5+ Tâm sự về niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ hoặc tình cảm với một đồ chơi thuở nhỏ (điểm cao)
Bài văn Tâm sự về niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ hoặc tình cảm với một đồ chơi thuở nhỏ gồm dàn ý chi tiết và các bài văn mẫu hay nhất, ngắn gọn được tổng hợp và chọn lọc từ những bài văn hay đạt điểm cao của học sinh lớp 7.
- Tâm sự về niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ hoặc tình cảm với một đồ chơi thuở nhỏ – mẫu 1
- Dàn ý Tâm sự về niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ hoặc tình cảm với một đồ chơi thuở nhỏ
- Tâm sự về niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ hoặc tình cảm với một đồ chơi thuở nhỏ – mẫu 2
- Tâm sự về niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ hoặc tình cảm với một đồ chơi thuở nhỏ – mẫu 3
- Tâm sự về niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ hoặc tình cảm với một đồ chơi thuở nhỏ – mẫu 4
Tâm sự về niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ hoặc tình cảm với một đồ chơi thuở nhỏ – mẫu 1
Bây giờ, trời đang xuân, tôi khép lại những trang sácíi văn đã để lại trong lòng nhiều suy nghĩ và cảm xúc sâu sắc. Trong đó tôi thích nhất những trang viết bài “Cổng trường mở ra” của Lý Lan gợi nhớ niềm vui của những ngày đầu tiên đi học, và bài “Cuộc chia tay của những con búp bê” cũng đong lai nỗi buồn thời thơ ấu.
Ngày xưa, tôi cũng như mọi người khác, cũng có một ngày đầu tiên đi học. Và những kỉ niệm của ngày ấy vẫn luôn theo tôi cho đến tận bây giờ. Lần đầu đọc bài “Cổng trường mở ra”, bao nhiêu kỉ niệm trong lòng bỗng sống dậy. Nhớ quá! Hồi tôi vào lớp một, tôi cũng đi trên “con đường làng dài và hẹp”… một mình bước đến trường, không ai dắt tay cả, khác hẳn với đám bạn bè bên cạnh, đơn giản vì ba mẹ tôi không ở đây, không thể đưa tôi đến trường được, dơn giản vậy thôi… Ấy thế mà lại gây cho tôi một nỗi buồn tủi thân khi nhìn thấy những đứa trẻ khác được mẹ âu yếm dắt tay đến trường, còn tôi chỉ một mình lủi thủi đơn độc, bị nhấn chìm trong đại dương hạnh phúc của người khác. Tuy nhiên, đọc bài văn của Lí Lan, tôi bỗng hiểu thêm ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội. Người lớn đưa trẻ con đến trường, đường phố dược dọn sạch sẽ và trang trí tươi vui vì ai cũng biết rằng sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này.
Khép lại những kỉ niệm của ngày đầu tiên đi học, mở ra những cảm xúc mới về trang sách viết bài “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Thật tội nghiệp cho tuổi thơ của hai anh em rất thương nhau mà phải chia lìa vì cha mẹ li dị. Người mẹ đã bắt hai anh em phải chia đồ chơi trước lúc chia tay. Nhưng không gì có thể chia cắt được tình cảm trong sáng, hồn nhiên, vô tư của trẻ thơ vì cuối cùng con búp bê Em Nhỏ và con Vệ Sĩ cũng đứng bên cạnh nhau. Tuy nhiên cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện khiến người đọc thấm thìa rằng “Tổ ấm gia đình là vô cùng quan trọng và quí giá. Mọi người hãy cố gắng trân trọng và giữ gìn. Không nên vì bất cứ lý do gì mà làm tổn hại đến tình cảm thiêng liêng ấy.”
Nói đến những con búp bê, tôi lại nhớ đến những dồ chơi thuở nhỏ. Có em bé nào mà lại không ham thích đồ chơi. Con trai thì thích những hòn bi, trái banh,… còn con gái thì thích những con búp bê xinh đẹp,… Đến Tết Trung thu thì những đèn lồng hình con bướm, con rồng,.. lung linh, nhảy múa theo những bước chân trẻ em. Mong rằng xã hội sẽ quan tâm đến thiếu nhi nhiều hơn bằng những đồ chơi mang tính giáo dục chứ không phải là những đồ chơi súng đạn, dao kiếm, làm cho trẻ em nhiễm tính hung bạo, tàn ác.
