10+ Suy nghĩ về câu Một điều nhịn, chín điều lành (điểm cao)
Đề bài: Dân gian có câu: “Một điều nhịn, chín điều lành” Hãy viết đoạn văn nêu suy nghĩ về vấn đề này.
- Dàn ý Suy nghĩ về câu Một điều nhịn, chín điều lành
- Suy nghĩ về câu Một điều nhịn, chín điều lành - mẫu 1
- Suy nghĩ về câu Một điều nhịn, chín điều lành - mẫu 2
- Suy nghĩ về câu Một điều nhịn, chín điều lành - mẫu 3
- Suy nghĩ về câu Một điều nhịn, chín điều lành - mẫu 4
- Suy nghĩ về câu Một điều nhịn, chín điều lành - mẫu 5
- Suy nghĩ về câu Một điều nhịn, chín điều lành - mẫu 6
- Suy nghĩ về câu Một điều nhịn, chín điều lành - mẫu 7
- Suy nghĩ về câu Một điều nhịn, chín điều lành - mẫu 8
- Suy nghĩ về câu Một điều nhịn, chín điều lành - mẫu 9
- Suy nghĩ về câu Một điều nhịn, chín điều lành (mẫu khác)
Dàn ý Suy nghĩ về câu Một điều nhịn, chín điều lành
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu tục ngữ “Một điều nhịn chín điều lành”.
2. Thân bài
a. Giải thích
“Một điều nhịn” khi gặp sự nóng nảy của người khác; bị người khác đối xử không tốt hoặc cố ý làm hại mình thì không nên làm lớn chuyện hoặc phản kháng quá mức mà nên chọn cách im lặng để bình tĩnh và nghĩ cách giải quyết êm đẹp.
“chín điều lành”: sự bình yên, an lành.
→ Câu nói mang ý nghĩa: trước sự nóng giận, nông nổi của người khác, mỗi con người cần biết kiềm chế bản thân mình để tránh những hậu quả không hay và giữ cho mọi thứ bình yên.
b. Giải thích
Mỗi con người biết nhẫn nhịn sẽ làm chủ được tình huống, làm chủ được mối quan hệ từ đó giúp mọi chuyện đi theo hướng tốt đẹp hơn.
Người biết nhường nhịn là người có bản lĩnh và được người khác tôn trọng.
Nếu con người không có tính nhường nhịn thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả không hay xảy ra.
Nhường nhịn là một đức tính tốt đẹp của con người, phản ánh nhân cách của người đó.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng những người có tính nhường nhịn làm dẫn chứng cho bài văn của mình.
d. Phản đề
Trong cuộc sống vẫn còn nhiều người sống với bản ngã, tính hiếu thắng của mình, nóng nảy, tức giận trong mọi trường hợp; tính cách này sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường → đáng bị chỉ trích, phê phán.
3. Kết bài
Nêu tầm quan trọng của việc nhường nhịn và rút ra bài học, liên hệ bản thân.
Suy nghĩ về câu Một điều nhịn, chín điều lành - mẫu 1
Trong kho tàng văn học việt nam có thể nói tục ngữ đóng một vai trò quan trọng trong việc khuyên răn con người sống theo những điều tốt đẹp, theo điều hay lẽ phải mà ông cha ta để lại. ở đó có những đức tính được nổi bật lên như kiên trì chịu thương chịu khó, đền ơn đáp nghĩa và còn có cả đức tính nhường nhịn. Bởi vậy mà ngay từ xưa ông cha ta đã có câu “ Một điều nhịn chín điều lành vô cùng đúng đắn và có ý nghĩa.
Điều nhịn được nhắc tới ở đây chính là sự nhường nhịn nhẫn nhục bởi vì không phải lúc nào mọi chuyện cũng được diễn ra suôn sẻ. Nhịn nhường không phải là hạ thấp bản thân mà chính là muốn giữ hòa khí với mọi người xung quanh. Để bản thân luôn điềm đạm và sống trong những điều tốt đẹp
Điều lành chính là việc tốt lành không xảy ra đôi co mâu thuẫn hay là điều mà khiến cho cả mọi người đều phải chịu thiệt hờn trách nhau. Chính điều nhịn mới sinh ra điều lành. Con người sinh ra biết nhường nhịn chính là biết lấy cái tôi của bản thân đặt vào vị trí của người khác mà sống một cách hòa thuận
Sự nhường nhịn có thể được thấy ở nhiều mặt của cuộc sống. Chúng ta có thể dễ dàng thấy như một khi xảy ra cãi vã một trong hai người phải thật sự bình tĩnh không vì quá nóng giận mà có thể xảy ra những điều đáng tiếc
Trong cuộc sống nếu không biết nhường nhịn thì con người chỉ sống như những cỗ máy không có suy nghĩ hoặc suy nghĩ đó là sự ích kỉ. Không một ai trong chúng ta có thể thấy rằng người khác ho cũng muốn mình quan trọng và được tôn trọng. Chính vì vậy nhường nhịn chính là cách để tôn trọng người khác tôn trọng mối quan hệ
Suy cho cùng một người vì nóng giận quá mà sinh ra nhiều thứ xung đột mâu thuẫn thì bản thân họ cũng không nhận được gì từ phía người khác. Cãi vã sẽ không mang tới cho con người những điều tốt đẹp. bởi nó được ví như một thứ mà khiến cho mối quan hệ con người tan vỡ nhanh chóng. Ngược lại nhường nhịn chính là thứ keo bền chặt gắn kết con người và cộng đồng lại với nhau.
