10+ Cảm nhận về hình ảnh dòng sông Cửu Long (điểm cao)

Từ văn bản Cửu Long Giang ta ơi, viết đoạn văn nêu cảm nhận về hình ảnh dòng sông Cửu Long hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh biết cách triển khai ý từ đó biết cách viết bài tập làm văn lớp 6.

Cảm nhận về hình ảnh dòng sông Cửu Long từ bài Cửu Long Giang ta ơi - mẫu 1

  Đi khắp dải đất cong cong hình chữ S, có biết bao dòng sông hội tụ để cất lên câu hát yêu thương, để suy tưởng nguồn cội, để gợi nhớ tuổi thơ êm đềm. Những dòng sông đã chắp cánh cho các thi nhân bay lên cùng với cảm hứng yêu nước, thương nòi. Dòng sông Cửu Long trong “Cửu Long Giang ta ơi” là một dòng sông như thế. Sông Mê Kông đến với cậu học trò mười tuổi từ trong lớp học lớn lao, từ nơi bản đồ kì diệu, cậu bé bắt gặp dòng sông mông mênh khiến tim đập mạnh không sao hiểu được. Dòng sông xuất hiện trong vẻ đẹp kì vĩ, hoang sơ của thiên nhiên với “cây lao lá đổ”, “tan hoang dứa mật”. Dòng sông được nhân hóa với tiếng hát, với âm thanh ngợi ca trong tình yêu thương, niềm tự hào của thiên nhiên, xứ sở. Và dòng sông ấy mang hơi thở, linh hồn của một người mẹ, một người mẹ đã quặn đau và sinh ra “chín nhánh sông vàng”, chính là dòng Cửu Long giang của chúng ta. Tác giả đã viết về dòng sông bằng tất cả niềm tự hào của người con yêu nước. Cửu Long giang – đó không chỉ là dòng sông bồi đắp phù sacho nhuận màu hoa trái, đó còn là dòng sông của niềm tự hào, của tình yêu nước mãnh liệt và thiết tha, nồng hậu.

 10+ Cảm nhận về hình ảnh dòng sông Cửu Long (điểm cao)

Cảm nhận về hình ảnh dòng sông Cửu Long từ bài Cửu Long Giang ta ơi - mẫu 2

Cửu Long Giang ta ơi là một bài thơ tiêu biểu của Nguyên Hồng mang đậm hồn thơ yêu nước. Trong đó, Cửu Long giang xuất hiện trong vẻ đẹp kì vĩ, hoang sơ của thiên nhiên với “cây lao lá đổ”, “tan hoang dứa mật”. Dòng sông được nhân hóa với tiếng hát, với âm thanh ngợi ca trong tình yêu thương, niềm tự hào của thiên nhiên, xứ sở. Và dòng sông ấy mang hơi thở, linh hồn của một người mẹ, một người mẹ đã quặn đau và sinh ra “chín nhánh sông vàng”, chính là dòng Cửu Long giang của chúng ta. Tác giả đã viết về dòng sông bằng tất cả niềm tự hào của người con yêu nước. Cửu Long giang – đó không chỉ là dòng sông bồi đắp phù sacho nhuận màu hoa trái, đó còn là dòng sông của niềm tự hào, của tình yêu nước mãnh liệt và thiết tha, nồng hậu.

Cảm nhận về hình ảnh dòng sông Cửu Long từ bài Cửu Long Giang ta ơi - mẫu 3

Bạn sẽ bị dòng sông trong "Cửu Long Giang ta ơi" cuốn hút. Dòng sông Cửu Long trong lời giảng của thầy giáo hiện lên với vẻ đẹp dữ dội của "cây lao đá đổ, bao bọc bởi các loại cây như lan hoang, dứa mật, thông nhựa”. Nhưng dòng sông cũng rất êm đềm khi có “bướm với trời xanh, chim khuyên rỉa cành, sương đọng long lanh, rừng núi lùi xa, đất phẳng thở chan hòa, sóng tỏa chân trời buồm trắng”. Sông Cửu Long xuất hiện trong tiếng hát ngợi ca thiên nhiên, xứ sở. Dòng sông này đã giúp đỡ cho cuộc sống của người dân Nam Bộ không chỉ trong lao động và sản xuất mà còn trong cuộc sống hằng ngày. Tác giả đã truyền tải tình yêu thương và lòng tự hào về dòng sông quê hương, đất nước.

Cảm nhận về hình ảnh dòng sông Cửu Long từ bài Cửu Long Giang ta ơi - mẫu 4

Đến với “Cửu Long giang ta ơi”, người đọc sẽ vô cùng ấn tượng với hình ảnh dòng sông Cửu Long. Trong lời giảng của thầy giáo, con sông hiện lên mang vẻ đẹp dữ dội của “cây lao đá đổ, bao bọc bởi các loại cây như lan hoang, dứa mật, thông nhựa” khi chảy qua dãy Trường Sơn, thác Khôn. Nhưng dòng sông cũng rất êm đềm khi có “bướm với trời xanh, chim khuyên rỉa cành, sương đọng long lanh, rừng núi lùi xa, đất phẳng thở chan hòa, sóng tỏa chân trời buồm trắng”. Sông Cửu Long xuất hiện trong tiếng hát ngợi ca thiên nhiên, xứ sở. Dòng sông mang hơi thở của một người mẹ đã quặn đau và sinh ra “chín nhánh sông vàng”. Nó đã giúp ích cho cuộc sống của người dân Nam Bộ không chỉ trong lao động, sản xuất mà còn trong cuộc sống hằng ngày. Có thể thấy được tình yêu thương, niềm tự hào của tác giả về dòng sông của quê hương, đất nước.