Ai mà chẳng có những ngày thơ ấu nhỉ! Những ngày ấy, dù hạnh phúc, dù đau khổ, dù dắng cay nhưng đó cũng chính là những kỉ niệm không bao giờ quên được. Sau này nhìn lại, nhớ lại sẽ cảm thấy “sao ngày ấy hồn nhiên quá”, hồn nhiên ở cái tuổi chưa hiểu đời và đó cũng là những niềm vui nho nhỏ an ủi ta trong cuộc sống hiện giờ. Có những dòng thơ, dòng văn đọc lên cảm thấy đáng yêu làm sao, cũng vui vui, cũng thích thú. Nhưng cũng có những trang viết nhoè nét mực vì những dòng nước mắt. Tuy nhiên tất cả đều mong muốn cho tuổi thơ vơi đi nỗi buồn mà đong dầy niềm vui, niềm hạnh phúc.
Dàn ý Tâm sự về niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ hoặc tình cảm với một đồ chơi thuở nhỏ
1. Mở bài
- Giới thiệu kỉ niệm sẽ kể: kỉ niệm vui hay buồn, giới thiệu sơ lược.
2. Thân bài
a. Kể lại kỉ niệm
- Thời gian: năm học lớp 2.
- Địa điểm: ở quê cùng ông bà ngoại.
- Hoàn cảnh: bố mẹ gửi về ông bà ngoại sống một thời gian. Do sống được nuông chiều quen nên về quê, tôi không lễ phép với ông bà.
- Sự việc: trộm tiền của bà. Khi hối lỗi và thú nhận, bà không trách mắng mà chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo.
b. Cảm nhận của bản thân
- Hối lỗi, day dứt và tự hứa với bản thân sẽ thay đổi để trở thành một người tốt.
3. Kết bài: Cảm nhận về tuổi thơ và những kỉ niệm.
- Tuổi thơ là giai đoạn hồn nhiên, vô tư cùa một con người. Chúng ta cần nên trân trọng điều đó.
- Và những kỉ niệm tuổi thơ của chúng ta sẽ là hành trang cùng ta trên bước đường sau này.
Tâm sự về niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ hoặc tình cảm với một đồ chơi thuở nhỏ – mẫu 2
Trong cuộc đời mỗi người ai cũng có một người bạn thân có thể là người bạn cùng bạn, gần nhà nhưng cũng có thể là những “người bạn” vô tri vô giác. Song dù sao đối với em trong tình bạn điều quan trọng nhất có lẽ chính là những cảm xúc và sự thấu hiểu chia sẻ dành cho nhau.
Thời gian luôn là một thứ vô cùng đáng sợ nó khiến cho tóc ông bạc đi, nếp nhăn như nhiều thêm và cũng có thể khiến cho mọi thứ trở nên cũ kĩ, già nua. Thế nhưng nó sẽ không thể nào thắng nổi cảm xúc và ký ức.
Em vẫn nhớ như in kỉ niệm ngày sinh nhất hôm ấy. Một sinh nhật lên 7 tuổi của bản thân và nó sẽ là một mùa sinh nhật không thể nào quên được cho dù đến khi em già đi. Em là một cô bé cực kì yêu thích búp bê, với em những đồ chơi búp bê luôn là niềm vui bất tận không bao giờ biết chán.
Cả nhà tổ chức sinh nhật cho em rất vui vẻ, hoành tráng. Vô số món quà được nhận đó là bộ váy xinh đẹp như công chúa của mẹ, bộ đồ chơi xếp hình thông minh của chú, đôi giày cánh bướm của dì… Ôi toàn những thứ đẹp và em vô cùng thích. Thế nhưng có một món quà đến từ tay bà ngoại mà em yêu nhất đó là con búp bê bằng vải do tự tay bà làm. Biết em thích búp bê nên bà ngoại đã tạo nên một bất ngờ nho nhỏ. Bà tự tay chọn vải tự tay khâu nên một con búp bê xinh đẹp, và thêm vào đó ngoại cũng mong em lớn lên sẽ xinh đẹp, ngoan ngoãn như em búp bê này vậy.
Con búp bê nhỏ nhắn xinh xắn có mái tóc vàng óng ả, bộ váy màu xanh như búp bê ba- bi vậy. Em say mê nó đến nỗi lúc nào đi ngủ cũng cầm theo, ngay cả đi chơi đâu cũng phải nhớ mang em nó đi cho kì được. Từ ngày có búp bê ngoại tặng em dường như quên đi những món đồ chơi khác chỉ quanh quẩn với em nó mà thôi.