Trong gia đình con cái phải biết nghe lời bố mẹ, phải biết kính trên nhường dưới và biết tôn trọng lẫn nhau. Đối với bạn bè cần phải biết khó khăn như thế nào mới có được tình bạn như vậy cho nên bản thân mỗi chúng ta cần phải cẩn trọng với hành động và quyết định của mình trong lúc nóng giận
Đôi khi bản thân sự nhường nhịn đến từ sự vị tha và bao dung, bởi đức tính này sẽ là nền tảng cho cách xử sự của con người trong cuộc sống. thay vì bực tức trả đũa hay có những hành động quá mức thì con người chúng ta nên rèn luyện bản thân và có những mức quy định cho bản thân riêng biệt
Không một ai sinh ra đã là người tốt, không một mối quan hệ nào mới bắt đầu đã bền vững. chúng ta mỗi người trong xã hội này nếu không khôn khéo không biết nhường nhịn thì bản thân chúng ta không bao giờ trưởng thành được. Hơn thế nữa một điều nhịn chín điều lành ông cha ta chưa bao giờ khuyên sai cho con cháu mình. Học được từ câu nói đức tính nhẫn nhịn và vị tha, cuộc sống không chỉ là sự nhân lại mà còn là sư cho đi. Cuộc sống không chỉ có cạnh tranh mà còn là sự hài hòa giữa sống và vị tha.
Suy nghĩ về câu Một điều nhịn, chín điều lành - mẫu 2
Từ xưa đến nay, ca dao tục ngữ vẫn có sức giáo dục vô cùng mạnh mẽ, giúp mỗi con người hoàn thiện nhân cách và có cuộc sống tốt đẹp hơn. Cùng với bao thăng trầm của lịch sử, những câu tục ngữ vẫn luôn là một phần quan trọng trong tâm thức của những người dân Việt Nam. Một trong số đó là câu: “Một điều nhịn chín điều lành”.
Trước tiên, chúng ta hãy cùng giải thích câu tục ngữ. “Nhịn” ở đây là sự nhường nhịn, nhẫn nại trong giao tiếp và hành động. Còn “lành” là kết quả tốt đẹp, như mọi người mong muốn. “Một” và “chín” đều là những số từ phiếm chỉ. Vậy, ý của câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta rằng: Nên nhường nhịn, nhún nhường một chút để đạt được kết quả tốt đẹp lâu dài về sau.
Câu tục ngữ đã thể hiện được sự tinh tế trong cách ứng xử của người xưa. Vậy tại sao ông cha ta lại khuyên như thế? Trong cuộc sống, mọi chuyện không phải lúc nào cũng êm đẹp hay thuận buồn xuôi gió. Đôi lúc chúng ta cũng sẽ gặp phải những chuyện không đâu, những bất đồng làm cho bản thân khó chịu, tức giận, không giữ nổi bình tĩnh. Trong các trường hợp ấy, nếu chúng ta vội vàng, hấp tấp, cố tìm hiểu, điều tra đến cùng, kết quả chẳng những không được như mong muốn mà còn làm rạn nứt các mối quan hệ. Những lúc như thế, điều cần làm là ta phải bình tĩnh, suy xét đầu đuôi kĩ càng, lời lẽ nhã nhặn, thậm chí có thể chịu thua thiệt về mình để lợi ích và những mối quan hệ được bền lâu. Khi làm việc trong một tập thể mà không biết nhường nhịn nhau thì sẽ dẫn đến nội bộ lục đục. Vợ chồng, bạn bè cãi nhau mà không ai chịu nhường ai thì tình cảm đi xuống, khó có thể chung sống lâu dài. Vậy nên, chúng ta cần dĩ hòa vi quý để tránh những tranh cãi, xô xát không đáng có. Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn không chỉ là một nhà quân sự tài ba mà còn rất tinh tế trong cách hành xử. Ông đã biết gạt bỏ tư thù, ân oán trong gia đình, cùng với Trần Quang Khải phò tá vua Trần, ba lần đánh thắng giặc Mông Nguyên. Hay trong các cuộc thương lượng, đàm phán, các nhà ngoại giao đều phải hết sức cẩn thận, nhún nhường nhau từng chút một để đi đến đạt được lợi ích chung.
Tuy nhiên, nói “một điều nhịn chín điều lành” cũng không có nghĩa là nhu nhược, hèn nhát, chỉ biết chiều theo ý người khác. Nhường nhịn ở đây là lùi một bước để tiến hai bước. Tuy nhiên, để bảo vệ danh dự cũng như lợi ích cá nhân, chúng ta cũng phải đấu tranh đến cùng để người khác không vì thấy ta nhẫn nhục mà làm càn tiến tới. Nhẫn nhịn chỉ phát huy tác dụng khi ta bảo vệ cái đúng chứ không phải là điều vô lí.
Qua câu tục ngữ, ta cũng cần phê phán những người không biết nhường nhịn, hay so đo, tính toán, chấp vặt. Những con người ấy sẽ dễ làm mếch lòng người khác trong cuộc sống, không thể đắc nhân tâm vì đã đi ngược lại bài học mà người xưa răn dạy.
