Giải Tự nhiên và Xã hội lớp 2 Chủ đề: Con người và sức khoẻ - Chân trời sáng tạo
Với soạn, giải bài tập Tự nhiên và Xã hội lớp 2 Chủ đề: Con người và sức khoẻ sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập về nhà môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2.
Tự nhiên và Xã hội lớp 2 Bài 19 trang 76 - Chân trời sáng tạo
Hoạt động khởi động (trang 76)
(trang 76 Tự nhiên và Xã hội lớp 2).
Nhờ các cơ quan nào mà tay và chân chúng ta có thể cử động và múa được?
Trả lời:
Các cơ quan đó là:
+ xương
+ khớp xương
+ cơ
+ hệ thần kinh
Hoạt động hình thành, phát triển năng lực nhận thức và tìm hiểu (trang 76 - 77)
1 (trang 76 Tự nhiên và Xã hội lớp 2). Chỉ trên hình và nói tên các xương, khớp xương của cơ thể.
Trả lời:
Các khớp xương là:
- khớp bả vai.
- khớp khuỷu tay.
- khớp cổ tay.
- khớp gối.
Các xương là:
- xương sọ.
- xương sườn.
- xương sống.
- xương chậu.
- xương tay.
- xương chân.
2 (trang 77 Tự nhiên và Xã hội lớp 2). Chỉ trên hình và nói tên một số cơ của cơ thể.
Trả lời:
Các cơ đó là:
- cơ mặt.
- cơ ngực.
- cơ bụng.
- cơ chân.
- cơ tay.
- cơ lưng.
- cơ mông.
Tự nhiên và Xã hội lớp 2 Bài 20 trang 80 - Chân trời sáng tạo
Hoạt động khởi động (trang 80)
( trang 80 Tự nhiên và Xã hội lớp 2). Tạo dáng đi kiểu người mẫu.
Trả lời:
Học sinh thực hành theo cặp và tổ.
Hoạt động hình thành, phát triển năng lực nhận thức và tìm hiểu (trang 80 - 81)
1,2,3,4 (trang 80 Tự nhiên và Xã hội lớp 2). Các bạn trong mỗi hình dưới đây đang làm gì? Việc làm đó có ích lợi thế nào đến xương và cơ?
Trả lời:
- Hình 1: Các bạn đang thả diều.
- Hình 2: Các bạn đang bơi.
- Hình 3: Các bạn tập thể dục vào buổi sáng.
- Hình 4: Các bạn ăn đầy đủ chất trong bữa ăn.
- Việc làm đó giúp các cơ và xương chắc khỏe, dẻo dai, giảm đau nhức và phát triển mỗi ngày.
5,6,7,8 (trang 81 Tự nhiên và Xã hội lớp 2). Nên hay không nên làm theo các thao tác trong hình dưới đây? Vì sao?
Trả lời:
- Hình 5: Em không nên ngồi nghiêng khi học, vì sẽ làm vẹo, cong cột sống.
- Hình 6: Em nên ngồi thẳng, ngay ngắn, vì sẽ khiến cho cơ thể không mệt mỏi và xương không cong vẹo.
- Hình 7: Em không nên đi gù lưng, vì khiến cột sống bị cong, không phát triển, gây đau mỏi lưng.
- Hình 8: Em nên đi thẳng lưng, vì sẽ khiến cột sống được thẳng, không đau lưng.
Tự nhiên và Xã hội lớp 2 Bài 21 trang 84 - Chân trời sáng tạo
Hoạt động khởi động (trang 84)
(trang 84 Tự nhiên và Xã hội lớp 2). Hãy cùng vươn vai và hít thở thật sâu.
Trả lời:
- Mình cảm thấy lồng ngực căng lên, bụng co lại, có khi đau ngực khi hít sâu.
- Mình cảm thấy bụng phình ra khi thở sâu.
- Cơ quan hô hấp giúp mình thực hiện việc đó.
Hoạt động hình thành, phát triển năng lực nhận thức và tìm hiểu (trang 84)
1 (trang 84 Tự nhiên và Xã hội lớp 2). Chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan hô hấp.
Trả lời:
Các bộ phận của cơ quan hô hấp là:
- Mũi
- Khí quản
- Phế quản
- Phổi
Tự nhiên và Xã hội lớp 2 Bài 22 trang 88 - Chân trời sáng tạo
Hoạt động khởi động (trang 88)
(trang 88 Tự nhiên và Xã hội lớp 2). Tập thể dục và hít thở sâu vào buổi sáng mang laị ích lợi gì?