Em vẫn giữ thói quen chơi búp bê đến khi lớn mặc dù không còn say mê nữa nhưng vẫn thích sưu tập búp bê đủ loại giữ trong tủ. Bố mẹ cũng rất tâm lí, mỗi lần đi công tác đều mua cho em rất nhiều búp bê các loại. Thế nhưng con búp bê của ngoại tặng trong sinh nhật năm ấy bao giờ cũng có một chỗ đứng trang trọng nhất trong tủ kính.
Thời gian trôi qua ngoại em cũng đã mất rồi. Thế nhưng hình ảnh của ngoại dường như không bao giờ phai mờ trong tâm trí của em. Mỗi lần nhìn thấy em búp bê yên lặng trong tủ kính em lại bồi hồi nhớ đến ngoại. Hình ảnh người bà hiền từ, dịu dàng luôn yêu thương cháu hết mực như hiện lên trong tâm trí em. Nó cũng là một kỉ niệm nhắc nhở em dù ngoại có đi xa đến đây thế nhưng với con ngoại luôn bên cạnh, luôn hiện hữu trong tâm trí và trái tim con.
Tâm sự về niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ hoặc tình cảm với một đồ chơi thuở nhỏ – mẫu 3
Tuổi thơ là những chuỗi ngày khó quên trong cuộc đời mỗi chúng ta. Dù kí ức ấy có thể là những nụ cười hay giọt nước mắt thì tôi vẫn xin giữ mãi trong lòng. Được học những tác phẩm Cổng trường mở ra, Cuộc chia tay của những con búp bê, lòng tôi lại một lần nữa nhớ về kí ức tưởng đã ngủ yên gắn bó với trò chơi cất nhà chòi của những đứa trẻ thôn quê.
Tôi cũng từng có một kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học, chỉ khác là lần đầu tiên ấy bà là người thay ba mẹ đưa tôi đến trường vì ba mẹ không thể về kịp ngày khai giảng của tôi. Có lẽ thế nên khi đọc tác phẩm của Thanh Tịnh, lòng tôi xốn xang bao nỗi niềm như ngày đầu tiên đến lớp. Tôi cũng đã khóc sướt mướt khi nghĩ về bé Thành, Thủy và cuộc chia tay của hai anh em vì cha mẹ phải li hôn. Những đứa trẻ chúng tôi nào có lỗi sao lại bắt chúng tôi phải chịu những nỗi đâu mà người lớn gây ra. Tôi hiểu cải cảm giác phải sống xa cha mẹ của hai bạn nhưng dù sao tôi còn may mắn hơn là cha mẹ chỉ vì cuộc sống mà làm ăn xa, chúng tôi vẫn là một gia đình.
Có lẽ được về ở cùng bà nơi quê nghèo cũng là một may mắn đối với tôi. Ở đây, tôi được làm quen với những người bạn hiền lành, tốt bụng lại chân thành. Chúng tôi cùng nhau xây những ngôi nhà mơ ước dưới gốc me, gốc khế. Ngôi nhà của chúng tôi lợp bằng lá dừa, lá chuối có khi là tấm tôn cũ đã vỡ. Chúng tôi lấy lá đan lại thành những phên vách chắc chắn, lấy rơm trãi lên làm thảm…Thức ăn của chúng tôi là những trái ổi, xoài, khế…ngoài vườn và uống ngụm nước mưa khi khát. Ai biết đâu rằng, dưới những căn chòi nhỏ bé vụng về kia chúng tôi học cách làm người và nuôi dưỡng ước mơ. Tôi thích lớn lên được làm cô giáo nên cũng tập tành dạy những đứa nhỏ hơn trong xóm những chữ tôi vừa học được. Học trò của tôi nhiều lắm, ngồi chặt cả căn chòi nhỏ xíu, thế nên chúng tôi cùng nhau cất thêm một ngôi trường. Vì muốn ngôi trường phải thật sự rộng lớn nên chúng tôi đã khoét ruột cây rơm trước nhà và cả thầy trò chui vào đó học trong những trưa nắng nóng. Cái ổ rơm nâu vàng trước sân đã mang bao nhiêu kỉ niệm vui buồn của tôi. Những trận cười giòn tan của lũ trẻ chúng tôi khi chơi trò trốn tìm quanh ổ rơm hay giọt nước mắt khóc thương chú chó bé bỏng của tôi bị chết đuối cũng còn đọng lại trên ấy ít nhiều.
