng không được và học với hành khiến cho những kiến thức ta học được càng trở nên vững chắc, giúp cho hành động của chúng ta có cơ sở khoa học hơn, sáng tạo hơn, lời nói có logic hơn, từ đó kết quả được đánh giá cũng sẽ cao hơn và cũng sẽ được mọi người công nhận. Học và hành giống như những mảnh ghép trong một bức tranh lớn vậy, nếu thiếu mất một mảnh thì bức tranh sẽ không hoàn thiện hay đầy đủ được. Nhất là trong thời đại mà công nghệ đang phát triển vượt bậc như hiện nay, chúng ta càng cần phải áp dụng câu tục ngữ này thật tốt để có thể phát triển chính mình cũng như góp thêm phần giúp cho xã hội phát triển.

Nếu chỉ có học thôi thì kiến thức sẽ rất nhanh bị lãng quên, không thể hiểu vấn đề một cách trọn vẹn hoàn chỉnh được, có nắm vững kiến thức đến đâu mà không bắt đầu thực hành thì kiến thức cũng sẽ trở nên vô nghĩa, lãng phí và nó cũng chỉ là lý thuyết suông, không thuyết phục được sự tin tưởng từ mọi người và còn có thể gây nhàm chán cho người học. Ví dụ về một kiến trúc sư xem việc học hỏi thêm kiến thức mới là quan trọng hơn việc đưa lý thuyết vào thực tiễn để thực hiện. Anh ấy có kết quả học tập khá tốt, có thể coi là có nền kiến thức vững chắc và thâm hậu, nhưng vì không áp dụng vào thực tiễn nên những lý thuyết mà anh tự mày mò, những bản thiết kế mà anh tự sáng tạo ra đều không thể thực hiện được vì nó quá thiếu thực tế. Từ đó, trừ phi anh có thể chứng minh cho mọi người thấy được kết quả hoặc bổ sung thêm kinh nghiệm trong thực tiễn, nếu không thì cũng sẽ không ai dám nhận bản thiết kế của anh ấy hết.

Còn muốn “hành” mà không có kiến thức thì sẽ không biết nên bắt đầu từ đâu, bắt đầu từ giai đoạn nào và dễ khiến cho người thực hành trở nên rối loạn và việc thực hành vội vàng đó sẽ có lỗ hổng, không được thuận lợi, trôi chảy hay là có được một kết quả tốt vì thiếu hụt kiến thức. Một người làm vườn, vì không học tập thêm nhiều kiến thức nên khi trồng cây đã khiến cho một hạt giống tốt không thể phát triển tốt, chữa một chậu cây sống thành chậu cây chết, không biết cây nào cần ánh nắng mặt trời nhiều, cây nào cần bóng râm, không biết lượng nước cần thiết của từng cây. Cuối cùng anh ta bị đuổi việc vì không thể làm tròn trách nhiệm chăm sóc cây và làm cho cả khu vườn trở nên lộn xộn.

Cho nên, vừa học vừa hành có thể giúp cho chúng ta nhớ lâu hơn, có hứng thú hơn với những gì đang làm, không quá thấy áp lực vì số lượng kiến thức khổng lồ của con người, và còn có thể giúp ích được cho cuộc sống. Học và hành giúp chúng ta thành thạo hơn trong mọi việc, làm gì cũng lưu loát và tiến bộ nhanh hơn. Tuy nhiên, ai ai rồi cũng sẽ bước chân ra xã hội để làm việc, làm ăn. Cho nên chúng ta không chỉ học kiến thức từ nhà trường mà khi ra ngoài cũng nên học những điều hay, điều tốt trong cuộc sống nữa, ví dụ như học được sự cảm thông, học được cách chia sẻ, học được những điều hay từ một người tử tế, dũng cảm,… như vậy khi đưa vào thực tiễn thì chúng ta sẽ ngày càng hoàn thiện được nhân cách của bản thân hơn. Nếu việc học được coi như là nền móng, thì có lẽ thực hành chính là một căn nhà rồi, nó sẽ là căn nhà vững chắc, kiên cố hay là căn nhà lung lay có một nền móng yếu kém tất cả đều là do bạn quyết định. Và chúng ta có thể thấy được rất nhiều người thành công khi biết cân bằng cả hai khái niệm này trong học hành, đời sống hay là trong sản xuất. Chúng ta có thể kể đến những nhà khoa học hay tiến sĩ như Alfred Nobel, ông đã bắt đầu nghiên cứu thuốc nổ từ năm 17 tuổi và sau mỗi lần nghiên cứu ông vẫn sẽ tự mình thử nghiệm dù nó có nguy hiểm tới mức nào, cốt yếu chính là muốn chứng minh lý thuyết mà ông đã làm ra và nếu có sai sót hay thất bại thì đó cũng sẽ là một bài học, một kinh nghiệm cho ông. Hay Thomas Edison, ông có hiếu kỳ đối với mọi thứ xung quanh từ khi còn bé, ông luôn tìm tòi và học hỏi để có thể tìm được câu trả lời cho mọi thứ xảy ra xung quanh mình và với sự suy nghĩ, tìm tòi, thực hiện và không chú trọng lý thuyết suông đó, từng bước Edison đã chinh phục những phát minh, những thiết bị có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của loài người như máy điện báo (phát minh đầu tiên), bóng đèn, máy quay phim, máy ghi âm, máy hát quay đĩa,…. và trước khi qua đời ông đã để lại cho nhân loại hơn 1300 phát minh tiên tiến, hữu ích, tiện lợi.

Nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều người có một lối học sai lầm. Có người học vì bị gia đình ép buộc, bị áp lực từ cái nhìn của xã hội, và học tập với một trạng thái không cam tâm tình nguyện đó sẽ khiến cho người học dễ chán nản, không có được kết quả tốt hay là làm việc hiệu quả, tuy nhiên vẫn có người có thể thành công nhưng có lẽ họ sẽ không cảm thấy hạnh phúc vì lối đi sai lầm này. Hay là có người học vì xu hướng, vì ngành nghề này đang rất “hot” nên cho dù không thích, không có năng khiếu họ vẫn sẽ đi học, và khi một ngành nghề khác làm thay đổi xu hướng, không biết là họ có bỏ ngành trước và đi học ngành mới này không nhỉ? Học như vậy rất dễ gây gián đoạn, không thật sự “rành” hay hiểu biết về một nghề nào cả và cũng không có lối đi vững chắc cho tương lai. Còn có những người học vì hòng cầu danh lợi, chỉ có học không có hành, biết lý thuyết nhưng không biết áp dụng, và với mục tiêu, định hướng tầm thường ấy, có lẽ họ chỉ có thể đem bằng loại giỏi trưng trong lồng kính từ ngày này qua tháng nọ thôi. Các lối học sai này không những không giúp ta chân chính học tập mà còn ảnh hưởng đến tương lai của bản thân, tệ hơn là còn ảnh hưởng đến gia đình và xã hội. Do đó, chúng ta không nên học như vậy và nên phê phán lối học sai lầm này.

Và qua đó có thể thấy, khi chúng ta biết áp dụng câu tục ngữ này trong học tập hay đời sống, chúng ta không những nắm chắc vấn đề mà còn có thể hiểu sâu hơn từ những kiến thức đã học được. Cân bằng được giữa việc học và hành còn có thể giúp cho lối đi của chúng ta trở nên sinh động hơn và rõ ràng, cụ thể hơn. Tuy nhiên để có thể áp dụng trọn vẹn tục ngữ này, chúng ta nên biết định hướng hợp lý cho tương lai, và nhận biết được sở thích hay đam mê của bản thân. Từ đó sẽ càng có hứng thú, say mê với việc học tập, tìm tòi và càng mong muốn được thử thách bản thân khi áp dụng những gì được học vào thực tiễn và trải nghiệm thực tế. Được học về ngành nghề mơ ước, yêu thích sẽ giúp chúng ta có được sự kiên trì hơn khi gặp khó khăn, không dễ dàng bỏ cuộc, và biết phát triển khả năng, điểm mạnh của bản thân còn có thể giúp ích cho xã hội nữa.

“Học đi đôi với hành” là hai khái niệm không nên tách rời, chúng chỉ có ý nghĩa lớn khi đứng cạnh nhau và đây cũng là phương châm mà ông bà ta muốn nhắc nhở chúng ta dù là ở thế hệ nào đi chăng nữa, thì cũng nên áp dụng tốt phương pháp này trong học tập và cả trong cuộc sống. Từ đó việc học sẽ trở nên có ý nghĩa hơn. Qua đó cũng gián tiếp thúc đẩy cho sự phát triển của bản thân chúng ta nói riêng và xã hội nói chung.

Giải thích câu tục ngữ Học đi đôi với hành - mẫu 14

“Trăm hay không bằng tay quen”. Người lao động xưa đã dạy lí thuyết hay không bằng thực hành giỏi. Vấn đề này luôn đúng trong mọi thời đại và được đúc kết trong câu nói: “Học đi đôi với hành”. “Học” là quá trình tiếp thu kiến thức được tích lũy trong sách vở, là trau dồi tri thức, mở mang trí tuệ, không để tụt lùi, lạc hậu.

“Hành” là ứng dụng lí thuyết đã học vào thực tiễn đời sống. Trong thời đại của khoa học phát triển như vũ bão, việc “học đi đôi với hành” càng được đạt ra một cách nghiêm túc. Học ở đây không chỉ là học trong sách vở, bó hẹp trong phạm vi nhà trường mà còn phải học trong đời sống. Ở lứa tuổi nào cũng phải không ngừng học tập, học mọi lúc mọi nơi. “Học không hành” là lối học hình thức với mục đích là hòng cầu danh lợi. Đó là lối học định hướng đến những mục đích tầm thường.

Bác Hồ từng khuyên thiếu niên: “Học tập tốt, lao động tốt” cũng là muốn gắn học với hành. Nếu học những điều nhảm nhí, vô bổ thì chẳng đem đến một ý nghĩa gì cho cuộc sống này. Những người biết kết hợp giữa học với hành sẽ đóng góp tài năng và đạo đức của mình để xây dựng, giữ gìn và phát triển đất nước. Qua đó ta thấy học với hành sẽ tạo nên những tri thức chân chính, tạo nên sự hòa hợp giữa nhân cách và chuyên môn.

Thật đáng trách những học sinh được đi học chỉ lo quậy phá, đua đòi trong khi còn rất nhiều viên ngọc sáng ngoài kia không được mài giũa mà mỗi ngày mỗi tối đi. “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Là học sinh chúng ta phải có ý thức đúng đắn trong việc học và hành, phải có thái độ nghiêm túc, phải biết vận dụng sáng tạo vào thực hành. Có như vậy hiệu quả học tập mới được nâng cao.

Giải thích câu tục ngữ Học đi đôi với hành - mẫu 15

Lâu nay câu tục ngữ "Học đi đôi với hành" vẫn luôn được các thầy cô, các bậc phụ huynh lấy ra để khuyên dạy học trò, con của mình. Nó gần như là một chân lý, một sự thật không thể chối cãi. Tuy nhiên vẫn có một bộ phận không nhỏ những con người đang thầm bác bỏ hoặc đi ngược lại với câu nói ấy. Nhưng tôi cho rằng việc ấy là chưa đúng, là chưa thực sự thấu hiểu ý nghĩa của câu nói, cần phải giải thích cặn kẽ ý nghĩa của câu tục ngữ này thì mới mong cải thiện được những quan điểm hết sức sai lầm này.

Việc đầu tiên chúng ta cần phải nắm được ý nghĩa của "học" và "hành", đây là hai từ có nghĩa rất rộng, đi sánh đôi trong câu nói trên. Có thể hiểu một cách sơ bộ, học là quá trình con người tìm tòi, thu nạp kiến thức thông qua sách vở, thầy cô, bạn bè, kinh nghiệm của nhân loại,... Lứa tuổi học sinh chúng ta thì việc học chủ yếu diễn ra trên trường, chúng ta tích lũy kiến thức qua từng bài học, qua sách giáo khoa là chủ yếu. Nhưng tựu chung lại phần học thường nghiêng về lý thuyết, chúng ta tiếp thu những thành tựu đã có sẵn, đó là những kiến thức rập khuôn được truyền dạy lại. Tuy nhiên trong thực tế, những kiến thức này khi áp dụng lại sẽ có phần khác. Chính vì vậy, mới sinh ra chữ "hành" đi chung với chữ "học". Hành là thực hành, là hành động, là đưa lý thuyết vào thực tiễn. Đó là một cách mà con người kiểm tra, củng cố lại lý thuyết, đồng thời biến những thứ vốn chỉ tồn tại trên giấy vở thành sản phẩm hữu hình, thành kết quả có giá trị thực tiễn.

Qua định nghĩa hai từ đơn "học" và "hành" ta có thể suy ra nghĩa của cả câu ấy là một lời khuyên hữu ích, khuyên con người ta học xong thì phải bắt tay vào mà thực hành, để tạo ra thành quả từ những gì chúng ta đã học. Nếu không lý thuyết chỉ mãi nằm chết trên giấy, những bản thiết kế mãi chỉ là bản vẽ xinh đẹp mà không bao giờ thành những tòa nhà chọc trời vĩ đại, sẽ chẳng có một viên thuốc nào ra đời nếu như các nhà nghiên cứu chỉ mải miết học thuộc lý thuyết suông và vẽ công thức cho nhau xem mà chưa một lần khoác áo bluose trắng vào phòng thí nghiệm.

Con người thường tự tạo cho mình những lý do hài hước để không phải thực hành, họ cho rằng chúng quá "dễ", nhưng liệu họ đã nhìn nhận đúng chưa? Các bạn biết đấy bảo một sinh viên y đọc hết vài trăm cuốn sách y khoa và ghi nhớ nó thì rất dễ dàng, các thao tác phẫu thuật đều trở nên đơn giản trong sách, nhưng liệu đã có vị bác sĩ nào chỉ học lý thuyết mà dám cầm dao mổ chưa? Chắc chắn là không, cả nhân loại không cho phép điều đó, người làm bác sĩ đã phải lăn lộn thực tập hàng năm trời trên miếng da lợn, rồi mới dám khâu một vết thương nhỏ xíu trên bệnh nhân. Rồi một ví dụ đơn giản hơn, các sinh viên thường rất lười thực tập, họ thích chơi game và đọc truyện hơn. Khi kết thúc kỳ thi thực hành họ bước vào phòng thi với một tâm trạng hoang mang và liên tục hỏi nhau những câu đại loại như: Cái này làm thế nào, cái kia làm thế nào, tôi chưa từng làm,... Và kết quả họ thi rớt, bởi sai quy trình kỹ thuật! Thật hài hước, chưa tự tay làm bao giờ thì đừng nói 1 lý thuyết, có 100 lý thuyết cũng chẳng cứu nổi các bạn. Thực hành chính là bài học kinh nghiệm lớn nhất! Đấy là nói xa, nói gần thì, học sinh chúng ta cũng thường có tư tưởng ấy, học nói tiếng Anh nhưng chỉ đọc bằng mắt, tìm mọi cách ghi nhớ từ vựng, ngữ pháp có khi còn giỏi hơn cả người bản địa, nhưng đến khi gặp một vị khách Tây, câu duy nhất chúng ta phát ra được là "Hello,..." và không có sau đó nữa. Lý do là vừa chúng ta có học nhưng không hành, học ngôn ngữ thì trước tiên phải nghe và nói được, nhưng chúng ta thiếu cả hai vì không được luyện tập, không có phản xạ.

Rồi lại nói, học là một việc ai cũng có thể làm được, nhưng hành thì cần cả một quá trình lặp đi lặp lại, lần đầu là thử, lần thứ 2 là tìm sai sót, lần thứ ba đến lần thứ n là những lần luyện tập và củng cố. Một ví dụ lớn nhất, ấy là việc viết chữ, chữ đẹp hay xấu cốt ở cái thực hành nhiều hay ít, có đủ kiên nhẫn và chuyên chú hay không, chứ đừng đổi tại hoa tay ít hay nhiều. Hay việc chúng ta giải bài tập toán, sách giáo khoa sẽ cho ta các bước làm, nhưng không phải bài toán nào cũng làm như thế, toán học không phải như thế, toán học buộc người ta phải thực hành và sáng tạo, lô-gic, nếu cố áp lý thuyết cứng ngắc mà thì bạn sẽ chẳng bao giờ giải được một bài toán nào cả.

Tóm lại, học và hành là hai quá trình có mối liên hệ mật thiết với nhau, bỏ một trong hai đều không được. Ta cứ nghĩ rằng trong một căn nhà, thì lý thuyết sẽ là phần móng, còn thực hành sẽ là tường, cột, mái nhà và ti tỉ thứ khác. Cũng có thể ví dụ vui rằng học và hành là đôi bạn cùng tiến, cái này hỗ trợ bổ sung cho cái kia phát triển và tạo ra được những thành quả tốt đẹp, những thành công đáng có. Bản thân mỗi học sinh chúng ta cần nắm rõ câu nói "Học đi đôi với hành" để áp dụng vào quá trình học tập của bản thân và cuộc sống sao này. Kiến thức học vào mà để yên là kiến thức chết, là vô nghĩa, chỉ có thực hành mới làm chúng sống dậy để sáng tạo ra những điều kỳ diệu.

Xem thêm các bài Văn mẫu thuyết minh, phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 8 khác:

Mục lục Văn mẫu | Văn hay lớp 8 theo từng phần:




Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học