Tả cây gạo lớp 4 (dàn ý, 13 mẫu điểm cao)

Bài văn Tả cây gạo lớp 4, 5 gồm dàn ý chi tiết và các bài văn mẫu hay nhất, ngắn gọn được tổng hợp và chọn lọc từ những bài văn hay đạt điểm cao của học sinh lớp 4 trên cả nước.

Tả cây gạo lớp 4, 5 - mẫu 1

Cứ mỗi lần về quê ngoại, em lại có dịp được ngắm cây gạo già đầu làng. Đứng từ xa trông, gạo như một người dũng sĩ hiên ngang giữa khoảng đất rộng bảo vệ cho dân làng. Cây gạo cao hơn 30 mét, mọc thẳng đứng. Thân cây gạo to, vỏ có gai nhọn, màu nâu. Cây gạo thẳng đuột, lên cao phân nhánh, những nhánh gạo to lớn như những bắp tay người lớn vươn dài ra đón ánh nắng mặt trời. Lá gạo xoè ra khá lớn, hình chân vịt, có màu xanh biếc, khi về già lá ngả màu vàng và rụng cành. Hoa gạo có màu đỏ đậm hay đỏ hồng, mỗi hoa có vài cánh nhỏ, nhụy hoa khá lớn và trông rất kiều diễm. Hoa gạo nở ngập tràn, chi chít những bông đỏ như những tia lửa nhỏ thắp lên rực rỡ và xinh đẹp biết bao. Trên khóm gạo, chim chóc bay đến hội tụ ca khúc ca đầy sôi động đầy thích thú.

Trải qua nhiều mưa nắng, bão tố của thời tiết mà gạo vẫn đứng vững đến bây giờ, chứng kiến bao sự đổi thay của làng quê và sự trưởng thành của bao thế hệ. Cây gạo trở thành một biểu tượng thân yêu của làng quê em, bởi vậy mà ai cũng đều yêu quý nó.

Dàn ý Tả cây hoa gạo lớp 4, 5

1. Mở bài

- Giới thiệu về cây gạo

2. Thân bài

- Vị trí của cây gạo

- Đặc điểm của cây gạo:

+ Cây gạo cao hơn 30 mét, mọc thẳng đứng.

+ Thân cây gạo to, vỏ có gai nhọn, màu nâu.

+ Cây gạp có nhiều nhánh cây lớn vươn dài đón ánh nắng mặt trời

+ Lá gạo xoè ra khá lớn, hình chân vịt, có màu xanh biếc

+ Hoa gạp có màu đỏ

- Kỉ niệm của em với cây gạo

3. Kết bài

- Tình cảm của em với cây gạo

Tả cây gạo - mẫu 2

Từ bao đời nay, cây gạo già đã đứng sừng sững chiếm lấy khoảng đất giữa đình làng em. Thân cây gạo to và rất cao, vỏ màu nâu có chi chít gai nhọn. Gạo phân nhánh đầu ngọn, những cành khá to và vươn dài chiếm lấy một khoảng không. Lá gạo có màu xanh nhạt, vào mùa hoa lá gạo rụng hết, hoa gạo bắt đầu nở bập bùng như những đốm lửa nhỏ giữa bầu trời tuyệt đẹp. Hoa gạo màu đỏ đậm, cuống hoa có màu xanh đậm, dài bằng đốt ngón tay. Những chiều về, tụi nhỏ chúng em kéo tới dưới gốc gạo vui chơi, tụm năm tụm bảy kể chuyện cho nhau nghe. Trên cao, chim chóc ríu rít gọi mới bình yên đến lạ.

Dù bây giờ đã rời quê lên thành phố, nhưng trong em, vẫn mãi không quên được hình ảnh cây gạo thân yêu, đã gắn bó cùng em bao kỉ niệm tuổi ấu thơ.