Ngày xưa, tôi khao khát được nhiều đồ chơi, được trở về nhà nơi thành thị có đèn, xe, có đủ thứ trò chơi hấp dẫn. Thế mà giờ được sống cùng ba mẹ ở đây, tôi lại nhớ quê ngoại cùng những trò chơi dân gian da diết. Tôi không thể quên con diều bảy màu mà cô bạn hàng xóm đã làm cho tôi để chiều chiều chúng tôi rủ nhau ra đồng thả cánh diều ước mơ bay lên trời. Ngày ấy, tôi chỉ ước có được kì nghỉ hè dài hơn để chơi nhiều hơn. Nếu bây giờ được ao ước, tôi muốn mình về lại quá khứ để gặp những gương mặt thân quen dù chỉ một ngày. Những lần giận nhau vui vơ không thể buồn hơn lúc chúng tôi thật sự chia tay. Cuộc chia tay không giống như cuộc chia của Thủy và các bạn nhưng cũng đong đầy nước mắt. Đêm trước ngày tôi trở về thành phố, chúng tôi hẹn nhau ra bãi cỏ dưới gốc cây mãng cầu trước nhà ngoại tôi. Chúng tôi chơi đùa vui vẻ như chẳng có chuyện gì sẽ xảy ra. Nhìn nụ cười trên môi các bạn tôi cứ nghĩ đây không phải là cuộc chia tay. Vậy mà khi có tiếng người lớn gọi chúng tôi về nhà, các bạn đã ôm chầm lấy tôi mà khóc, dặn dò tôi viết thư và đừng quên các bạn. Món quà chia tay mà tôi nhận được là những trái ổi, cuốn sách của các bạn. Dù nó giản dị, mộc mạc nhưng là tất cả tấm lòng của những đứa trẻ thôn quê.
Có những thứ mãi mãi cũng không thể mua được trong đó có quá khứ và những kỉ niệm vui buồn của tuổi thơ. Tôi sẽ nhớ mãi những kỉ niệm ấy như nhớ về khoảng thời gian đẹp nhất của mình.
Tâm sự về niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ hoặc tình cảm với một đồ chơi thuở nhỏ – mẫu 4
Mỗi chúng ta, ai cũng có tuổi thơ của riêng mình. Tuổi thơ của chúng ta ắt hẳn đều được sống bên gia đình, được cùng bè bạn thỏa thích đùa vui. Thế nhưng, khi đọc tác phẩm “Công trường mở ra” của nhà văn Thanh Tịnh và tác phẩm “Cuộc chia tay của những con búp bê” của nhà văn Khánh Hoài, lòng tôi lại xôn xao nhớ về những kỉ niệm đã cũ với con búp bê được cô bạn Thùy Dương tặng mình.
Ngày đầu tiên tôi đi học, cũng là đi trên con đường làng quen thuộc, cũng dưới bầu trời thu xanh trong và cao vút, cũng dưới tán bàng lá đã ửng đỏ chuyển thu, nhưng ngày ấy, tôi không đi cùng mẹ đến trường mà tôi đ cùng cô bạn Thùy Dương ở đối diện nhà tôi đẻ cùng đi học. Hai đứa trẻ cứ tung tăng mà dạo bước trên con đường đi học, chỉ thấy trong lòng nao nao những cảm xúc rạo rực và háo hức. Cũng chính sau ngày hôm ấy mà giữ chúng tôi đã có kỉ niệm sâu sắc gắn với một con búp bê.
