15+ Cảm nhận tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kong (điểm cao)

Với đoạn văn Cảm nhận của em về tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kong, với quê hương đất nước thể hiện trong bài thơ Cửu Long Giang ta ơi hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh biết cách triển khai ý từ đó biết cách viết bài tập làm văn lớp 6.

Đoạn văn cảm nhận về tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kong, với quê hương đất nước – mẫu 1

Cửu Long giang ta ơi là bài thơ thấm đượm tình yêu quê hương, đất nước. Bài thơ bắt đầu từ một lớp học chật chội để có được cảm nhận thầy giáo lớn lao, thước bảng cũng lớn lao rồi dài theo dòng sông, mở ra một cách đồng và kết ở từ bát ngát. Đọc lại toàn bộ bài thơ, thấy hơi thở phóng khoáng như sóng dậy mà tứ thơ lại được tổ chức chặt chẽ từ quá khứ đến hiện tại, từ trong tiềm thức trở về với suy ngẫm. Nhân vật người thầy được tôn vinh ngay từ những dòng đầu, lại không thấy ở những dòng cuối thì đâu phải vì bị bỏ quên, chỉ vì thầy giáo già đã khuất. Ngay cả những giáo cụ của các cụ giáo cũng chẳng món nào bị quên. Bản đồ đã không nhìn nữa đã nhập vào cương vực quốc gia. Chỉ còn thước và bảng thì thước thành cán mà bảng đã hoá cờ sao. Phải nói rằng tất cả những chi tiết đã được sắp xếp theo kế hoạch ấy thể hiện một tấm lòng yêu quê hương, đất nước thiết tha của người viết. Tình yêu dòng sông Mê Kông, yêu quê hương đất nước của tác giả như mạch chảy ngầm. Đó là cảm xúc lâng lâng của một cậu bé mười tuổi, đến lúc cởi áo, thoát xác, nhập vào hào khí núi sông. Bài thơ trữ tình mà sâu lắng, đậm đà cảm xúc tự hào và yêu thương nguồn cội.

 15+ Cảm nhận tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kong (điểm cao)

Đoạn văn cảm nhận về tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kong, với quê hương đất nước – mẫu 2

Bài thơ đã lâng lâng trong hình ảnh một cậu bé mười tuổi, cởi áo, thoát xác, nhập vào hào khí núi sông. Thần thái của cả bài thơ chính từ bút nghiên, từ thước bảng, từ đồ nghề của các ông thầy mà nhập mà thăng. Trong niềm hứng thú của cậu học trò ngẩng lên cõi mộng, bài địa lí bỗng có một chiều sâu không ngờ. Trong bài giảng thần tiên về một con sông Tổ Quốc, ta không chỉ đươc thấy thác cười mà còn được nghe Mê Kông cũng hát, còn được đau cùng Mê Kông quặn đẻ. Đẻ ra một Nam Bộ trong hình dung của một hồn thơ yêu nước. Dòng sông Mê Kông, nơi ấy chứa bao kỷ niệm của tuổi học trò với bản đồ rực rỡ, với thầy giáo lớn sao, với gậy thần tiên và tim đập mạnh. Song ấn tượng sâu đậm trở thành điểm nhớ về dòng sông trong ký ức của nhân vật ở đây chính là thế giới diệu kỳ được mở ra trong tâm hồn trẻ thơ từ góc nhìn, tầm nhìn mà tuổi thơ đem lại và tầm nhìn đó đã chuyển sang một sắc thái rộng lớn hơn khi trưởng thành, hòa nhập vào hào khí của núi sông và tiếng lòng yêu nước vẫn còn mãi với đất trời. 

Đoạn văn cảm nhận về tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kong, với quê hương đất nước – mẫu 3