Mỗi chúng ta cần vận dụng những điều hay mà ông cha truyền lại để có thể thu phục lòng người, đạt được những kết quả tốt đẹp trong các mối quan hệ và trong công việc. Chi khi ta biết dĩ hòa vi quý đúng lúc thì mới có thể bình yên lâu dài.
Câu tục ngữ là hành trang quý báu sẽ theo ta đi suốt cuộc đời. Qua câu tục ngữ, ta cũng phần nào thấy được sự uyên thâm trong trí tuệ cùng cách ứng xử tinh tế, phù hợp của người xưa.
Suy nghĩ về câu Một điều nhịn, chín điều lành - mẫu 3
Cùng với thăng trầm lịch sử phát triển của dân tộc, kho tục ngữ, ca dao dân ca luôn đầy ắp những câu khuyên nhủ răn dạy của người xưa. Trong dân gian có câu: “Một điều nhịn bằng chín điều lành” vậy câu ca dao đó đúng với mọi trường hợp hay không?
Nhịn là sự nhẫn nại, nhún nhường trong giao tiếp hay hành động trong cuộc sống hàng ngày. Lành là cuộc sống hay kết quả êm đẹp, tốt đẹp như mọi người mong muốn. Một là con số nhỏ hơn với chín rất nhiều. Hàm ý ở đây, chỉ cần nhẫn nhịn một phần trong một thời gian nhất định, sẽ nhận lại chín (nhiều phần ) lành – may mắn, êm đẹp trong cuộc sống. Như vậy câu nói “Một điều nhịn bằng chín điều lành” có ý nghĩa rằng hãy nên nhường nhịn chịu thiệt về mình để nhận lại những điều tốt lành cho bản thân và những người xung quanh mình.
Vậy tại sao ông cha ta lại răn dậy một điều nhịn bằng chín điều lành? Trong cuộc sống đôi khi có nhiều chuyện phát sinh, con người không phải ai cũng giữ được bình tĩnh cho bản thân để mọi chuyện có thể tiếp tục xảy ra êm đẹp. Khi bước chân ra ngoài cuộc sống, bạn tiếp xúc nhiều người hơn là những người thân như cha mẹ, anh em – những người vốn đã yêu thương và nhường nhịn bạn từ trước. Chúng ta cần có cái nhìn tổng quan mọi sự vật, sự việc để cư xử đúng đắn, không nên để suy nghĩ của bản thân để xảy ra tranh cãi hay xô xát không đáng có “ dĩ hòa vi quý”. Khi bạn làm việc với một tập thể mà không nhường nhịn người khác, luôn giữ quan điểm của bản thân, dù cho quan điểm đó đúng đi chăng nữa cũng sẽ tạo cho tập thể một tinh thần không đoàn kết, lục đục. Bạn chỉ cần nhẫn nhịn, lắng nghe và khuyên giải sẽ có một kết cục tốt hơn rất nhiều. Có những mối quan hệ trong cuộc sống cũng cần sự nhẫn nhịn từ một bên để tiếp tục mối quan hệ ấy. Vợ chồng cãi nhau mà không bên nào chịu nhường bên nào mà tiếp tục tranh cãi, không ai lắng nghe ai thì lời hứa đầu bạc răng long sẽ không bao giờ thực hiện được.
Chúng ta có thể lấy biết bao nhiêu ví dụ về những tấm gương sáng nhẫn nhịn để làm nên kì tích ví như Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn biết gạt bỏ tư thù, tư oán trong dòng họ để phò vua cứu nước, cùng Thái sư Trần Quang Khải lãnh đạo nhân dân mấy lần đánh tan quân xâm lược Mông – Nguyên. Các chiến sĩ cách mạng trong thời kì kháng Mỹ , Pháp liều thân nằm vùng địch, nhẫn nhịn địch để tìm được thông tin cho đất nước chống lại quân xâm lăng.
Thế nhưng, tất cả mọi thứ đều có giới hạn. Đừng đem câu nói của ông cha “ Một điều nhịn bằng chín điều lành” để giải thích cho sự chịu đựng vô lý của bạn thân. Nhẫn nhịn chứ không phải nhẫn nhục, nhu nhược, hèn nhát, khi cần vẫn phải biết đấu tranh để thắng cái ác, cái phi lí. Khi bị chồng đánh đập hay bạo hành thì phải biết đứng lên giành lại quyền lợi cho bản thân. Trong lớp học khi bị bắt nạt phải đi tìm công bằng. Chúng ta cứ chăm chăm suy nghĩ nhẫn nhịn cho cái vô lý thì không bao giờ tìm được một kết cục tốt đẹp.
Trong cuộc sống ngày nay có vô vàn áp lực làm con người dễ cáu giận, chúng ta nên biết kiềm chế và suy nghĩ tới lời của ông cha đã răn dạy để không mất đi những thứ quý giá hay kết cục không nên. Suy cho cùng, nên áp dụng lời răn dạy một cách đúng cách để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Suy nghĩ về câu Một điều nhịn, chín điều lành - mẫu 4
Có thể nói kho tàng tục ngữ của đất nước ta nhiều như số lượng nhân dân đồng bào ta vậy. Có biết bao nhiêu câu tục ngữ đi theo năm tháng và trở thành những bài học răn dạy của chúng ta. Một câu tục ngữ thường có dung lượng chữ rất ít nhưng ý nghĩa chất chứa trong nội dung đó thì lại tốn khá nhiều giấy mực để bàn luận. Một điều nhịn chín điều lành cũng là một câu tục ngữ như thế.
