10+ Kể câu chuyện về tinh thần lạc quan, yêu đời lớp 4 (điểm cao)
Kể câu chuyện về tinh thần lạc quan, yêu đời lớp 4 gồm dàn ý chi tiết và các bài kể chuyện mẫu hay nhất, ngắn gọn được tổng hợp và chọn lọc từ những bài văn hay đạt điểm cao của học sinh lớp 4 trên cả nước.
- Kể câu chuyện về tinh thần lạc quan, yêu đời - mẫu 1
- Dàn ý Kể câu chuyện về tinh thần lạc quan, yêu đời
- Kể câu chuyện về tinh thần lạc quan, yêu đời - mẫu 2
- Kể câu chuyện về tinh thần lạc quan, yêu đời - mẫu 3
- Kể câu chuyện về tinh thần lạc quan, yêu đời - mẫu 4
- Kể câu chuyện về tinh thần lạc quan, yêu đời - mẫu 5
- Kể câu chuyện về tinh thần lạc quan, yêu đời - mẫu 6
- Kể câu chuyện về tinh thần lạc quan, yêu đời - mẫu 7
- Kể câu chuyện về tinh thần lạc quan, yêu đời - mẫu 8
- Kể câu chuyện về tinh thần lạc quan, yêu đời - mẫu 9
- Kể câu chuyện về tinh thần lạc quan, yêu đời (mẫu khác)
Kể câu chuyện về tinh thần lạc quan, yêu đời - mẫu 1
Tháng 8 năm 1942, trên đường đi công tác từ Cao Bằng sang Trung Quốc, Bác Hồ đã bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam và bị giải qua mấy chục nhà lao của tỉnh Quảng Tây. Chính trong thời gian bị tù đày này Bác Hồ đã viết tập thơ Ngục trung nhật ký (Nhật kí trong tù) với hơn một trăm bài thơ. Đọc tập thơ này, chúng ta thấy rất rõ tinh thần lạc quan, yêu đời của Bác Hồ kính yêu.
Cuộc sống trong tù rất gian khổ. Bác đã ghi lại nỗi gian khổ đó trong nhiều bài thơ như: Cơm tù, Cái cùm, Giải đi sớm. Ghẻ lở, Bốn tháng rồi... Qua các bài thơ này ta thấy Bác đã bị xích xiềng, bị bệnh tật, bị đói khát:
Bốn tháng cơm không no
Bốn tháng đêm thiếu ngủ
Bốn tháng áo không thay
Bốn tháng không giặt giũ
Cho nên
Răng rụng mất một chiếc
Tóc bạc thỏm mấy phần
Gầy đen như quỷ đói
Ghẻ lở mọc đầy thân
Tuy nhiên, giữa chốn địa ngục ở trần gian ấy, Bác vần giữ vững được tinh thần lạc quan, yêu đời, tin tưởng đó thể hiện ở thái độ ung dung ngắm trăng:
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
Ở tư thế hào hứng đón nhận cảnh bình minh:
Phương đông màu trắng chuyển sang hồng
Bóng tối đêm tàn quét sạch không
Hơi ấm bao la trùm vũ trụ
Người đi, thi hứng bỗng thêm nồng
Bác suy nghĩ về hoàn cảnh bị giam cầm của mình và thấy:
Ví không có cảnh đông tàn
Làm sao có cảnh huy hoàng ngày xuân?
Nghĩ mình trong bước gian truân
Tai ương rèn luyện, tinh thần thêm hăng
Bác coi gian khó, tù đày cũng như mùa đông lạnh giá. Mùa đông lạnh giá rồi cũng sẽ qua đi và mùa xuân rực rỡ tươi đẹp sẽ tới. Những ngày tối tăm tù ngục rồi cũng sẽ qua đi. Sẽ có ngày Bác lại được tự do đấu tranh cho cách mạng dân tộc và nhất định Người sẽ cùng cả đất nước Việt Nam đi tới thắng lợi như đi tới một mùa xuân mới.
Đó chính là lòng lạc quan, yêu đời, tin tưởng ở thắng lợi của Bác Hồ. Thực tế thắng lợi lớn lao của nhân dân Việt Nam đã chứng tỏ tinh thần lạc quan, tin tưởng của Người là có cơ sở thật vững chắc. Mỗi chúng ta đều cần phải học tập tinh thần lạc quan, yêu đời của Bác để tiến lên.