Cửu Long giang ta ơi là bài thơ thấm đượm tình yêu quê hương, đất nước. Bài thơ bắt đầu từ một lớp học chật chội để có được cảm nhận thầy giáo lớn lao, thước bảng cũng lớn lao rồi dài theo dòng sông, mở ra một cách đồng và kết ở từ bát ngát. Đọc lại toàn bộ bài thơ, thấy hơi thở phóng khoáng như sóng dậy mà tứ thơ lại được tổ chức chặt chẽ từ quá khứ đến hiện tại, từ trong tiềm thức trở về với suy ngẫm. Nhân vật người thầy được tôn vinh ngay từ những dòng đầu, lại không thấy ở những dòng cuối thì đâu phải vì bị bỏ quên, chỉ vì thầy giáo già đã khuất. Ngay cả những giáo cụ của các cụ giáo cũng chẳng món nào bị quên. Bản đồ đã không nhìn nữa đã nhập vào cương vực quốc gia. Chỉ còn thước và bảng thì thước thành cán mà bảng đã hoá cờ sao. Phải nói rằng tất cả những chi tiết đã được sắp xếp theo kế hoạch ấy thể hiện một tấm lòng yêu quê hương, đất nước thiết tha của người viết. Tình yêu dòng sông Mê Kông, yêu quê hương đất nước của tác giả như mạch chảy ngầm. Đó là cảm xúc lâng lâng của một cậu bé mười tuổi, đến lúc cởi áo, thoát xác, nhập vào hào khí núi sông. Bài thơ trữ tình mà sâu lắng, đậm đà cảm xúc tự hào và yêu thương nguồn cội.

Đoạn văn cảm nhận về tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kong, với quê hương đất nước – mẫu 4

Bài thơ “Cửu Long Giang ta ơi” của Nguyên Hồng đã gửi gắm tình yêu dành cho con Mê Kông vô cùng tha thiết, say đắm. Bắt đầu từ khi còn là một đứa trẻ mười tuổi vẫn còn đi học đến lúc trưởng thành hòa nhập vào hào khí của núi sông. Tình yêu dành cho dòng sông Mê Kông giống như một mạch ngầm ngấm dần vào máu thịt của tác giả. Qua lời giảng của người thầy giáo vĩ đại, từ nơi bản đồ kì diệu, cậu bé bắt gặp dòng sông mông mênh khiến tim đập mạnh không sao hiểu được. Sông Mê Kông xuất hiện với vẻ đẹp kì vĩ, hoang sơ của thiên nhiên với “cây lao lá đổ”, “tan hoang dứa mật”. Tác giả còn nhân hóa dòng sông với tiếng hát, với âm thanh ngợi ca trong tình yêu thương, niềm tự hào của thiên nhiên, xứ sở. Không chỉ vậy, sông Mê Kông còn giống như một người mẹ đã quặn đau và sinh ra “chín nhánh sông vàng”. Bởi vậy mà tình yêu dành cho con sông cũng giống như tình yêu dành cho quê hương, đất nước.

Đoạn văn cảm nhận về tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kong, với quê hương đất nước – mẫu 5

Cửu Long giang ta ơi là bài thơ thấm đượm tình yêu quê hương, đất nước. Bài thơ bắt đầu từ một lớp học chật chội để có được cảm nhận: thầy giáo lớn lao, thước bảng cũng lớn lao rồi dài theo dòng sông, mở ra một cách đồng và kết ở từ bát ngát. Đọc lại toàn bộ bài thơ, thấy hơi thở phóng khoáng như sóng dậy mà tứ thơ lại được tổ chức chặt chẽ từ quá khứ đến hiện tại, từ trong tiềm thức trở về với suy ngẫm thực tại. Nhân vật người thầy được tôn vinh ngay từ những dòng đầu, lại không thấy ở những dòng cuối thì đâu phải vì bị bỏ quên, chỉ vì thầy giáo già đã không còn như sông như núi. Ngay cả những giáo cụ của các cụ giáo cũng chẳng món nào bị quên. Bản đồ đã không nhìn nữa đã nhập vào cương vực quốc gia. Chỉ còn thước và bảng thì thước thành cán mà bảng đã hoá cờ sao. Phải nói rằng tất cả những chi tiết đã được sắp xếp theo kế hoạch ấy thể hiện một tấm lòng yêu quê hương, đất nước thiết tha của người viết. Tình yêu dòng sông Mê Kông, yêu quê hương đất nước của tác giả như mạch chảy ngầm. Đó là cảm xúc lâng lâng của một cậu bé mười tuổi, đến lúc cởi áo, thoát xác, nhập vào hào khí núi sông. Bài thơ trữ tình mà sâu lắng, đậm đà cảm xúc tự hào và yêu thương nguồn cội.

Đoạn văn cảm nhận về tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kong, với quê hương đất nước – mẫu 6

Đến với “Cửu Long Giang ta ơi”, chúng ta có thể cảm nhận được tình yêu của tác giả dành cho con sông Mê Kông vô cùng tha thiết, say đắm. Tình yêu đó lớn dần theo thời gian, năm tháng. Từ khi còn là một đứa trẻ mười tuổi vẫn còn đi học đến lúc trưởng thành hòa nhập vào hào khí của núi sông. Dòng sông Mê Kông đến với cậu trong lớp học. Từ nơi bản đồ kì diệu, cậu bé bắt gặp dòng sông mông mênh khiến tim đập mạnh không sao hiểu được. Dòng sông xuất hiện trong vẻ đẹp kì vĩ, hoang sơ của thiên nhiên với “cây lao lá đổ”, “tan hoang dứa mật”. Dòng sông được nhân hóa với tiếng hát, với âm thanh ngợi ca trong tình yêu thương, niềm tự hào của thiên nhiên, xứ sở. Dòng sông còn mang hơi thở, linh hồn của một người mẹ. Một người mẹ đã quặn đau và sinh ra “chín nhánh sông vàng”. Tình yêu dòng sông Mê Kông, yêu đất nước của tác giả giống như mạch ngầm, thấm vào máu thịt theo thời gian.

Đoạn văn cảm nhận về tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kong, với quê hương đất nước – mẫu 7

Bài thơ “Cửu Long Giang ta ơi” đã thể hiện được tình yêu của Nguyên Hồng dành cho con sông Mê Kông vô cùng sâu đậm, tha thiết. Theo thời gian, tình yêu cứ lớn dần lên. Từ lúc còn là một đứa trẻ mười tuổi vẫn còn đi học đến khi đã trưởng thành hòa nhập vào hào khí của núi sông. Dòng sông Mê Kông được biết đến qua bài giảng của thầy giáo. Nơi bản đồ kì diệu, cậu bé bắt gặp dòng sông mông mênh khiến tim đập mạnh không sao hiểu được. Vẻ đẹp của dòng sông được tác giả khắc họa thật sinh động với sự hoang sơ của thiên nhiên với “cây lao lá đổ”, “tan hoang dứa mật”. Dòng sông còn được nhân hóa với tiếng hát, với âm thanh ngợi ca trong tình yêu thương, niềm tự hào của thiên nhiên, xứ sở. Có thể thấy, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa thật thú vị. Tôi còn cảm nhận được dòng sông mang hơi thở, linh hồn của một người mẹ. Một người mẹ đã quặn đau và sinh ra “chín nhánh sông vàng”. Hình ảnh thơ thật giàu sức gợi hình, gợi cảm. Như vậy, tình yêu dòng sông Mê Kông, yêu đất nước của tác giả giống như mạch ngầm, thấm vào máu thịt theo thời gian.

Đoạn văn cảm nhận về tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kong, với quê hương đất nước – mẫu 8

Khi đọc bài thơ “Cửu Long Giang ta ơi”, tôi đã cảm nhận được tình yêu của tác giả dành cho dòng sông Mê Kông của Nguyên Hồng. Nhân vật trữ tình trong bài thơ từ khi còn là một đứa trẻ mười tuổi vẫn còn đi học đến lúc trưởng thành đã dành cho dòng sông quê hương tình cảm yêu mến sâu đậm, thắm thiết. Tình yêu đó cũng giống như một mạch ngầm ngấm dần vào máu thịt. Qua lời giảng của người thầy giáo vĩ đại, từ nơi bản đồ kì diệu, nhân vật trữ tình đã bắt gặp dòng sông mông mênh khiến tim đập mạnh không sao hiểu được. Tác giả còn khắc họa hình ảnh sông Mê Kông thật sống động, hùng vĩ làm sao. Dòng sông cũng được nhân hóa với tiếng hát, với âm thanh ngợi ca trong tình yêu thương, niềm tự hào của thiên nhiên, xứ sở. Đặc biệt nhất phải kể đến hình ảnh so sánh sông Mê Kông như một người mẹ đã quặn đau và sinh ra “chín nhánh sông vàng” giàu sức gợi hình, gợi cảm. Từ đó, tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của dòng sông Mê Kông với mảnh đất quê hương, đất nước. Tình cảm của Nguyên Hồng bộc lộ một cách chân thành, thắm thiết và đầy xúc động.

Xem thêm các bài văn hay Tập làm văn lớp 6 hay khác:

Mục lục Văn mẫu | Văn hay lớp 6 theo từng phần:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học