Trước tiên chúng ta cần phải giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ trên. Một là một số ít đối với chín số nhiều để làm nổi bật sự trao đổi lớn hơn rất nhiều so với cái ban đầu mất đi. Cái một mất đi đó chính là điều nhịn còn cái nhiều hơn kia điều lành. Mà điều lành là những điều tốt đẹp may mắn đến với chúng ta còn điều nhịn là sự nhường nhịn mất đi cái gì đó của bản thân có thể là vật chất cũng có thể là cả tinh thần. Thế nhưng nhường nhịn đi một lần bạn sẽ được nhận lại gấp mấy lần điều tốt lành. Như vậy câu nói trên có ý nghĩa rằng hãy nên biết nhường nhịn chịu thiệt về mình để dĩ hòa vi quý nhận lại những điều tốt lành cho bản thân và những người xung quanh mình.
Sự nhường nhịn chịu thiệt về bản thân mình thể hiện khi chúng ta còn ngồi trên ghế nhà trường. Ở thời điểm này thì chưa có những sóng gió nhiều của cuộc sống vì thế cho nên có nhường nhịn thì cũng ở mức độ rất nhỏ mà thôi. Và sự nhịn ở lứa tuổi học sinh cũng rất đơn giản và nhỏ thôi. Thế nhưng nó cũng rất quan trọng. Ví dụ như những bạn học sinh nữ cãi nhau vì những xích mích chuyện con gái ngồi lê buôn chuyện nói xấu người khác.
Nếu như là một người biết nhường nhịn thì dù bạn có nổi nóng lên cũng có thể bạn cho người nói xấu mình biết là mình đã nghe thấy những gì bạn đó nói và chọn cách im lặng để giải quyết thì đó chính là nhịn. Đặc biệt là không hề thái độ khác với người nói xấu mình. Vẫn cứ như bình thường nếu như bạn đó không hiểu mà tưởng đó là mình cần họ thì mình nên nói ra còn không thì mình nên coi như bình thường vì khi ấy tránh được cãi lộn là một điều không lành. Không những thế mà mình còn làm cho người ta phải nể mình vì mình không nhỏ nhen không cãi lộn, đồng thời những người được nghe lời nói xấu kia cũng thấy yêu mến sự hòa nhã của bạn hơn. Và đặc biệt gây bất hòa với người khác là không tốt. Hay khi mình giúp bạn làm bài còn bạn thì không giúp mình những chỗ mình không hiểu. Khi ấy chắc chắn mình rất tức và muốn mắng bạn. Tuy nhiên lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Ta nên nhẹ nhàng nói những điều lý lẽ khi thấy bạn vẫn cho mình là đúng thì tốt nhất là im lặng để tránh gây cãi lộn.
Đó là biểu hiện của “một điều nhịn chín điều lành” trong học tập còn trong cuộc sống cũng thế. Tuy nhiên nó sẽ phức tạp hơn vì cuộc sống thì phải trải qua rất nhiều điều và sóng gió cứ thế mà ập đến thôi. Mỗi chúng ta đều cần đến sự nhường nhịn chịu thiệt về bản thân một chút thì mới xây dựng được những mối quan hệ bình thường không gây thù với những người xung quanh. Khi người ta cố tình làm hại mình vì ghen ghét, việc làm ấy chỉ là những việc nhỏ trong cuộc sống mà thôi và bản thân mình biết điều đó nhưng do bản thân chưa đủ khả năng để có thể nói rằng họ hại mình thì hãy nên nhịn. Cái sự nhường nhịn ấy một phần sẽ khiến cho người kia thấy chán khi mình không nổi giận, một phần để mình tìm cơ hội bóc mẽ người ta. Có những lúc chính sự chịu thiệt về bản thân mình lại cho chính người ghét mình trở nên yêu mến và khâm phục mình hơn.
Một quốc gia một nhà nước cũng cần có sự nhường nhịn để tạo nên những mối quan hệ tốt. Đặc biệt là nước ta khi ngày xưa Mỹ, Pháp xâm lược chúng ta và đã làm những việc khiến cho ảnh hưởng đến tận ngày nay nhưng trong quan hệ đối ngoại thì ta vẫn mềm dẻo với họ. Bởi nếu không hợp tác với Mỹ thì chúng sẽ cấm vận ta và làm cho ta rơi vào thế cô lập. Không những thế thì khi hợp tác ta biết rằng đó chỉ là cái cớ để chúng thực hiện “diễn biến hòa bình” nhằm bạo loạn lật đổ nhưng vẫn phải nhịn để tìm những cơ hội đối phó sau. Sự nhịn của chúng ta khi biết tỏng cái chính sách lừa bịp của chúng như thế nhằm tạo cơ hội cho đất nước hội nhập phát triển với các nước khác.
Tóm lại trong cuộc sống của chúng ta mâu thuẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào chính vì thế mà cần phải biết nhường nhịn để nhận lấy những điều tốt lành về sau. Thế giới hiện nay cũng rất cần sự nhường nhịn để bảo vệ một nền hòa bình nếu không bất hòa sẽ gây chiến tranh mà chiến tranh thì quả là một thảm họa của loài người.
Suy nghĩ về câu Một điều nhịn, chín điều lành - mẫu 5
Tục ngữ là túi khôn dân gian. Tục ngữ chứa đựng kinh nghiệm sống, thái độ ứng xử của cha ông. Câu tục ngữ “Một điều nhịn, chín điều lành” cho ta bài học quý giá về cách xử thế. Trong cuộc sống, nếu biết nhường nhịn, mềm mỏng một chút thì ta sẽ được mọi sự thuận lợi, yên ổn, an lành. Quan niệm xử thế trên giúp ta bình tĩnh, thận trọng trong nhìn nhận sự việc. Việc bình tĩnh, thận trọng giúp ta tránh được những phiền phức, mâu thuẫn không đáng có, đồng thời tạo cho ta nhiều thuận lợi trong cuộc sống. Có nhiều tấm gương xử thế đúng đắn: ta có bạn tốt nhưng tính tình nóng nảy. Khi bạn nóng giận, thiếu kiềm chế, ta cần nhịn bạn, chờ bạn hết nóng giận để khuyên can, nói điều phải trái … Cũng cần phân biệt nhường nhịn không có nghĩa là hèn nhát: bị áp bức mà nhịn nhục, thấy điều đúng mà không dám bênh vực, không dám chống lại cái xấu. Cần bình tĩnh, nhẫn nại, khiêm tốn trong quan hệ hằng ngày nhưng phải biết đấu tranh bảo vệ cải đúng, cái cao cả.
Suy nghĩ về câu Một điều nhịn, chín điều lành - mẫu 6
Có thể nói rằng kho tàng tục ngữ của dân gian ta vô cùng rộng lớn. Đâu đâu chúng ta cũng có thể tìm được những câu ca dao tục ngữ của cha ông ta để lại. đi cùng năm tháng những câu nói đã trở thành những bài học quý báu cho tất cả chúng ta. Câu nói 1 điều nhịn 9 điều lành cũng là một câu nói như thế.
Đầu tiên chúng ta cần phải hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ trên 1 điều nhịn là số ít so với 9 điều lành chính là số nhiều, hai con số này đối nghịch với nhau. Cái mà chúng ta mất đi chỉ là con số ít ỏi 1, còn cái mà chúng ta thu về là cả chín điều lành, có khi còn hơn cả thế. Câu nói trên có ý nghĩa khuyên chúng ta nên biết nhường nhịn nhau để những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với bản thân và những người xung quanh.
Sự nhường nhịn sẽ giúp chúng ta tránh được những tai bay vạ gió trong cuộc sống. Ngay cả trong môi trường trường học cũng vậy, mặc dù những mâu thuần ở đâu chưa thực sự gay gắt nhưng chúng ta cũng nên biết nhường nhịn bạn bè một tý để tình cảm bạn bè được tốt đẹp hơn, vì thật ra những chuyện nhỏ nhặt trong môi trường học đường không đáng để chúng ta mất đi tình bạn đẹp.
Người biết nhường nhịn là người khôn ngoan, dù cho ai có nói xấu thì vẫn im lặng và chứng tỏ cho biết rằng mình không phải như vậy bằng cách làm tốt những công việc của mình. Chỉ có những điều bức xúc quá thì chúng ta mới nên nói ra để giải quyết tránh gây hiểu lầm, nhưng cần giải thích với thái độ ôn hòa nhã nhặn. Điều này thể hiện được bạn là người có văn hóa và biết cách ứng xử chứ không phải giải quyết bằng nắm đấm. Nhịn ở đây không có nghĩa là nhu nhược đâu các bạn nhé mà là cách ứng xử khôn ngoan để chúng ta biết rằng mình không phải là người không biết điều.
Một quốc gia độc lập tự do là một quốc gia có đường lối chính sách đối ngoiaj mền dẻo biết điều gì tốt cho mình và cho nhân loại. Đất nước Việt Nam ta đã trải qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ chúng ta đã và đang thể hiện được chiến lược lấy nhu khắc cương của mình chúng ta đã có chiến lược đối ngoại hữu nghị hòa bình hợp tác với các nước khác trên thế giới và đã làm nền độc lập cho dân tộc. Sự khôn khéo trong các chiếc lược của chúng ta đã giúp cho đất nước tránh được thế bị cô lập và thể hiện sự nhân ái trong chế độ ta.
Ở bất kỳ hoàn cảnh nào cũng vậy mâu thuẫn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, điều quan trọng là chúng ta biết điều hòa chúng và giải quyết những vấn đề đó ra sao để có một cuộc sống luôn tốt đẹp xã hội văn minh.