Buổi học đầu tiên chúng tôi đã được làm quen với các bạn trong lớp. Có những cô bạn rất đáng yêu, có những cậu bạn lại vô cùng nghịch ngợm, nhưng tất cả các bạn đều vô cùng hoa đồng. Điều duy nhất tôi buồn khi ấy là tôi không học chung lớp với Thùy Dương. Chúng tôi vốn sống gần nhà nhau từ ngày còn rất bé, chúng tôi lớn lên cùng nhau, chơi cùng nhau, có những hôm hai đứa chơi đùa mà mệt quá thiếp đi ngủ quên ở gốc cây sau vườn nhà tôi làm mẹ tôi và bà của Dương phải đi tìm sốt sắng. Chúng tôi thân nhau như hình với bóng. Tôi rất mong được xếp chung lớp với Dương nhưng chúng tôi lại được thỏa lòng mong muốn. Lúc về, chúng tôi đi cạnh nhau mà hai đứa đều tiếc nuối vô cùng. Lúc này, một bác bán hàng nơi cổng trường mời chúng tôi tới xem những con búp bê của bác bán. Tôi vội vã quên đi sự tiếc nuối của mình mà phải trầm trồ ngắm nghía những cô công chúa xinh xắn và mĩ lệ vô cùng. Tôi thích nhất cô búp bê ở phía trong cùng, với mái tóc vàng, chiếc váy màu vàng tươi tắn và có đôi mắt đen láy và lấp lánh. Cô búp bê ấy thực giống Dương làm sao, tôi chỉ ao ước mình có tiền để mua nó ngay lúc này. Hình như Dương nhận ra sự quan tâm của tôi với cô búp bê ấy, cậu hỏi tôi rằng:
-Cậu thích con búp bê này hả?
- Ừ, trông nó giống cậu ghê. Nhìn nó xinh quá…
-Vậy, khi nào sinh nhật cậu, tớ tặng cậu nhé!
Nghe vậy, tôi vội vàng hỏi lại:
-Thật sao?
-Ừ, thật!- Dương cười thật tươi và đáp lời tôi.
Và tôi cũng hứa rằng sẽ tặng Dương cuốn truyện mà cậu ấy thích vào dịp sinh nhật tới.
Sau hôm ấy, dù không xếp chung lớp nhưng chúng tôi vẫn luôn đi học và đi về cùng nhau. Ngày nào đi qua nơi bác bán hàng, tôi và Dương đều không thể rời mắt khỏi con búp bê, chúng tôi chỉ lo rằng có ai đó đến và mua mất con búp bê…
Sinh nhật tôi thoát cái đã đến rồi. nhưng ngay lúc này tôi đã xin mẹ được lấy tiền lì xì đầu năm để đi mua tặng Dương cuốn truyện mà cậu ấy thích. Tôi muốn trong ngày sinh nhật của tôi, Dương cũng sẽ có một món quà xứng đáng.
Nhưng hôm ấy, khi tôi đã gói xong món quà để tặng Dương và chờ cậu ấy ở gốc cây sau vườn nhà tôi như chúng tôi đã hẹn thì Dương lại không đến. Chúng tôi đã chọn gốc cây sau vườn để làm nơi tổ chức một bữa tiệc sinh nhật nhỏ, vì nơi này có một thảm cỏ vừa xanh, vừa dày với nhất nhiều những bông hoa màu trắng, màu vàng li ti mọc rải rác. Gốc cây nhà roi tôi vừa to, vừa lớn với tán lá rất rộng, tạo thành một bóng râm lớn để chúng tôi hàng ngày chơi đùa ở đây. Mẹ tôi đã chuẩn bị một bàn bánh kẹo nhỏ để nhà tôi cùng Dương và bà qua đón sinh nhật nhưng hôm ấy cậu ấy không sang. Tôi qua nhà Dương để hỏi nhưng bà cậu đóng cửa và chỉ nói vọng ra: “cháu cứ về trước đi, cái Dương nó đang có việc rồi.” Lúc đó, tôi không hiểu gì, tôi giận Dương lắm, mẹ tôi cũng an ủi tôi rằng có thể bạn bận thật nhưng lòng tôi thì tức lắm. Sau hôm ấy, tôi có thấy Dương đi học nhưng tôi không đến đi cùng và tôi cũng bỏ về trước. Tôi có thấy trên gương mặt Dương có nét gì phuồn miện, dường như có một điều gì đó không nên có ở một cô bé bảy tuổi vốn luôn hồn nhiên và lạc quan. Nhưng cơn giận trẻ con lại để tôi mặc kệ cậu ấy và tôi cứ vậy bỏ về. Bẵng đi mấy hôm, thì tôi không thấy Dương đi học nữa, nhà cậu ấy cũng có rất nhiều xe ô tô đến rồi lại đi. Mẹ tôi hình như biết có chuyện gì nhuungw tôi hỏi, mẹ chỉ thở dài và nói rằng:
- Con sang hỏi Dương xem sao đi con!