Trả lời:
- Vào buổi sáng, không khí trong lành, chúng ta có thể lấy vào oxy và thải ra khí cacbonic, tốt cho quá trình trao đổi chất.
Hoạt động hình thành, phát triển năng lực nhận thức và tìm hiểu (trang 88 - 89)
1,2,3 (trang 88 Tự nhiên và Xã hội lớp 2). Điều gì xảy ra với bạn Nam? Vì sao?
Trả lời:
- Tình huống : Nam chơi cùng các bạn ở sân trường và vỉ hè. Những nơi này có nhiều bụi, khói xe cộ, khói thuốc lá,…
- Nam cảm thấy đau họng vì Nam đã hít phải khói bụi, khói thuốc lá,….
4,5,6,7 (trang 89 Tự nhiên và Xã hội lớp 2). Các bạn trong từng hình đang làm gì? Việc làm đó có ích lợi hay tác hại đến cơ thể? Vì sao?
Trả lời:
Hình 4:
- Bạn trong hình đang vệ sinh mũi.
- Việc làm đó có lợi, vì giúp oxy qua mũi vào phổi được sạch.
Hình 5:
- Các bạn trong hình đang quét dọn rác.
- Việc làm đó có lợi, vì giúp cho không khí xung quanh các bạn luôn sạch sẽ và trong lành.
Hình 6:
- Bạn trong hình đang vệ sinh răng miệng.
- Việc làm đó có lợi, vì giúp bảo vệ cơ quan hô hấp.
Hình 7:
- Bạn trong hình đang rửa tay sạch sẽ.
- Việc làm đó có lợi, vì khi chúng ta đưa tay lên mũi, miệng sẽ không làm vi khuẩn xâm nhập.
Tự nhiên và Xã hội lớp 2 Bài 23 trang 92 - Chân trời sáng tạo
Hoạt động khởi động (trang 92)
(trang 92 Tự nhiên và Xã hội lớp 2).
Em biết những gì về cơ quan bài tiết nước tieur?
Viết hoặc vẽ ra những dự đoán của em về cơ quan bài tiết nước tiểu
Trả lời:
Các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu là:
- Thận
- Ống dẫn nước tiểu
- Bóng đái
- Ống đái
Hoạt động hình thành, phát triển năng lực nhận thức và tìm hiểu (trang 93)
1 (trang 93 Tự nhiên và Xã hội lớp 2). Chỉ trên hình và nêu tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
Trả lời:
Các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu là:
- Thận
- Ống dẫn nước tiểu
- Bóng đái
- Ống đái.
Tự nhiên và Xã hội lớp 2 Bài 24 trang 96 - Chân trời sáng tạo
Hoạt động khởi động (trang 96)
(trang 96 Tự nhiên và Xã hội lớp 2). Hàng ngày, em uống mấy cốc nước?
Trả lời:
- Hàng ngày, em uống 6 cốc nước.
Hoạt động hình thành, phát triển năng lực nhận thức và tìm hiểu (trang 96 - 97)
1,2,3,4 (trang 96 Tự nhiên và Xã hội lớp 2).
Nói về nội dung các hình sau.
Bạn Nam có thể bị bệnh gì nếu giữ những thói quen sinh hoạt trên?
Trả lời:
- Hình 1: Mải mê xem phim nên Nam cố nhịn không đi tiểu.
- Hình 2: Nam buồn đi tiểu nhưng không được đi ngay vì có người trong nhà vệ sinh.
- Hình 3: Nam uống ít nước vì ngại đi tiểu nhiều.
- Hình 4: Nam đi chơi về nhưng không thay quần áo bẩn ra.
- Nếu vẫn giữ các thói quen trên, Nam có thể bị bí tiểu, thậm chí trong tình huống nghiêm trọng khi nước tiểu ứ đọng ở bàng quang có thể chảy ngược vào thận dẫn tới suy thận và tử vong.
- Một số bệnh Nam có thể gặp là:
+ sỏi thận
+ suy thận
+ nhiễm khuẩn đường tiết niệu
+…
5,6,7 (trang 97 Tự nhiên và Xã hội lớp 2). Điều gì xảy ra với bạn Nam? Bác sĩ nói với Nam những gì?
Trả lời:
- Nam đi tiểu buốt và rất ít nước tiểu.
- Bác sĩ nói với Nam nếu nhịn tiểu thường xuyên, uống ít nước và không giữ vệ sinh có thể sẽ bị viêm hoặc sỏi thận.