Đoạn văn tả cây gạo - mẫu 3

Từ góc ban công nhìn ra, cây gạo đứng hiên ngang nổi bật nơi hàng cây trên đường phố, mang màu đỏ rực rỡ của những bông gạo mùa hoa. Cây gạo cao to, đứng bệ vệ trên đường, mang bóng mát cho người đi bộ trên vỉa hè. Vỏ cây có màu nâu đất, thân thẳng và càng lên cao càng phân nhánh nhiều. Lá gạo hình bàn tay, màu xanh biếc. Mỗi mùa hoa gạo đến, hoa nở rực cả một khoảng không, bông nào bông nấy mang màu đỏ tựa những đốm lửa rực rỡ tuyệt đẹp dưới nắng trời như đang khoe vẻ đẹp kiều diễm của mình. Những cơn gió nhẹ lướt qua làm vài bông gạo lìa cành, cánh gạo phất phơ từ trên cao xuống trông thật đẹp. Trên ngọn cây, chim chóc bay về làm tổ, tiếng hót râm ran chào đón mọi người. Đêm về, gạo đứng trầm ngâm hiền lành, cành gạo đung đưa trong làn gió thật yên bình thư thái biết bao.

Đoạn văn tả cây gạo - mẫu 4

Hè vừa rồi, em được bố mẹ cho về thăm quê ngoại. Trước cổng nhà bà có trồng một cây gạo rất đẹp, nở hoa rực rỡ. Cây gạo cao hơn hai chục mét, gốc cây khá to, bằng vòng tay của em. Vỏ cây màu nâu đất, có gai nhọn, nếu không cẩn thận rất dễ bị đâm vào da. Cây thẳng ở dưới gốc và phân nhánh phần ngọn, nhánh cây to vươn dài ra giữa khoảng không. Gạo vào mùa hoa nên lá rụng hết, chỉ còn một bầu trời hoa đỏ rực như những đốm lửa nổi bật giữa bầu trời xanh thẳm. Mỗi bông hoa gạo có năm cánh, xoè rộng, nhị hoa nổi bật ở giữa như những sợi râu nhỏ. Từ hoa gạo dần kết quả, quả gạo không quá lớn bên trong chứa nhiều sợi như những sợi bông nhỏ. Những chiều hè, em cùng cả nhà ra gốc gạo hóng mát, tiếng rộn ràng của bầy chim chuyền cành trên cao như hoà vào khúc nhạc thương yêu. Em rất thích cây gạo này, sau này về thành phố, em sẽ kể cho các bạn nghe về gốc gạo trước cổng nhà ngoại em .

Tả cây gạo - mẫu 5

Bốn phía ở làng quê em đều trồng nhiều cây gạo. Cây gạo như thật quen thuộc với tất cả người dân làng em và đặc biệt với lũ trẻ chúng em thường thường hay tụ tập để có thể chơi đùa dưới tán lá râm mát của cây.

Cây gạo như là một người bạn thân với mỗi người dân quê em. Lá của cây gạo to xoè ra bằng bàn tay người lớn, màu xanh nhạt và khi lá đã già thì lại chuyển sang màu vàng. Thế rồi em như thấy được thân cây gạo to bằng cột đình làng, thân cây nó cũng như đã cao thẳng đuột. Thế rồi em như cũng thấy được những cành chĩa ra bốn phía như những cánh tay dũng sĩ. Cứ đến mỗi dịp Tết đến làng lại hân hoan mở Tết trồng cây năm nào cũng vậy, các cụ già làng em lại ra vun gốc và tưới phân cho các cây gạo thêm xanh tốt nữa.

Cây hoa gạo đẹp nhất bởi tháng ba, tháng ba, gạo ra hoa. Quan sát thấy được rằng, chính nụ gạo to bằng cái chén uống rượu của các cụ, và nụ gạo lại có màu đỏ nâu, đỏ sẫm. Dễ nhận thấy được rằng, chính nụ hoa có cái cuống to bằng chiếc đũa, và hơn hết em dường như cũng đã thấy được rằng cuống như cũng có độ dài độ đốt ngón tay. Hoa gạo dường như cũng đã nở xoè to hơn cái chén tống, có nhiều cánh, màu đỏ hồng, đỏ tươi nhìn thật đẹp biết bao nhiêu. Thế rồi cho đến tháng tư, trong nắng hè chói chang, và em như thấy được chính cây gạo làng em nở hoa như thắp muôn nghìn ngọn lửa cháy rừng rực giữa trời xanh. Vào những buổi sớm sớm, chiều chiều thì ở cây gạo lại như đã có hàng trăm con chim kéo đến. Có thể kể ra có các loài chim đó chính là chim cu gáy, chim sáo sậu, sáo đen, chim sâu, chim vành khuyên, chim quạ,.. Chúng cứ như hót líu lo, chúng chuyện trò râm ran, chúng bay lượn. Tưởng như bầy chim trời kéo về dự hội hoa gạo vậy.