Cảm nhận về hình ảnh dòng sông Cửu Long từ bài Cửu Long Giang ta ơi - mẫu 5

Khi đọc văn bản "Cửu Long Giang ta ơi" em đã vô cùng ấn tượng với vẻ đẹp của dòng sông Cửu Long. Trong văn bản, dòng sông hiện lê với vẻ đẹp kì vĩ, hoang sơ vừa trữ tình với cây lao đá đổ, cùng "bướm với tròi xanh, chim khuyên rỉa cành". Hơn thế, tác giả đã nhân hóa dòng sông với tiếng hát, tựa như âm vang ca ngợi non sông. Dòng sông ấy mang trái tim của người mẹ, chảy nguồn tới chín nhánh sông vàng. Bằng tình yêu thiên nhiên đất nước, nhà văn đem đến cho chúng ta hình ảnh dòng sông Cửu Long hiền hòa, êm dịu mà đầy ý nghĩa.

Cảm nhận về hình ảnh dòng sông Cửu Long từ bài Cửu Long Giang ta ơi - mẫu 6

Bài thơ “Cửu Long giang ta ơi” của Nguyên Hồng đã để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc về dòng sông Cửu Long. Dòng sông đến với cậu học trò mười tuổi qua lời giảng của người thầy. Từ nơi bản đồ kỳ diệu, cậu bé bắt gặp dòng sông mênh mông khiến trái tim đập mạnh không sao hiểu được. Dòng sông xuất hiện với vẻ đẹp kì vĩ của “cây lao lá đổ”, “tan hoang dứa mật”. Không chỉ vậy dòng sông còn thật êm đềm trong tiếng hát, với âm thanh ngợi ca trong tình yêu thương, niềm tự hào của thiên nhiên. Và dòng sông đó đã gắn bó với cuộc sống của người dân, mang hơi thở của một người mẹ đã quặn đau và sinh ra “chín nhánh sông vàng”. Những câu thơ bộc lộ một tình yêu tha thiết, một niềm tự hào dành cho dòng sông của quê hương.

Cảm nhận về hình ảnh dòng sông Cửu Long từ bài Cửu Long Giang ta ơi - mẫu 7

Dòng sông Cửu Long qua lời thơ của Nguyên Hồng trong "Cửu Long Giang ta ơi" chắc hẳn đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc. Cậu học trò mười tuổi biết tới dòng sông qua lời giảng của thầy. Từ bản đồ kỳ diệu, cậu bé đã bắt gặp dòng sông mênh mông, khiến trái tim anh ta đập mạnh không sao hiểu được. Dòng sông được miêu tả với vẻ đẹp kỳ vĩ của "cây lao đá đổ" và "tan hoang dứa mật". Không chỉ vậy, dòng sông còn rất êm đềm trong tiếng hát ngợi ca thiên nhiên, với tình yêu thương và niềm tự hào của tác giả. Dòng sông giống như một người mẹ đã sinh ra "chín nhánh sông vàng", giúp đỡ người dân Nam Bộ không chỉ trong lao động sản xuất mà còn trong cuộc sống hằng ngày. Những câu thơ trong bài thơ này bộc lộ một tình yêu tha thiết và niềm tự hào dành cho dòng sông của quê hương.

Cảm nhận về hình ảnh dòng sông Cửu Long từ bài Cửu Long Giang ta ơi - mẫu 8

Trên dải đất chữ S có rất nhiều những dòng sông lớn nhỏ, hội tụ. Mỗi con sông là những tuổi thơ êm đềm của biết bao con người. Những dòng sông ấy là câu hát yêu thương, là dòng chảy cội nguồn, và còn là nguồn cảm hứng cho các thi sĩ thăng hoa với những tác phẩm cùng tình yêu nước, thương nòi. Dòng sông Cửu Long trong “Cửu Long Giang ta ơi” là một dòng sông như thế. Trong "Cửu Long Giang Ta ơi", dòng sông Cửu Long được miêu tả là một dòng sông đầy sức sống. Dòng sông được miêu tả với vẻ đẹp hoang sơ kỳ vĩ của thiên nhiên, với "cây lao lá đổ", "tan hoang dứa mật". Dòng sông trở nên sống động hơn với tiếng hát và âm thanh ngợi ca trong tình yêu thương và niềm tự hào của thiên nhiên và đất nước. Và dòng sông đó mang trong mình hơi thở và tinh thần của một người mẹ, một người mẹ đã đau đớn sinh ra "chín nhánh sông vàng", đó là dòng sông Cửu Long của chúng ta. Cửu Long Giang không chỉ là dòng sông bồi đắp phù sa nhuận màu hoa trái, đó còn là dòng sông của niềm tự hào, của tình yêu nước mãnh liệt và thiết tha, nồng hậu. Tác giả đã viết về dòng sông bằng tất cả niềm tự hào của người con yêu nước.

Xem thêm các bài văn hay Tập làm văn lớp 6 hay khác:

Mục lục Văn mẫu | Văn hay lớp 6 theo từng phần:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học