Đọc và phân tích dữ liệu trong biểu đồ đoạn thẳng (cách giải + bài tập)

Chuyên đề phương pháp giải bài tập Đọc và phân tích dữ liệu trong biểu đồ đoạn thẳng lớp 7 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Đọc và phân tích dữ liệu trong biểu đồ đoạn thẳng.

1. Phương pháp giải

a) Đọc và mô tả dữ liệu trong biểu đồ đoạn thẳng

Biểu đồ đoạn thẳng giúp ta dễ dàng nhận ra xu thế của đại lượng ta đang quan tâm theo thời gian.

- Tiêu đề của biểu đồ thường ở dòng trên cùng;

- Trục ngang biểu diễn thời gian;

- Trục đứng biểu diễn đại lượng ta đang quan tâm;

- Mỗi điểm biểu diễn giá trị của đại lượng tại một thời điểm. Có thể dùng biểu tượng như dấu chấm tròn, dấu nhân,... để biểu diễn các điểm.

- Hai điểm liên tiếp được nối với nhau bằng một đoạn thẳng;

- Theo thời gian (từ trái sang phải theo trục ngang), độ dốc (đoạn thẳng hoặc đường gấp khúc):

+ Đi lên thể hiện giá trị của đại lượng tăng lên;

+ Đi xuống thể hiện giá trị của đại lượng giảm đi;

Đôi khi người ta biểu diễn nhiều bộ số liệu trên cùng một biểu đồ để dễ so sánh (mỗi đường có chú giải ứng với một bộ số liệu).

b) Phân tích dữ liệu trong biểu đồ đoạn thẳng

Muốn phân tích dữ liệu được biểu diễn trên biểu đồ đoạn thẳng, ta cần chú ý các đặc điểm sau:

+ Biểu đồ biểu diễn các thông tin gì về vấn đề gì?

+ Đơn vị thời gian là gì?

+ Thời điểm nào số liệu cao nhất?

+ Thời điểm nào số liệu thấp nhất?

+ Số liệu tăng trong những khoảng thời gian nào?

+ Số liệu giảm trong những khoảng thời gian nào?

Sau khi phân tích dữ liệu ta có thể đưa ra các khẳng định hoặc dự đoán về đối tượng mà ta đang quan tâm.

2. Ví dụ minh họa:

Ví dụ 1. Cho biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tại Việt Nam giai đoạn 2013 – 2021:

Đọc và phân tích dữ liệu trong biểu đồ đoạn thẳng (cách giải + bài tập)

a) Quan sát biểu đồ, em hãy lập bảng thống kê tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tại Việt Nam giai đoạn 2013 – 2021.

b) Theo em, năm nào có tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm nhiều nhất so với năm trước?

Hướng dẫn giải:

a) Bảng thống kê tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tại Việt Nam giai đoạn 2013 – 2021:

Năm

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2021

GDP

5,42

5,98

6,68

6,21

6,81

7,08

7,02

2,91

2,58

b) Quan sát biểu đồ đoạn thẳng ta thấy đoạn thẳng nối hai điểm biểu diễn tốc độ tăng trưởng kinh tế từ năm 2019 đến năm 2020 có độ dốc nhiều nhất.

Nên vào năm 2020 thì tốc độ tăng trưởng GDP giảm nhiều nhất và giảm 7,02% – 2,91% = 4,11% so với năm trước.

Ví dụ 2. Cho biểu đồ đoạn thẳng sau:

Đọc và phân tích dữ liệu trong biểu đồ đoạn thẳng (cách giải + bài tập)

a) Biểu đồ này cho ta biết thông tin gì?

b) Trong tuần thứ 6, cửa hàng bán được loại kem nào nhiều hơn?

c) Phân tích xu thế về số lượng mỗi loại kem mà cửa hàng bán được. Thời gian tới cửa hàng nên nhập về nhiều loại kem nào hơn?

Hướng dẫn giải:

a) Biểu đồ cho ta biết số lượng kem ốc quế và kem ly mà một cửa hàng bán được trong 6 tuần.

b) Quan sát biểu đồ ta thấy trong tuần thứ 6, điểm biểu diễn số lượng kem ly bán được cao hơn số lượng kem ốc quế bán được nên ta nói trong tuần thứ 6 thì cửa hàng bán được nhiều kem ly hơn.

c) Trong 2 tuần đầu, số lượng kem ốc quế bán được nhiều hơn.

Trong 4 tuần sau, số lượng kem ốc quế bán được ngày càng giảm, trong khi số lượng kem ly bán được có xu hướng tăng.

Do đó, thời gian tới cửa hàng nên nhập về nhiều kem ly.

3. Bài tập tự luyện

Bài 1. Cho biểu đồ sau về tổng sản phẩm quốc nội 9 tháng các năm (Giá so sánh năm 2010) (đơn vị: nghìn tỷ đồng):

Đọc và phân tích dữ liệu trong biểu đồ đoạn thẳng (cách giải + bài tập)

Dựa vào biểu đồ trên, bạn An đã thống kê được tổng sản phẩm quốc nội 9 tháng các năm như bảng sau nhưng bạn vẫn còn thiếu số liệu ở các vị trí (1), (2), (3).