Khi mà hoa gạo nở hoa rồi kết thành trái. Cho đến cuối tháng sáu, đầu tháng bảy, trái gạo dường như cũng đã chín nở xoè ra nhiều múi. Bông gạo như thật là trắng tinh mang theo hạt gạo. Nó dường như cũng đã được những cơn gió đưa đi khắp mọi chân trời.

Cây gạo chính là một trong những vẻ đẹp bình dị và gần gũi của quê em. Năm nay, gạo nở hoa đỏ rực, báo tin một vụ chiêm bội thu cho cả làng em và ai ai cũng yêu quý cây gạo.

Tả cây gạo - mẫu 6

Đầu làng em có một cây gạo lâu năm. Mỗi mùa cây gạo lại có vẻ đẹp riêng khiến em rất ấn tượng.

Hoa gạo còn có một tên gọi thân thương khác là hoa mộc miên. Bao năm tháng qua đi, cây gạo già vẫn trầm ngâm đứng ở đầu làng quan sát cuộc sống con người. Thân gạo to, màu nâu nhạt, bạc phếch vì gió mưa. Rất khó để nhìn thấy những cái gai ở gần gốc mà chỉ có thể nhìn thấy gai ở đoạn thân cao hơn. Cây gạo rất cao, lên tới đầu ngọn gạo mới phân nhánh. Cành của cụ gạo vươn dài kiêu hãnh dưới trời xanh. Càng có tuổi cành gạo càng vững chắc.

Vào mùa hè, gạo ra nhiều lá xanh nhạt tỏa bóng mát rượi. Nhìn từ xa, lá gạo trông như những cánh tay nhỏ bé trên cành. Mùa thu, cụ gạo đón ánh trăng vàng với bọn trẻ đi phá cỗ. Sang mùa đông, lá gạo dần rụng xuống. Dường như lá gạo đang muốn cây chắt chiu từng giọt nhựa để cây trổ hoa. Mùa xuân ấm áp về, hoa gạo nhú lên những màu đỏ chói. Hình ảnh cây gạo nở hoa cũng là hình ảnh làm em hồi hộp, xao xuyến nhất.

Nhìn từ xa, câu gạo như một mâm xôi gấc khổng lồ. Cây gạo làm cho cả một khoảng trời đỏ rực rỡ. Hoa gạo được ba tháng thì rụng hết. Cây lại chắt chiu mầm nhựa để cây cho ra lộc, lá… Từ xa xưa hoa gạo đã đi vào trong thơ ca:

“Bao giờ cho đến tháng ba

Hoa gạo rụng xuống bà già cất chăn…”

Ai đã từng đến với làng quê em sẽ không thể quên vẻ đẹp cổ kính của cây hoa gạo. Người dân làng em ai cũng yêu quý cây và mong cây gạo sống lâu hơn nữa để tiếp tục chứng kiến sự đổi thay của làng quê cũng như con người.

Tả cây gạo - mẫu 7

Nắng xuân luôn biết cách sưởi ấm cho đất trời để vạn vật bừng sáng sau giấc ngủ đông. Những tia nắng ấm áp ấy cũng thổi bùng muôn nụ nhỏ trên cành cây hoa gạo thành những đốm lửa đỏ rực. Nhờ thế, cây hoa gạo cổ thụ đầu làng tôi đã khoác một chiếc áo mới vô cùng lộng lẫy.

Nhìn từ xa, cây gạo đỏ rực như một đuốc lớn đang bùng cháy. Quanh năm, cây hoa gạo khoác lớp vỏ nâu đen, xù xì như da cóc. Gốc cây hoa gạo to tròn, phải vài ba người ôm mới xuể. Gốc lồi lõm, sần sùi theo năm tháng. Từ gốc, thân gạo mọc lên thẳng tắp rồi tỏa ra muôn cành lớn nhỏ. Các cành lớn mập mạp nâng đỡ các cành nhỏ. Các cành nhỏ mọc vươn dài ra khắp phía như những cánh tay dang ra đón nắng, đón mưa, đùa vui cùng gió. Một số cành còn tỏa xuống tận gần gốc tạo thành một vòng cung tròn rộng lớn. Mùa này, lá cây hoa gạo khá ít. Những chiếc lá nho nhỏ, xanh non mỡ màng như những ngôi sao xanh lấp lánh bên hoa. Hoa gạo năm cánh đỏ thắm, mịn màng chụm vào nhau ở nhụy. Nhụy hoa cùng màu với cánh như điểm thêm những chấm tím than ti li ở ngọn. Từng bông hoa gạo đỏ đã dệt nên một tấm áo choàng đỏ rực phủ lên cây gạo. Không chỉ có những bông hoa đã bung nở, bao búp phượng vẫn còn e ấp ngủ. Chắc chúng đợi nắng ấm rọi chiếu, đợi đàn chim hót tới đánh thức mới mở mắt xòe cánh. Bông hoa gạo thơm nồng, quyến rũ, gọi bầy chim kéo tới dạo chơi. Từng đàn chim sáo, cu gáy hay quạ đen lũ lượt liệng bay quanh cây gạo. Chú vành khuyên khẽ sà xuống, đậu trên một chiếc cành nhỏ rồi cất vang tiếng hót. Chắc không ít người đã từng nghe:

“Bao giờ cho đến tháng ba

Hoa gạo rụng xuống bà già cất chăn”

Hoa gạo nở rộ, rụng đỏ đầy đường chính là báo hiệu bầu trời đã nắng ấm. Cứ như muôn cánh hoa gạo đỏ rực đã gọi sự ấm áp đó về với làng xóm quê tôi vậy.

Tả cây gạo - mẫu 8

Sừng sững phía đầu làng là bóng hình một cây gạo to lớn và vững trãi. Không ai biết cây đã qua bao nhiêu mùa hoa, đón biết bao mùa xuân về nhưng cây gạo nơi đầu làng đã trở thành hình ảnh tiêu biểu cho chốn làng mạc đồng quê, là bóng hình quê hương mà em sẽ mãi ghi nhớ.

Cây gạo đã ở đây từ rất lâu, dù bão gió mạnh mẽ và mãnh liệt thế nào cũng không quật đổ được thân cây to lớn. Thân cây gạo có lớp vỏ xù xì, cứng rắn. Thân cây lớn đến mức hai đứa trẻ bọn em vòng tay ôm không xuể. Thân cây cao và sừng sững, như một vị anh hùng hiên ngang bảo vệ cho vùng quê yên bình nơi em sống. Rễ cây dường như đã ăn sâu vào lòng đất mẹ, có những nhánh rễ to, nổi gồ lên mặt đất trông như những con rắn khổng lồ. Cây gạo có những cành dài, vươn xa thành một lán cây có tầm vóc rộng lớn. những cành cây càng lên cao càng thu gọn lại, nhìn từ xa như một ngọn tháp cao lớn. Mỗi mùa hoa gạo đến, cây lại đỏ rực vòm trời, những bông hoa gạo đỏ thắm và mềm mại, năm cánh hoa bao bao bọc bên ngoài, bên trong là những thân nhụy với những chấm đen li ti trên đầu nhìn rất độc đáo. Hoa gạo rực rỡ tháng ba, hoa gạo thắp sáng vẻ đẹp cho quê hương, hình ảnh một góc trời đỏ rực rỡ cũng đủ gợn nên biết bao vẻ đẹp đằm thắm nơi làng quê.

Hoa gạo nở rồi kết thành trái, trái gạo có sáu múi, được đơm quả vào tầm tháng sáu. Bông gạo lúc ấy trắng như hạt gạo, theo cơn gió chốn làng mạc đi đến khắp mọi phương trời.