Suy nghĩ về câu Một điều nhịn, chín điều lành - mẫu 7
Nhân dân ta từ xưa đến nay luôn coi trọng hoà khí “Dĩ hoà vi quý" (sống chan hòa, yêu thương). Vì vậy, trước những sự xích mích, trước những điều bực bội, dân gian thường nhắc nhở nhau: “Một điều nhịn, chín điều lành”. “Một” và “chín” chỉ là những con số ước lệ, chúng thể hiện quan niệm của dân gian về mối quan hệ giữa tính nhẫn nhịn và sự bình yên: nếu biết nhẫn nhịn một chút thì sẽ có được hoà khí, sự yên bình lâu dài. Ý cả câu khuyên con người nên bình tĩnh, biết nhẫn nhịn, tránh nóng nảy để giữ hoà khí. Ở đây, ta cần hiểu “nhịn” không có nghĩa là thua kém, mà là nhường nhịn, im lặng, lùi một bước; nhịn khi người khác không đủ bình tĩnh, tỉnh táo. Trong cuộc sống, chỉ có kẻ tầm thường, tiểu nhân mới không biết nhường nhịn, hay so đo, chấp vặt. Bạn đang đi ngoài đường, bất chợt có người sấn sổ lại mắng bạn tới tấp vì những lí do bạn không hiểu nổi. Kẻ tầm thường sẽ nóng nảy đối lại, đôi bên to tiếng không ai chịu ai có thể xảy ra xô xát. Người biết nhẫn nhịn sẽ chờ người kia bình tĩnh lại, hỏi đầu đuôi sự việc, tìm ra những nhầm lẫn để giải quyết. Làm như vậy không những tránh được xô xát mà còn giành được sự tôn trọng, vị nể của người khác. Nhưng “nhịn” cũng không có nghĩa là nhu nhược, hèn nhát, khi cần vẫn phải biết đấu tranh để thắng cái ác, cái phi lí. Trong cơ quan, công sở, là nhân viên biết rõ những hành vi phi pháp, tham ô, nhận hối lộ của cấp trên, sẽ có người im lặng không dám tố cáo. Đó là biểu hiện của sự nhu nhược, hèn nhát. “Nhịn” như vậy chẳng những không lành cho bản thân về lâu dài mà còn để hoạ cho xã hội. Lại có khi, trong cuộc sống, bạn bị một người khác, một thế lực khác khống chế về mặt nào đó chẳng hạn như tống tiền, bạo lực gia đình,... nêu bạn im lặng, không dám tố cáo, đấu tranh thì bạn sẽ phải gánh chịu những hậu quả thật tồi tệ. Tình cảnh đất nước ta trong một thời gian dài lịch sử cũng là một minh chứng sinh động cho điều này. Giặc phương Bắc xâm lược, đô hộ hơn một ngàn năm, thực dân Pháp, đế quốc Mĩ xâm chiếm áp bức, bóc lột,... nếu dân ta cứ nuốt nhục mà không đứng dậy khởi nghĩa, đánh đuổi lũ xâm lăng thì ngày nay hỏi nước ta sẽ đi đến đâu? Vậy là, “Một điều nhịn, chín điều lành” nhưng cần hiểu rõ bản chất đích thực của từ “nhịn” ở đây để tránh những điều đáng tiếc.
Suy nghĩ về câu Một điều nhịn, chín điều lành - mẫu 8
Tục ngữ, thành ngữ là kho tàng kinh nghiệm quý giá mà người xưa để lại cho chúng ta. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, kho kinh nghiệm đó không những không bị mai một mà còn được trải nghiệm, mài giũa và ý nghĩa của nó ngày càng được khẳng định trong cuộc sống. Câu tục ngữ tiêu biểu nói về kinh nghiệm ứng xử ở đời được nhiều người biết đến là câu: Một điều nhịn, chín điều lành. Hình thức ngắn gọn với hai vế đăng đối cùng vần điệu uyển chuyển của nó khiến người nghe tiếp thu dễ dàng. Ngoài ra, cách so sánh cường điệu cũng làm tăng sức thuyết phục của nội dung.
Trong câu tục ngữ trên có hai khái niệm là nhịn và lành. Nhịn là đức tính nhẫn nại, nhún nhường, luôn giữ hòa khí trong giao tiếp, ứng xử. Lành là kết quả tốt đẹp, thỏa đáng, đúng như mong muốn. Bằng cách so sánh cường điệu: một điều với chín điều, câu tục ngữ nhấn mạnh hiệu quả mà con người đạt được khi biết giữ thái độ nhường nhịn, ôn hòa trong cuộc sống.
Tại sao một điều nhịn lại bằng chín điều lành? Xưa nay, cuộc sống bao giờ cũng đa dạng và phức tạp. Con người không sống đơn lẻ mà sống trong cộng đồng, tập thể, với rất nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau. Cuộc sống luôn vận động đi lên là động lực lôi cuốn con người, mà con người lại là chủ thể của cuộc sống nên cần phải đấu tranh để sinh tồn và phát triển. Muốn vậy, con người phải đoàn kết, hợp tác với nhau, cần xác định được mâu thuẫn nào là cơ bản, là chủ yếu, để tìm ra cách giải quyết tốt nhất, tránh rạn vỡ, tổn thất. Như vậy, nhịn vừa là cách sống, phẩm chất sống, vừa là phương pháp ứng xử quan trọng ở đời.
Vậy đối tượng nhịn là những ai và cần nhịn như thế nào? Có nhiều tình huống, nhiều mối quan hệ đa dạng đang diễn ra hằng ngày mà chúng ta là người trong cuộc. Trước hết là trong tình cảm vợ chồng – mối quan hệ gắn bó keo sơn kể từ khi hẹn hò thề thốt cho đến khi đầu bạc răng long. Bản chất cuộc sống là luôn luôn mâu thuẫn bởi nó vừa thống nhất, vừa đối lập cho nên chuyện xích mích là thường tình, tự nhiên. Nhưng khi vợ chồng không đồng quan điểm thì chúng ta nên ứng xử theo phương châm: Chồng giận thì vợ bớt lời, Cơm sôi nhỏ lửa chẳng đời nào khê. Khi chồng say rượu to tiếng thì vợ nên nói năng nhẹ nhàng hoặc im lặng. Khi vợ cáu gắt, kêu ca việc nhà việc cửa thì chồng nên an ủi, động viên để không khí gia đình trở lại ấm êm.