Tự nhiên và Xã hội lớp 2 Bài 25 trang 100 - Chân trời sáng tạo
1 (trang 100 Tự nhiên và Xã hội lớp 2). Chia sẻ với các bạn về cơ quan vận động, cơ quan hô hấp và cơ quan bài tiết nước tiểu.
Trả lời:
- Cơ quan vận động gồm các bộ phận:
+ Xương xọ, xương mặt, xương sống, xương tay, xương sườn, xương chậu, xương chân.
+ Khớp bả vai, khớp khuỷu tay, khớp cổ tay, khớp gối.
+ Cơ mặt, cơ ngực, cơ bụng, cơ chân, cơ tay, cơ lưng, cơ mông.
- Cơ quan vận động giúp chúng ta cử động, chạy nhảy,… linh hoạt trong các hoạt động hàng ngày một cách nhuần nhuyễn.
- Cơ quan hô hấp gồm các bộ phận:
+ Mũi
+ Khí quản
+ Phế quản
+ Phổi
- Cơ quan hô hấp giúp chúng ta lấy vào khí oxy, thải ra khí cacbonic để duy trì sự sống hàng ngày.
- Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm các bộ phận:
+ thận
+ ống dẫn nước tiểu
+ bóng đái
+ ống đái
- Cơ quan bài tiết nước tiểu giúp chúng ta thải nước và chất thải ra bên ngoài cơ thể, để có một cơ thể khỏe mạnh.
2 (trang 100 Tự nhiên và Xã hội lớp 2).
Bạn Nam nói: “ Hàng ngày, chúng ta uống nước quá ít hoặc quá nhiều đều không có lợi cho cơ quan bài tiết nước tiểu”. Nam nói như vậy có đúng không? Vì sao?
Trả lời:
Nam nói như vậy là đúng, vì:
- Nếu uống quá ít nước, cơ thể chúng ta sẽ thiếu hụt nước.
- Nếu uống quá nhiều nước, cơ quan bài tiết nước tiểu sẽ phải làm việc liên tục. đôi khi chướng bụng vì hoạt động không kịp.
Vì vậy, để có một cơ thể khỏe mạnh và có năng lượng để học tập, chúng ta cần uống vừa đủ nước, phù hợp với tình trạng cơ thể ( khoảng 6 – 8 cốc nước lớn một ngày).
3 (trang 101 Tự nhiên và Xã hội lớp 2). Nói về lợi ích của những việc làm trong hình dưới đây. Em đã thực hiện được những việc làm nào?
Trả lời:
- Hình 2: Bạn nhỏ mặc áo ấm khi trời lạnh để không bị cảm lạnh và để bảo vệ cơ quan hô hấp.
- Hình 3: Các bạn thu dọn rác ở sân trường để giữ không khí trong lành, để không hít phải khói bụi ảnh hưởng tới hô hấp.
- Hình 4: Bạn nam giữ cho quần áo luôn được phơi khô sạch sẽ, để giữ cho cơ quan bài tiết nước tiểu không nhiễm khuẩn.
- Hình 5: Bạn nam tắm gội sạch sẽ, để giữ cơ thể thơm tho, không bị nhiễm các bệnh về cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Để giữ cho cơ thể được phát triển khỏe mạnh, em đã thực hiện được các việc làm là:
+ tắm gội sạch sẽ
+ giữ gìn vệ sinh môi trường
+ giữ quần áo khô ráo, sạch sẽ.
+ rủa tay thường xuyên.
+ giữ ấm cơ thể khi lạnh.
..........................
..........................
..........................
Trên đây là tóm lược một số nội dung có trong giải bài tập Tự nhiên và Xã hội lớp 2 bộ sách Chân trời sáng tạo, mời quí bạn đọc vào từng bài để xem đầy đủ, chi tiết!
Xem thêm các bài giải bài tập Tự nhiên và Xã hội lớp 2 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 2 hay khác:
- Giải sgk Tự nhiên & Xã hội lớp 2 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 2 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 2 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 2 Cánh diều (các môn học)
- Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 - CTST
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 - CTST
- Giải bài tập sgk Toán lớp 2 - CTST
- Giải Vở bài tập Toán lớp 2 - CTST
- Giải bài tập sgk Tự nhiên & Xã hội lớp 2 - CTST
- Giải bài tập sgk Đạo Đức lớp 2 - CTST
- Giải Vở bài tập Đạo Đức lớp 2 - CTST
- Giải bài tập sgk Âm nhạc lớp 2 - CTST