Hình ảnh cây hoa gạo to cao sừng sững từ lâu đã khắc vào trong tiềm thức của em. Bóng hình cây cổ thụ hiên ngang nơi đầu làng như người bạn hiền của những người dân quê. Dù mai này có đi xa thì em vẫn luôn nhớ đến hình ảnh cây gạo cổ thụ nơi quê hương yêu dấu.

Tả cây gạo - mẫu 9

Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, cành nặng trĩu những hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót. Chỉ cần một làn gió nhẹ hay một đôi chim mới đến là có ngay mấy bông hoa gạo lìa cành. Những bông hoa rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúi xuống, những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng nom thật đẹp.

Ngày tháng qua đi thật chậm mà cũng thật nhanh. Những bông hoa đỏ ngày nào đã trở thành những quả gạo múp míp, hai đầu thon vút như con thoi. Sợi bông trong quả đầy dần, căng lên; những mảnh vỏ tách ra cho các múi bông nở chín đều, chín như nồi cơm chín đội vung mà cười, trắng lóa. Cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.

Tả cây gạo - mẫu 10

Ở các làng khác thường có cây đa to thì ở làng em lại có được một cây gạo cổ thụ sừng sững giữa đất trời. Ai ai cũng rất yêu cây hoa gạo này.

Lá của cây hoa gạo cũng giống như màu của biết bao những cây khác, nó cũng có được một màu xanh nhạt to xoè ra bằng bàn tay người lớn. Thế rồi ấn tượng nhất đó chính là cái thân to bằng cột đình làng, thẳng đuột. Những cái cành như cũng đã chĩa ra bốn phía như những cánh tay siêu nhân thật cừ khôi vậy. Và cứ cho đến ngày Tết trồng cây thì không ai bảo ai các cụ làng em ra vun gốc và tưới phân. Vào những độ tháng ba gạo ra hoa. Nụ hoa gạo lúc này đây lại rất đẹp, nó to như cái chén rượu của các cụ vậy. Quan sát kỹ hơn em như thấy được nụ gạo có cuống to bằng chiếc đũa, dài khoảng một đốt ngón tay. Thế rồi em như thấy được hoa gạo xoè hơn cái chén tống, nhiều cánh. Có lẽ rằng, chính cây gạo hiên ngang trước thiên nhiên với lớp vỏ như thật là thô. Cũng cùng với đó là những chiếc gai nhọn mọc xung quanh thân cây như chống chọi với sự khắc nghiệt của thời gian. Không ai không khỏi ngạc nhiên khi nhìn thấy được khi hoa gạo nở thành hoa rồi kết thành quả. Và cho đến đầu tháng bảy, thì lúc này đây những trái gạo chín nở xoè ra nhiều múi. Ta như thấy được những bông gạo trắng mang theo hạt gạo, được gió đưa đi khắp mọi nơi. Em như cũng đã nhìn thấy được những bông gạo bay lơ lửng trong không trung tuyệt đẹp.

Cây gạo dường như cũng đã gắn liền với tuổi thơ của những người dân quê tôi. Cây gạo trở thành một kí ức ngọt ngào trong quãng đời của mỗi người dân quê vậy.

Tả cây gạo - mẫu 11

Ngôi làng nhỏ của em có một cây hoa gạo cổ thụ trồng ở đầu đình. Vào những ngày hè, chúng em thường cùng nhau vui chơi dưới gốc cây gạo. Với học sinh chúng em, cây gạo cũng như một người bạn đồng hành thân thiết trong những ngày tháng tuổi thơ.

Không ai biết cây hoa gạo được trồng từ bao giờ, mọi người chỉ truyền tai nhau rằng đó là một cây đại thụ, là cây thiêng của làng, chẳng ai bảo ai mọi người đều luôn giữ gốc cây sạch sẽ, quét lá và nhổ cỏ thường xuyên. Cây gạo có lớp vỏ xù xì, thân cây được bao phủ bởi những chiếc gai nhọn cứng cáp. Cây hoa gạo là loài cây vô cùng đặc biệt vì không thể cùng lúc ngắm hoa và lá của cây gạo bởi có hoa thì không có lá mà có lá thì không có hoa. Muốn ngắm hoa phải ngắm vào mùa xuân khoảng tháng 3, tháng 4 còn muốn ngắm lá thì phải sau khi cây đã rụng hết hoa và chỉ ngắm trước mùa thu bởi mùa thu cây sẽ rụng lá.