Nghe câu ấy, tôi cũng chỉ ậm ừ vâng dạ rồi tôi kệ, tôi vẫn rất giận Dương nhưng một phần cũng rất muốn biết gần đây cậu ấy có chuyện gì. Tôi có lén lút ra cửa sổ phía sau nhà Dương để nhòm vào xem Dương ra sao thì chỉ thấy một người phụ nữ lạ mặt đang nói chuyện với bà của Dương về chuyện đất đai hay tiền bạc gì đó, tôi không hiểu nên bỏ về. Một tuần trôi qua tôi không thấy Dương đi học, nhưng tôi không thể hết đi sự tự cao của mình để sang và hỏi thăm Dương, lòng tôi thì sốt sắng nhưng ngoài mặt tôi vẫn đi chơi đùa cùng bạn bè trong xóm.
Hôm ấy, vừa đi chơi về, tôi thấy một chiếc ô tô tải đi vụt qua mình và Dương đang ngồi trong cửa sổ, cậu ấy nhìn tôi và hình như tôi thấy Dương khóc. Tôi không hiểu và vội chạy theo nhưng làm sao mà tôi chạy kịp. Tôi vội chạy về nhà và vội vàng hỏi mẹ:
-Mẹ ơi, cái Dương nó đi đâu ấy! Con thấy nó với bà đang ngồi trên xe tải của ai mà sau xe thì chất nhiều đồ lắm.
Mẹ tôi thở dài, mẹ đưa tôi một hộp quà và bảo tôi rằng: “Con cầm lấy đi, quà cái Dương và bà tặng sinh nhật con đấy!” Tôi mở vội hộp quà, bên trong là cô bé búp bê váy vàng, nó đang nhìn tôi, tôi chợt thấy hối hận như đã trách nhầm Dương, tôi như đang phải đối mặt với Dương bằng sự day dứt vô cùng. Trong tay con búp bê đang cầm một mảnh giấy, tôi vội vàng mở ra đọc. “Minh ơi, Dương này. Xin lỗi Minh vì Dương không đến sinh nhật Minh được. Và từ bây giờ cũng không được nữa rồi. Ba của Dương mải cờ bạc quá rồi nợ người ta tiền nên bị đánh dữ lắm. Hồi nhỏ mẹ đi làm xa nhưng không dám cho Dương ở với ba vì sợ ông không cho Dương ăn học tử tế nên mới gửi Dương về quê ở với bà. Bây giờ nhà Dương phải bán nhà ở quê để trả nợ cho ba, rồi Dương với bà lên trên Hà Giang để ở với mẹ. Đây là món quà mà Minh rất thích, nhận nó rồi đừng giận Dương nữa nha. Con búp bê này chính là Dương đấy, sau này làm gì cũng đừng quên tớ nha”’
Tôi không biết khi ấy mình khóc từ lúc nào, chỉ nhớ mẹ đến ôm tôi và mẹ cũng buồn lắm. Mẹ tôi rất mến bà nó, tôi cũng vậy, tôi coi bà Dương như bà của mình nên khi nào cũng gọi là bà. Xóm tôi khi ấy còn nghèo mà hai nhà lại ở cuối xóm với nhau nên có gì cũng chia sẻ cho nhau cả, từ lâu đã thân như gia đình. Vậy là từ giờ tôi không được gặp Dương nữa, nhưng tôi chỉ muốn được gặp và nói với một câu với cậu rằng: Tớ không giận cậu nữa đâu, cảm ơn cậu nhiều lắm vì đã cho tớ một tuổi thơ thật đẹp.
Những điều mà người lớn mắc sai lầ khiến chính con trẻ chúng ta phải hứng chịu những hậu quả đau đớn nhất. Khi đọc “Cuộc chia tay của những con búp bê”, tôi chỉ nhớ đến Dương, nhớ đến con búp bê giống Dương vô cùng, tôi nuối tiếc những ngày cuối cùng chúng tôi còn được ở gần nhau nhưng tôi đã bỏ lỡ. Chúng ta đừng nên bỏ lỡ điều gì, nhất là trong tình bạn. Mong rằng lời tâm sự của tôi sẽ phần nào giúp chúng ta nhận ra những điều đáng quý, đáng trân trọng nhất xung quanh chính mình.
Xem thêm các bài văn mẫu lớp 7 được xem nhiều nhất chọn lọc hay khác:
Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích
Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
Dân gian ta có câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng Nhưng có bạn lại bảo
Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều