Hình học trực quan lớp 9 (Chuyên đề Bài tập dạy thêm Toán 9)

Tài liệu Hình học trực quan lớp 9 trong Chuyên đề Bài tập dạy thêm Toán 9 gồm các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao với phương pháp giải chi tiết và bài tập tự luyện đa dạng giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Toán 9.

Xem thử BTDT Toán 9 KNTT Xem thử BTDT Toán 9 CTST Xem thử BTDT Toán 9 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Chuyên đề Bài tập dạy thêm Toán 9 (cả 3 sách) bản word có lời giải chi tiết:

Bài 1: Hình trụ

1. Hình trụ

a. Nhận biết hình trụ

Hình học trực quan lớp 9 (Chuyên đề Bài tập dạy thêm Toán 9)

Khi quay hình chữ nhật ABCD một vòng quanh cạnh CD cố định, ta được một hình trụ.

Hình học trực quan lớp 9 (Chuyên đề Bài tập dạy thêm Toán 9)

Với hình trụ trên, ta có:

· Hai hình tròn (D; DA) và (C; CB) là hai mặt đáy. Hai mặt đáy của hình trụ bằng nhau và nằm trong hai mặt phẳng song song.

· Độ dài cạnh DA được gọi là bán kính đáy.

· Độ dài cạnh CD được gọi là chiều cao.

· Cạnh AB quét nên mặt xung quanh của hình trụ, mỗi vị trí của AB được gọi là  một đường sinh. Độ dài của đường sinh bằng chiều cao của hình trụ. 

b. Tạo lập hình trụ

Để tạo lập chiếc hộp dạng hình trụ có chiều cao h và bán kính đáy r, ta làm ba bước như sau:

Bước 1: Cắt hai miếng bìa có dạng hình tròn với bán kính r (hình 1).

Hình học trực quan lớp 9 (Chuyên đề Bài tập dạy thêm Toán 9)

Bước 2: Cắt một tấm bìa hình chữ nhật ABCD có cạnh h và cạnh 2πr (hình 2).

Hình học trực quan lớp 9 (Chuyên đề Bài tập dạy thêm Toán 9)

Bước 3: Ghép và dán các miếng bìa vừa cắt ở bước 1, bước 2 (hình 3), ta được một hình trụ (hình 4).

Hình học trực quan lớp 9 (Chuyên đề Bài tập dạy thêm Toán 9)

2. Diện tích xung quanh của hình trụ

Diện tích xung quanh của hình trụ bằng tích của chu vi đáy với chiều cao:

Sxq=C.h=2πrh

Trong đó:

            Sxq là diện tích xung quanh của hình trụ.

            C là chu vi đáy.

            r là bán kính đáy.

            h là chiều cao của hình trụ.

Chú ý:

· Tổng của diện tích xung quanh và diện tích hai đáy của hình trụ gọi là diện tích toàn phần phần của hình trụ đó.

· Diện tích toàn phần của hình trụ: Stp=Sxq+2Sđáy=2πrh+2πr2=2πrh+r

Trong đó:

          Stp là diện tích toàn phần của hình trụ.

           Sxq là diện tích xung quanh của hình trụ.

           Sđáy là diện tích đáy.

            r là bán kính đáy.

            h là chiều cao của hình trụ.

3. Thể tích của hình trụ

Thể tích của hình trụ bằng tích của diện tích đáy với chiều cao:

V=S.h=πr2h

Trong đó:

            V là thể tích của hình trụ.

            S là diện tích đáy.

            r là bán kính đáy.

            h là chiều cao của hình trụ.

Dạng 1: Nhận dạng và tạo lập hình trụ

Hình trụ là hình có hai mặt đáy là đường tròn song song và bằng nhau.

Bài 1. Trong các hình sau đây, hình nào là hình trụ?

Hình học trực quan lớp 9 (Chuyên đề Bài tập dạy thêm Toán 9)

Bài 2. Trong các vật thể ở các hình dưới đây, vật thể nào có dạng hình trụ?

Hình học trực quan lớp 9 (Chuyên đề Bài tập dạy thêm Toán 9)

Bài 3. Tạo lập hình trụ có bán kính đáy r = 5 (cm) và chiều cao h = 8(cm)

Bài tập rèn luyện

Bài 4. Trong các hình sau đây, hình nào là hình trụ?

Hình học trực quan lớp 9 (Chuyên đề Bài tập dạy thêm Toán 9)

Bài 5. Trong các vật thể ở các hình dưới đây, vật thể nào có dạng hình trụ?

Hình học trực quan lớp 9 (Chuyên đề Bài tập dạy thêm Toán 9)

Bài 6. Tạo lập hình trụ có bán kính đáy r = 4 (cm) và thể tích V = 224π (cm)

Dạng 2: Tính bán kính đáy, đường cao, diện tích, thể tích của hình trụ

Cho hình trụ có bán kính đáy r và chiều cao h

- Diện tích xung quanh: Sxq=2πrh

- Diện tích toàn phần: Stp=2πrh+r

- Thể tích: V=πr2h

Bài 1. Thay dấu “?”bằng giá trị thích hợp và hoàn thành bảng sau:

Hình học trực quan lớp 9 (Chuyên đề Bài tập dạy thêm Toán 9)

Bài 2.  Cho hình trụ có bán kính đáy bằng 5 (dm). Biết rằng hình trụ đó có diện tích toàn phần gấp đôi diện tích xung quanh. Tính chiều cao hình trụ.

Bài 3. Hỏi nếu tăng chiều cao của khối trụ lên 2 lần, bán kính của nó lên 3 lần thì thể tích của khối trụ mới sẽ tăng bao nhiêu lần so với khối trụ ban đầu?

Bài 4. Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 1 (cm), AD = 2(cm). Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AD và BC. Quay hình chữ nhật đó xung quanh trục MN ta được một hình trụ như hình vẽ.

Hình học trực quan lớp 9 (Chuyên đề Bài tập dạy thêm Toán 9)

a) Tính diện tích toàn phần Stp của hình trụ đó.

b) Tính thể tích hình trụ đó.

................................

................................

................................

Xem thử BTDT Toán 9 KNTT Xem thử BTDT Toán 9 CTST Xem thử BTDT Toán 9 CD

Xem thêm Chuyên đề Bài tập dạy thêm Toán lớp 9 các chủ đề hay khác:


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học