Lá của cây hoa gạo có hình đặc biệt, giống như chân vịt đang xòe ra nhưng không phải là ba ngón mà là năm đến bảy ngón. Hoa gạo nở vào mùa xuân nhưng không phải đầu xuân mà là cuối xuân, khi đó đào mai hay nhiều loài hoa Tết khác đã héo tàn thì hoa gạo mới bung nở. Nó chiếm chọn cái nhìn và sự chú ý của mọi người, nhìn từ xa cây gạo ra hoa như một ngọn đuốc đang được châm lửa cháy. Em nghe mọi người nói càng lâu năm thì hoa gạo càng đỏ, chứng tỏ màu đỏ của hoa gạo còn là màu của thời gian. Dưới gốc cây gạo, chúng em thường cùng nhau chơi đánh chuyền, đuổi bắt và rất nhiều những trò chơi thú vị.

Cây gạo không chỉ chứng kiến sự thay đổi của ngôi làng qua bao thế hệ mà còn là người bạn đồng hành thân thiết của học sinh chúng em. Em sẽ cùng các bạn chăm sóc và bảo vệ thật tốt cho cây hoa gạo để cây mãi xanh tươi và cho những bông hoa rực rỡ.

Tả cây gạo - mẫu 12

“Mỗi độ tháng ba về

Ai vãi lửa đam mê vào bầu trời cháy bỏng?”

Những bông hoa Gạo đỏ rực, cháy bỏng những đam mê báo hiệu cho chúng ta biết đã bước vào tháng ba, tháng giao mùa giữa mùa xuân và mùa hạ. Ở đâu đó trên mọi miền đất nước vượt lên màu xanh của lũy tre làng là những cây gạo điểm những bông hoa đỏ thắm, rực rỡ cả một góc trời.

Hoa Gạo hay còn được gọi bằng một cái tên khác như hoa Mộc Miên nghe vừa lạ lại vừa quen. Cái màu hoa ấy xua tan đi cái lạnh lẽo của mùa đông, mang đến sự bình yên ấm áp của cái thời khắc giao mùa ấy. Sự sống của làng quê dường như thắm đượm lên thêm khi những bông hoa Gạo đỏ rực nổi bật giữa xanh cao yên tĩnh của đất trời. Trên những con đường làng hoa Gạo rực rỡ như muốn níu lấy ánh mắt của những người nông dân còn đang bận bịu với công việc đồng áng. Cái thứ hoa đang nhen nhói khắp các triền đê, thắp lên trong ta cả một vùng trời thương nhớ. Những chấm đỏ đốt trong sương mù báo hiệu nơi ấy có những dòng sông với những bến đò. Đối với bọn trẻ con chúng tôi ngày ấy, cây Gạo là cả một thế giới linh thiêng, bí ẩn qua những câu chuyện truyền thuyết từ xa xưa về những con ma thần bí quanh quẩn bên gốc gạo già.

Nhớ hồi còn nhỏ, hoa Gạo rụng đỏ cả một gốc cây, chúng tôi thi nhau nhặt rồi xâu chúng lại quàng lên cổ mà thi nhau cười hả hê, thích thú với cái vòng của mình. Rồi những bông hoa Gạo trông như những chiếc đèn hoa đăng rung rinh trong gió. Tôi thích nhất là được ngắm nhìn những bông hoa Gạo rơi từ trên cao xuống, gió thổi nhè nhẹ làm cho những chiếc đèn hoa đăng ấy xoay xoay rồi hạ xuống mặt đất mà không hề bị giập nát. Từng bông hoa đã vô tình rơi vào kí ức tôi và chúng vẫn mãi nằm im ở đó.

Lớn lên chút nữa, mỗi mùa hoa Gạo về khi cái tết vừa mới qua đi lại báo hiệu cho lũ học trò chúng tôi biết mùa thi sắp tới. Có hôm ngẫu hứng mấy đứa rủ nhau ra gốc cây gạo ngồi ôn bài. Cây Gạo già cỗi che chở như ôm trọn chúng tôi vào lòng. Đến khi trưởng thành xa quê hương lên thành phố học, nơi chốn phồn hoa đô thị, tôi không tìm thấy được cái loài hoa ấy nữa. Nhưng cây gạo hồi đó, những bông hoa đăng đỏ rực hồi đó vẫn ở sâu thẳm tận trong lòng tôi, nơi những kí ức trở thành những gì thiêng liêng nhất, cao cả nhất.

Tả cây gạo - mẫu 13

Xét về mặt to lớn, có thể cây hoa Gạo có thể lép vế hơn so với Bao báp, nhưng đối với nhiều loài cây, chúng cũng thuộc dạng khổng lồ. Mặc dù sống cách nhau hàng chục ngàn km nhưng hai loại cây này lại cùng họ Gạo.

Dường như chưa có nghiên cứu nào về độ tuổi của các cây hoa Gạo khổng lồ ở Việt Nam nhưng đến nơi đâu có loài cây này, hỏi thăm các cụ cao tuổi, ai cũng bảo chúng có từ thời cụ kỵ. Nhiều gốc cây lớn tới mức 4-5 người ôm mới xuể.

Thường xuất hiện ở những vùng quê, cây hoa Gạo luôn nổi bật bởi cái vẻ ngoài to lớn, cổ thụ của mình. Cứ vào khoảng cuối tháng 2, lá rụng sạch khiến nó càng trở nên ấn tượng hơn bởi những cành tua tủa vươn ra. Chỉ sau khoảng vài tuần, từ những cái cành khô khốc đó bỗng dưng nhú nụ to cỡ cái chén và nhanh chóng nhuộm đỏ cả một góc trời.

Cây hoa Gạo thường được trồng ở đầu làng. Có người nói trồng ở đó để mà chỉ đến được đó, không vào làng vì cây hoa Gạo giữ ma. Cũng có thể vì lý do đó mà chẳng ai trồng cây hoa Gạo trong khuôn viên nhà cả.

Nhưng cũng có nơi, cây hoa Gạo được coi như một cái mốc xác định địa giới. Cứ nhìn thấy bóng cây gạo, người ta biết đó là đầu làng. Hay dọc theo bờ sông, gốc gạo đánh dấu bến thuyền, chợ ven sông, quán nước, chỗ nghỉ chân của người làm đồng…

Người xưa thường lấy mốc thời gian hoa gạo nở để xem thời tiết, đánh dấu ngày chuyển mùa. Cứ thấy hoa gạo nở, người ta biết những đợt rét cuối cùng sắp hết, mùa nóng đang đến. Vậy nên mới có câu: “Bao giờ cho đến tháng ba. Hoa gạo rụng xuống bà già cất chăn…”.

Ở một số nơi, hoa gạo còn được gọi là hoa Mộc miên, Hồng miên, Pơ lang hay Cổ bối. Cách gọi đó không phổ biến và thường chỉ được 1 vài vùng, 1 vài dân tộc gọi như vậy.

Một trong những nơi mà cây hoa Gạo được nhắc đến nhiều nhất là Tây Nguyên. Với cái tên Pơ Lang, loài cây và hoa này đi vào thơ ca của bà con dân tộc. Người ta thường ví cây Kơ-nia là biểu trưng sức mạnh vạm vỡ của các chàng trai Tây Nguyên thì Pơ-lang chính là biểu tượng cho những cô gái yêu kiều

Cũng giống như Bao báp, cây hoa Gạo cũng được coi là một loài cây có dược tính cao. Theo sách “Cây cỏ Việt Nam” thì từ hoa đến vỏ cây, rễ và vỏ rễ đều có thể dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần, có đặc tính thanh nhiệt, giải độc, cầm máu… chữa được các bệnh tiêu chảy, kiết lỵ, băng huyết, viêm loét v.v… Sách sử Trung Quốc còn ghi: Tương truyền vào thế kỷ thứ 2 trước công nguyên, vua Nam Việt là Triệu Đà đã dâng tặng vua nhà Hán một cây hoa gạo quý làm vật triều cống!

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 4 hay, ngắn nhất khác:


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học