Dàn ý Kể câu chuyện về tinh thần lạc quan, yêu đời
1. Mở bài
- Giới thiệu câu chuyện.
2. Thân bài
- Nêu tên câu chuyện
- Nêu tên nhân vật
- Kể lại diễn biến câu chuyện
- Kể kết cục và ý nghĩa của câu chuyện.
3. Kết bài.
- Cảm nhận của em về câu chuyện đó
Kể câu chuyện về tinh thần lạc quan, yêu đời - mẫu 2
Bố mẹ em vẫn gọi chú là chú Trực. Chú là thương binh tại mặt trận Lạng Sơn năm 1980, bị pháo giặc tiện mất một chân phải và tay phải.
Khi chú đang nằm điều trị ở Quân y viện thì người yêu đi lấy chồng. Sau này, chú nói "cái tin ấy" làm cho chú bàng hoàng, đau đớn như bị trọng thương một lần nữa.
Sau hai năm ở Trại Thương binh, gia đình đón chú về quê. Tuy có lương thương binh, được bố mẹ chăm sóc, nhưng chú Trực đã trải qua những tháng ngày đau buồn, mặt mũi cứ héo hon lại mãi. Chú nói: Chuyện "Số phận con người" của nhà văn Nga như lôi chú thoát ra khỏi cơn ác mộng....
Năm 1990, chú xin dự thi vào trường Đại học tại chức, Khoa Chăn nuôi. Năm năm học hành vất vả, chú đã tốt nghiệp loại ưu, được về nhận công tác tại Sở Nông lâm nghiệp của tỉnh. Hiện nay, chú đã có vợ và hai con. Cô Xuân, vợ chú Trực là giáo viên Trung học cơ sở.
Anh Hùng thi Đại học trượt vỏ chuối, buồn thỉu buồn thiu. Chuyện này bà kể cho anh Hùng nghe. Em đã ghi lại. Bà nhắc: “Cháu chẳng phải học ai đâu xa. Học chú Trực; học mà cố gắng. Đường đời còn rộng mở. Cháu mới 19 tuổi thôi mà”.
Kể câu chuyện về tinh thần lạc quan, yêu đời - mẫu 3
Tuần vừa rồi, trong tiết kể chuyện em có được đọc câu chuyện về anh Giôn trong tác phẩm Khát vọng sống. Tinh thần lạc quan, khát vọng sống lớn lao chính là nguồn động lực vô hạn giúp anh vượt qua những khó khăn để sống và tồn tại trong những hoàn cảnh tưởng chừng không thể.
Giôn và Bin khập khiễng đi ra bờ suối. Mỗi người mang một khẩu súng và một cuộn chăn trên vai. Cả hai đều thấm mệt sau những ngày gian khổ dài đằng đẵng. Giôn bỗng trượt chân suýt ngã. Anh thốt lên một tiếng kêu trong đau đớn:
- Bin, mình bị trật khớp rồi.
Bin vẫn lảo đảo lội qua dòng nước. Giôn lại gọi, tiếng gọi như lời van vỉ của một người tuyệt vọng. Nhưng Bin không quay lại. Giôn chỉ biết nhìn theo Bin cho đến khi Bin vượt qua đỉnh đồi rồi mất hút.
Giôn nén đau trèo lên đỉnh đồi. Đã mấy ngày liền anh không có gì để ăn. Thỉnh thoảng, anh hái những quả dại để nhét tạm vào miệng rồi ráng nhai nuốt. Đêm đến, không lê bước nổi, anh dừng lại để ngủ.
Một buổi sáng, khi cái đói cào xé ruột gan khiến đầu óc anh mụ mẫm, tình cờ, anh bò gần một con chim đang ngủ quên. Nó giật mình lao vút lên đâm vào mặt anh. Một vài lần, anh bắt được một vài con cá nhỏ trong vũng nước. Anh nhai chúng rất cẩn thận vì biết rằng phải cố ăn để sống.
Một ngày kia, khi anh lê bước, anh gặp một con gấu lớn. Súng đã hết đạn, anh rút con dao săn. mắt chằm chằm nhìn nó. Con gấu bật ra một tiếng gầm thăm dò. Nếu anh bỏ chạy, nó sẽ đuổi theo. Nhưng anh không chạy. Anh đứng im như một pho tượng cho đến lúc cơn nguy hiểm đã qua.