Mở rộng ra ngoài xã hội, mỗi người đều có những mối quan hệ với bạn bè đồng nghiệp, đồng chí, với người cao tuổi, cấp lãnh đạo v.v… Bạn bè không cho ta tiền bạc, vật chất mà cho ta lời khuyên nhủ, sự chia sẻ… Giàu vì bạn là vậy. Nhờ bạn bè, ta có thể vượt lên trong những hoàn cảnh khó khăn, trắc trở. Đồng nghiệp là những người cùng hội cùng thuyền. Chúng ta nên lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp và luôn giữ thái độ hòa nhã khi đối thoại, tránh đối đầu để tăng cường sức mạnh tập thể nhằm thực hiện mục đích và lí tưởng chung.
Sử sách còn lưu truyền giai thoại về hai vị anh hùng dân tộc thời Trần là Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn và Thái sư Trần Quang Khải. Vốn có hiềm khích về quyền lợi trong dòng tộc, nhưng Trần Hưng Đạo đã vì vận mệnh của đất nước mà khéo léo giãi bày tâm sự với Trần Quang Khải, ông đã đích thân ân cần múc nước tắm cho Thái sư để bày tỏ thành tâm thiện ý của mình. Hai vị danh tướng đã biết đặt cái chung lên trên cái riêng, cùng chỉ huy quân dân nhà Trần đánh thắng quân xâm lược Nguyên – Mông!
Nguyễn Trãi sau khi giúp Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi, lập nên nghiệp lớn, đã dốc hết tài đức phò vua xây dựng đất nước. Nhưng khi triều đình của vua Lê Thái Tổ bị bọn gian thần, quyền thần thao túng, khuynh đảo thì Nguyễn Trãi đã lui về ở ẩn tại Côn Sơn để giữ trọn khí tiết và lòng trung hiếu với sơn hà, xã tắc.
Còn đối với kẻ thù, chúng ta nên ứng xử như thế nào cho đúng? Đó là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi chúng ta phải có thái độ mềm mỏng, khôn khéo, linh hoạt và sáng suốt. Mối quan hệ với kẻ thù là mối quan hệ đối đầu, vì vậy trong đấu tranh chúng ta phải kiên quyết giữ vững lập trường, không khoan nhượng; nhưng về phương pháp đấu tranh thì tiến thoái, cương nhu uyển chuyển. Khi quân địch mạnh hơn hẳn, chúng ta nên tạm thời rút lui để bảo toàn lực lượng và làm cho kẻ địch chủ quan; đôi khi, phải nhẫn nhục, cam chịu để giữ gìn bí mật và tìm cách đối phó. Ngày xưa, các thế hệ tiền bối thường có cách ứng xử khôn ngoan với kẻ thù phương Bắc để giữ tình giao hảo, tránh họa binh đao, xây dựng nền hòa bình lâu dài cho đất nước.
Ở thời đại ngày nay, sự hội nhập toàn cầu và nền kinh tế thị trường muôn màu muôn vẻ nhiều khi gây nên những áp lực lớn làm cho con người dễ bị ức chế, bức xúc. Thái độ bàng quan, vô cảm của quan chức; thói quan liêu, hách dịch của lãnh đạo dễ gây ra những phản ứng tức thời, thậm chí dẫn đến xung đột đáng tiếc. Những lúc đó đòi hỏi chúng ta phải biết bình tĩnh kiềm chế, không nên có thái độ, hành động tỏ ra đối đầu bởi nó sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường. Giữa nhịp điệu sống dồn dập, hối hả, con người càng phải biết trở về với văn hóa truyền thống, cần học tập những giá trị tinh thần quý báu được gửi gắm trong kho tàng thành ngữ, tục ngữ. Câu tục ngữ: Một điều nhịn, chín điều lành ngắn gọn mà hàm súc. Đó là triết lí sống, là phương châm ứng xử khôn ngoan không chỉ cho mỗi người mà còn vận dụng cho cả cộng đồng dân tộc. Nó không những nhắc nhở về cách ứng xử tế nhị mà còn dạy chúng ta phương pháp đấu tranh khôn khéo và có hiệu quả nhất để đạt được mục đích của mình.