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2021

Giá

1954,5

2070,88

2204,93

(1)

(2)

(3)

3643,8

Em sẽ giúp bạn hoàn thành bảng thống kê bằng cách thêm giá trị lần lượt vào các vị trị (1), (2), (3) là:

A. (1): 1954,5 tỷ đồng; (2): 2522,98 tỷ đồng; (3): 2578,1 tỷ đồng;

B. (1): 2358,94 tỷ đồng; (2): 1954,5 tỷ đồng; (3): 2578,1 tỷ đồng;

C. (1): 2358,94 tỷ đồng; (2): 2522,98 tỷ đồng; (3): 2578,1 tỷ đồng;

D. (1): 2522,98 tỷ đồng; (2): 2578,1 tỷ đồng; (3): 2358,94 tỷ đồng.

Bài 2. Biểu đồ sau cho biết khối lượng lá trà non mà một người nông dân thu hoạch được trong mỗi giờ từ 7 giờ đến 12 giờ cùng ngày:

Đọc và phân tích dữ liệu trong biểu đồ đoạn thẳng (cách giải + bài tập)

Em hãy cho biết khối lượng lá trà mà người nông dân thu hoạch được giai đoạn từ 9 giờ đến 12 giờ có xu hướng tăng hay giảm?

A. Có xu hướng giảm;

B. Có xu hướng tăng;

C. Lúc tăng lúc giảm;

D. Ổn định.

Bài 3. Một nông trại chuyên trồng việt quất đã thống kê lại khối lượng việt quất thu hoạch được từ ngày 1 đến ngày 7 như biểu đồ bên dưới:

Đọc và phân tích dữ liệu trong biểu đồ đoạn thẳng (cách giải + bài tập)

Ngày nào khối lượng việt quất thu hoạch được tăng nhiều nhất so với những ngày còn lại?

A. Ngày 3;

B. Ngày 4;

C. Ngày 6;

D. Ngày 7.

Bài 4. Cho biểu đồ mật độ dân số một số vùng của nước ta năm 2006:

Đọc và phân tích dữ liệu trong biểu đồ đoạn thẳng (cách giải + bài tập)

Vùng có mật độ dân số thấp nhất là:

A. Đồng bằng sông Hồng;

B. Tây Bắc;

C. Tây Nguyên;

D. Đông Nam Bộ.

Bài 5. Cho biểu đồ lượng mưa (đơn vị: mm) theo các tháng trong năm tại lưu vực sông Hồng như sau:

Đọc và phân tích dữ liệu trong biểu đồ đoạn thẳng (cách giải + bài tập)

Lượng mưa trong một năm tại lưu vực sông Hồng giảm trong giai đoạn nào?

A. Giảm từ tháng 1 đến tháng 8;

B. Giảm từ tháng 6 đến tháng 10;

C. Giảm từ tháng 7 đến tháng 12;

D. Giảm từ tháng 9 đến tháng 11.

Bài 6. Cho biểu đồ sau:

Đọc và phân tích dữ liệu trong biểu đồ đoạn thẳng (cách giải + bài tập)

Biểu đồ trên cho ta biết thông tin gì?

A. Biểu đồ cho biết sự phát triển của dân số châu Âu giai đoạn 1000 – 2000;

B. Biểu đồ cho biết sự phát triển của dân số thế giới giai đoạn 1500 – 2011;

C. Biểu đồ cho biết sự phát triển của dân số thế giới giai đoạn 1000 – 2011;

D. Biểu đồ cho biết sự phát triển của dân số châu Á giai đoạn 1000 – 2011.

Bài 7. Cho biểu đồ sau biểu diễn nhiệt độ ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu trong một năm:

Đọc và phân tích dữ liệu trong biểu đồ đoạn thẳng (cách giải + bài tập)

Nhiệt độ ở Bắc bán cầu cao hơn nhiệt độ ở Nam bán cầu trong giai đoạn nào?

A. Từ tháng 1 đến tháng 6;

B. Từ tháng 4 đến tháng 10;

C. Từ tháng 7 đến tháng 12;

D. Từ tháng 3 đến tháng 11.

Bài 8. Một cửa hàng bán đồ gia dụng đã thống kê số lượng nồi cơm điện nắp rời truyền thống và nồi cơm điện nắp gài mà cửa hàng đó bán được trong 6 tháng đầu năm như biểu đồ bên dưới:

Đọc và phân tích dữ liệu trong biểu đồ đoạn thẳng (cách giải + bài tập)

Thời gian tới, cửa hàng nên nhập nhiều loại nồi cơm điện nào?

A. Cửa hàng không nên nhập 2 loại nồi cơm điện trên biểu đồ nữa;

B. Cửa hàng nên nhập cả 2 loại với số lượng như nhau;

C. Nồi cơm điện nắp rời;

D. Nồi cơm điện nắp gài.

Bài 9. Biểu đồ sau cho ta biết về tốc độ tăng trưởng một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam:

Đọc và phân tích dữ liệu trong biểu đồ đoạn thẳng (cách giải + bài tập)

Trong giai đoạn từ 2010 – 2014, mặt hàng nào có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất?

A. Điện tử;

B. Dệt may;

C. Thủy sản;

D. Điện tử và dệt may tăng đều nhau.

Bài 10. Cho biểu đồ sau:

Đọc và phân tích dữ liệu trong biểu đồ đoạn thẳng (cách giải + bài tập)

Tháng nào Hà Nội có nhiệt độ cao hơn 25°C?

A. Tháng 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10;

B. Tháng 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10;

C. Tháng 5, 6, 7, 8, 9, 10;

D. Tháng 4, 5, 7, 8, 9, 10.

Xem thêm các dạng bài tập Toán 7 hay, chi tiết khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học