Vào một ngày nọ, Giôn nằm bất động trên một mỏm đá. Anh chợt thấy một con tàu đang buông neo. Vừa lúc đó, anh thấy một con sói, đầu nó rũ xuống. Hình như nó bị bệnh, nó đang thở phì phò và húng hắng ho.
Mặc dù đã quá yếu nhưng anh vẫn cố bình tĩnh tiếp tục chuyến đi khủng khiếp để tìm tới con tàu. Bấy giờ anh không thể đứng dậy được nên chỉ bò bằng hai tay và đầu gối.
Có lần, anh ngất nhưng rồi tỉnh lại bởi tiếng khò khè sát bên tai. Anh cảm thấy cái lưỡi của sói quệt trên bàn tay anh. Những cái nanh ép nhè nhẹ, rồi mạnh dần. Con sói nỗ lực cắn vào tảng thức ăn mà nó chờ đợi từ lâu. Nhưng con người đã dùng hai tay như giộp nát bóp lấy hàm nó. Con sói chống lại một cách yếu ớt. Mấy phút sau, toàn bộ sức lực của con người đã đè lên mình con sói.
Trên boong tàu, một nhóm người nhìn thấy một vật lạ ở trên bờ đang chuyển động ra phía biển. Họ trèo lên một chiếc thuyền nhỏ để vào bờ xem. Giôn được cứu sông.
Bây giờ, Giôn nằm trên giường, nước mắt chảy trên hai gò má gầy guộc. Anh kể lại bằng những lời rời rạc về lai lịch của mình, về những khát vọng sống đã qua. Khát vọng sống đã giúp anh chiến thắng được thú dữ, chiến thắng được cái chết.
Thật là một câu chuyện cảm động về khát vọng sống mãnh liệt của con người, Tại trong những hoàn cảnh khắc nghiệt chúng ta mới càng khám phá ra nhiều hơn nữa những khả năng phi thường của chính bản thân mình. Anh Giôn trong truyện là một ví dụ điển hình như thế, em vô cùng cảm phục anh.
Kể một câu chuyện về tinh thần lạc quan, yêu đời - mẫu 4
Ở gần nhà tôi có ông Nam là người rất vui tính. Năm nay, ông Nam đã ngoài sáu mươi tuổi, tuy ông đã về hưu nhưng ông vẫn còn hăng hái với công việc vì thế Ủy ban phường đã mời ông ra làm việc với cương vị là phó Chủ tịch Mặt trận phường.
Một lần, mẹ đưa tôi lên phường để nộp giấy sinh hoạt hè. Tình cờ tôi nhìn thấy ông Nam đang vui vẻ giải quyết về việc hai căn hộ tranh chấp nhau về đất đai. Nhìn cách nói và vẻ mặt "khôi hài" cùng với tính chất nghiêm túc của công việc, tôi vô cùng ngạc nhiên trước sự giải quyết của ông. Với cách nói dí dỏm và thấu tình đạt lí của ông, cả hai gia đình đã bắt tay nhau hòa giải.
Ông Nam là người rất vui tính, đặc biệt ai đã nghe thấy tiếng cười của ông đều cảm thấy vui lây. Ông thường bảo mọi người:
"Sống phải vui, phải hay cười thì mới sống lâu được. Một tiếng cười bằng mười viên thuốc bổ đấy!"
Tối về nhà, ông thường bảo tôi sang nhà ông cùng với mấy đứa cháu của ông học đánh đàn. Trước đây khi còn trẻ, ông là tay đàn ghi ta cừ khôi của nhạc viện thành phố. Tiếng đàn của ông trong trẻo, réo rắt, len lỏi vào tâm hồn con người, khiến người ta quên hết mệt mỏi, thêm yêu cuộc sống.
Cả phường tôi đều rất yêu quý ông Nam. Hễ gia đình nào có mâu thuẫn, ông đều tìm đến hòa giải. Ông còn làm cho mọi người trong gia đình cười một phen "bể bụng" vì những câu chuyện khôi hài của ông.
Riêng tôi, tôi rất kính trọng ông Nam. Tuy già nhưng ông rất vui tính, ông đã làm cho những người dân ở phường tôi thêm yêu thương nhau hơn và đặc biệt ở mọi nơi lúc nào cũng có những tiếng cười vui vẻ
Kể một câu chuyện về tinh thần lạc quan, yêu đời - mẫu 5
Em rất khâm phục những người chiến sĩ cách mạng vì ở họ toát lên một sự dũng cảm, kiên cường, vững vàng như sắt đá mà không phải người nào cũng có. Người chiến sĩ cách mạng em yêu quý và kính trọng nhất chính là Bác Hồ.
Tháng 8 năm 1942, sau hơn ba mươi năm bôn ba ở nước ngoài, Bác Hồ đã trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng và trên đường sang Trung quốc, Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt và giam giữ hơn một năm trời. Bị giam cầm, mất tự do và chắc chắn Bác còn phải chịu cả những trận đòn roi tra tấn, những chặng đường tù dài dằng dặc. Thế nhưng, ở Bác vẫn có một tâm hồn rộng mở gắn bó với thiên nhiên. Bác vẫn làm thơ, ngắm trăng, thưởng thức cảnh đẹp hiếm có của đất trời.
Điều ấy cho em hiểu là dù thân thể bác ở trong tù nhưng tâm hồn của Bác lại vẫn lạc quan, yêu đời và tự do
Kể một câu chuyện về tinh thần lạc quan, yêu đời - mẫu 6
Chào tất cả các bạn ! Câu chuyện mình sắp kể cho các bạn nghe có tên là: “Chàng tiều phu lạc quan”.
Chuyện kể rằng, ngày xưa ở một ngôi làng nọ. Có một chàng tiều phu rất nghèo. Cha mẹ chàng mất sớm và không để lại cho chàng bất cứ thứ gì cả, ngoài chiếc rìu đốn củi. Hằng ngày chàng thường vào rừng đốn củi để bán kiếm tiền nuôi thân.
Đêm đến, chàng thường trú trong một cái hang sau làng. Cuộc sống tuy có khó khăn, cực khổ nhưng lúc nào người ta cũng thấy chàng vui vẻ và tươi cười. Mỗi đêm, nhìn lên bầu trời, chàng đều mơ về một căn nhà. Từ đó, chàng luôn cố gắng làm việc, tích góp tiền bạc để có thể dựng được một căn nhà cho riêng mình.
Thời gian trôi qua, chẳng bao lâu, chàng đã có thể dựng được cho riêng mình một căn nhà. Khi căn nhà được hoàn thành, mặc dù không lớn nhưng chàng rất hạnh phúc. Bà con xóm làng đến chúc mừng chàng.
Vào một ngày mùa hè nọ. Thời tiết trở nên khô nóng, căn nhà của chàng đột nhiên bốc cháy dữ dội. Lúc ấy, chàng tiều phu đang đốn củi trong rừng nên không biết. Mọi người trong làng cố gắng dập tắt lửa nhưng đã quá muộn vì ngọn lửa cháy quá lớn. Khi chàng tiều phu trở về, thấy nhà mình đã cháy sập, chàng buồn lắm. Mọi người đến an ủi và chia buồn với chàng tiều phu.
Ngày hôm sau, người ta thấy chàng tiều phu đang vác rìu lên rừng để đốn củi. Họ thấy chàng vui vẻ làm việc và không hề buồn vì căn nhà bị cháy. Họ hỏi chàng:
– Nhà anh đã bị cháy. Bây giờ anh không còn nhà để ở nữa, mà sao anh vẫn vui vẻ và yêu đời thế ?
Chàng tiều phu cười với họ, chàng chỉ cây rìu và nói:
– Tôi còn đôi tay, còn cây rìu. Tôi có thể xây lại cho mình một căn nhà mới. Chỉ cần tôi cố gắng.
Câu chuyện “Chàng tiêu phu lạc quan” cho chúng ta một bài học vô cùng ý nghĩa, đó là lạc quan trước các vấn đề trong cuộc sống. Mất thì chúng ta làm lại, không từ bỏ.
Kể một câu chuyện về tinh thần lạc quan, yêu đời - mẫu 7
Có một người mù đến nhà bạn thân chơi. Sau khi dùng cơm tối xong xuôi, người mù chuẩn bị ra về. Lúc ấy, chủ nhà mới đưa cho anh ta một chiếc đèn pin và nói: “Trời tối không nhìn thấy đường, anh cầm cái đèn này soi đường cho sáng rồi về“.
Người mù chau mày trong giây lát rồi nói: “Anh biết rõ tôi là một người mù còn chuẩn bị đèn soi đường chẳng phải là cười nhạo tôi sao?“.
Vị chủ nhà mỉm cười, đáp: “Anh hiểu nhầm ý tôi rồi. Anh đi đường, nhiều người khác cũng đi đường. Soi đường không phải để cho anh nhìn mà để người khác trông thấy không đâm vào anh“.
Người mù bấy giờ mới ngẩn người ngộ ra.
Kể một câu chuyện về tinh thần lạc quan, yêu đời - mẫu 8
Có một cậu bé tính khí nóng nảy, hẹp hòi, thường hay cáu giận. Một hôm người cha đưa cho cậu bé một túi đinh, chiếc búa và dẫn đến chiếc bảng gỗ sau nhà. Cha cậu nói: “Sau này mỗi lần con không kiềm chế được cảm xúc hay nổi giận làm tổn thương ai, hãy đóng một chiếc đinh lên bảng“.
Ngày thứ nhất cậu đã đóng rất nhiều đinh lên bảng nhưng qua mỗi ngày số đinh trên bảng đã ít dần đi. Cậu phát hiện rằng tính khí của mình cũng ngày một tốt hơn. Cậu học được cách khống chế cảm xúc và nhận ra chuyện đó còn dễ hơn cả đóng đinh lên bảng.
Sau cùng, cho đến một ngày cậu đã không còn phải đóng chiếc đinh nào lên bảng nữa. Cậu đem sự việc kể với cha mình. Cha cậu lại nói: “Từ nay, cứ mỗi khi con làm được một việc tốt, giúp người khác vui, hãy nhổ một chiếc đinh ra“.
Ngày qua ngày, số đinh trên bảng lại không ngừng ít đi cho đến một hôm tất cả đều đã được nhổ hết. Người cha nắm lấy tay cậu bé, đứng trước chiếc bảng nói: “Con trai ngoan của cha, con đã làm được rất tốt. Nhưng con hãy nhìn những cái lỗ trên tấm bảng này mà xem! Nó vĩnh viễn không thể nào hết được. Cũng giống như khi con làm tổn thương người khác vậy, cũng sẽ để lại những vết thương không thể xóa trong lòng họ”.
Kể một câu chuyện về tinh thần lạc quan, yêu đời - mẫu 9
Có người thợ mộc đốn hạ một chiếc cây, sau đó làm ra 3 chiếc thùng gỗ. Một chiếc đựng phân, gọi là thùng phân, ai thấy cũng đều tránh xa. Một chiếc đựng nước, gọi là thùng nước, mọi người đều dùng. Một chiếc đựng rượu, gọi là thùng rượu, là thức uống của nhiều người.
Đều là một chiếc thùng nhưng chứa những thứ khác nhau sẽ có vận mệnh khác nhau, có cái bị xa lánh, ghét bỏ, có cái lại được yêu quý, luôn đặt bên mình. Chẳng phải đời người cũng vậy sao?
Kể một câu chuyện về tinh thần lạc quan, yêu đời - mẫu 10
Ba người công nhân đang xây một bức tường, có người đi ngang qua hỏi: “Các anh đang làm gì vậy?“.
Người thứ nhất cau có trả lời: “Anh không nhìn thấy sao? Xây tường chứ làm gì nữa!“.
Người thứ hai bình thản nói: “Chúng tôi đang xây dựng một cao ốc“.
Người thứ ba mỉm cười rạng rỡ bảo: “Chúng tôi đang xây dựng một thành phố mới”.
10 năm sau…
Người thứ nhất vẫn đang xây một bức tường khác trên công trường mới. Người thứ hai làm kỹ sư xây dựng, đang ngồi ở văn phòng thiết kế công trình. Còn người thứ ba chính là ông chủ của hai người kia.
Xem thêm các bài văn mẫu lớp 4 hay, ngắn nhất khác:
Viết thư cho bạn kể về về tình hình học tập của lớp em hiện nay
Nghe tin quê bạn bị thiệt hại do bão, hãy viết thư thăm hỏi và động viên
Nghe tin gia đình một người thân ở xa có chuyện buồn, viết thư thăm hỏi và động viên
- Giải Tiếng Anh lớp 4 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Family and Friends
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Wonderful World
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Explore Our World
- Lớp 4 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - KNTT
- Lớp 4 - Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - CTST
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - CTST
- Giải sgk Toán lớp 4 - CTST
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - CTST
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - CTST
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 4 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - CTST
- Lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 4 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - Cánh diều
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 Toán, Tiếng Việt (có đáp án)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)