Suy nghĩ về câu Một điều nhịn, chín điều lành - mẫu 9
Nhân dân ta từ xưa đến nay luôn coi trọng hòa khí “Dĩ hòa vi quý" (sống chan hòa, yêu thương). Vì vậy, trước những sự xích mích, trước những điều bực bội, dân gian thường nhắc nhở nhau: “Một điều nhịn, chín điều lành”. “Một” và “chín” chỉ là những con số ước lệ, chúng thể hiện quan niệm của dân gian về mối quan hệ giữa tính nhẫn nhịn và sự bình yên: nếu biết nhẫn nhịn một chút thì sẽ có được hòa khí, sự yên bình lâu dài. Ý cả câu khuyên con người nên bình tĩnh, biết nhẫn nhịn, tránh nóng nảy để giữ hòa khí. Ở đây, ta cần hiểu “nhịn” không có nghĩa là thua kém, mà là nhường nhịn, im lặng, lùi một bước; nhịn khi người khác không đủ bình tĩnh, tỉnh táo. Trong cuộc sống, chỉ có kẻ tầm thường, tiểu nhân mới không biết nhường nhịn, hay so đo, chấp vặt. Bạn đang đi ngoài đường, bất chợt có người sấn sổ lại mắng bạn tới tấp vì những lí do bạn không hiểu nổi. Kẻ tầm thường sẽ nóng nảy đối lại, đôi bên to tiếng không ai chịu ai có thể xảy ra xô xát. Người biết nhẫn nhịn sẽ chờ người kia bình tĩnh lại, hỏi đầu đuôi sự việc, tìm ra những nhầm lẫn để giải quyết. Làm như vậy không những tránh được xô xát mà còn giành được sự tôn trọng, vị nể của người khác. Nhưng “nhịn” cũng không có nghĩa là nhu nhược, hèn nhát, khi cần vẫn phải biết đấu tranh để thắng cái ác, cái phi lí. Trong cơ quan, công sở, là nhân viên biết rõ những hành vi phi pháp, tham ô, nhận hối lộ của cấp trên, sẽ có người im lặng không dám tố cáo. Đó là biểu hiện của sự nhu nhược, hèn nhát. “Nhịn” như vậy chẳng những không lành cho bản thân về lâu dài mà còn để hoạ cho xã hội. Lại có khi, trong cuộc sống, bạn bị một người khác, một thế lực khác khống chế về mặt nào đó chẳng hạn như tống tiền, bạo lực gia đình,... nêu bạn im lặng, không dám tố cáo, đấu tranh thì bạn sẽ phải gánh chịu những hậu quả thật tồi tệ. Tình cảnh đất nước ta trong một thời gian dài lịch sử cũng là một minh chứng sinh động cho điều này. Giặc phương Bắc xâm lược, đô hộ hơn một ngàn năm, thực dân Pháp, đế quốc Mĩ xâm chiếm áp bức, bóc lột,... nếu dân ta cứ nuốt nhục mà không đứng dậy khởi nghĩa, đánh đuổi lũ xâm lăng thì ngày nay hỏi nước ta sẽ đi đến đâu? Vậy là, “Một điều nhịn, chín điều lành” nhưng cần hiểu rõ bản chất đích thực của từ “nhịn” ở đây để tránh những điều đáng tiếc.
Suy nghĩ về câu Một điều nhịn, chín điều lành - mẫu 10
“Một điều nhịn, chín điều lành”, đó là một kinh nghiệm quý báu về cách ứng xử mà cha ông ta để lại cho mỗi người. Trong câu tục ngữ trên, “nhịn” có thể hiểu là “ nhường nhịn”, “lành” có nghĩa là “tốt đẹp”, nói một cách dễ hiểu, ý nghĩa câu tục ngữ chính là trong ứng xử, ta nên nhường nhịn một chút sẽ thu nhận được kết quả tốt đẹp sau này.Thực tế chứng minh, trong cuộc sống, không phải lúc nào mọi việc cũng êm đẹp, sẽ có lúc chúng ta gặp phải khó khăn, con người thì luôn nằm trong các mối quan hệ xã hội, vì thế, những lúc khó khăn, xung đột giữa người với người là không tránh khỏi. Những trường hợp như thế, nếu mỗi người nhường nhịn lắng nghe nhau một chút, mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng giải quyết hơn. Con người nếu như không khéo léo trong ứng xử, đôi khi chấp nhận nhún nhường một chút để mọi thứ trở nên ổn thỏa hơn, chắc chắn sẽ đánh mất nhiều mối quan hệ. Rất nhiều cặp vợ chồng đã li hôn, rất nhiều vụ đàm phán làm ăn đã thất bại, rất nhiều tình bạn đã rạn nứt chỉ vì không hiểu tác dụng to lớn của sự nhường nhịn như thế! Tuy nhiên nói đi cũng phải nói lại, chúng ta nhường nhịn để kết quả trở nên tốt đẹp hơn hoàn toàn không đồng nghĩa với sự nhu nhược, chỉ biết nghe theo lời người khác. Hiểu đúng ý nghĩa thực sự của câu tục ngữ sẽ giúp mỗi người điều chỉnh hành vi ứng xử phù hợp để luôn nhận “chín điều lành”.
Xem thêm các bài Văn mẫu thuyết minh, phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 8 khác:
- Giải thích câu tục ngữ Học đi đôi với hành (dàn ý, 30 mẫu)
- Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về việc sử dụng lãng phí nước sạch (3 mẫu)
- Viết đoạn văn nêu ý kiến về việc không tuân thủ việc mặc đồng phục khi đến trường (2 mẫu)
- Ý kiến của em về câu nói: Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới (dàn ý, 30 mẫu)
- Bàn về cái đẹp trong thiên nhiên và trong xã hội (dàn ý, 30 mẫu)
Mục lục Văn mẫu | Văn hay lớp 8 theo từng phần:
- Mục lục Văn phân tích, phát biểu cảm nghĩ, cảm nhận
- Mục lục Văn biểu cảm
- Mục lục Văn thuyết minh
- Mục lục Văn nghị luận
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều