Nhận biết tia, hai tia đối nhau lớp 6 (cách giải + bài tập)

Chuyên đề phương pháp giải bài tập Nhận biết tia, hai tia đối nhau lớp 6 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Nhận biết tia, hai tia đối nhau.

1. Phương pháp giải

* Nhận biết tia

- Xem xét định nghĩa của tia là gốc và phần đường thẳng bị chia ra bởi gốc.

- Khi đọc (viết) tên một tia, phải đọc (viết) tên gốc trước.

Chẳng hạn: Tia Ox gồm điểm gốc O và phần đường thẳng bị chia bởi gốc O.

Nhận biết tia, hai tia đối nhau lớp 6 (cách giải + bài tập)

* Nhận biết hai tia đối nhau

- Xét xem hai tia đối nhau thì có chung gốc và tạo thành một đường thẳng.

Chẳng hạn: Tia Ox và tia Oy là hai tia đối nhau.

Nhận biết tia, hai tia đối nhau lớp 6 (cách giải + bài tập)

Lưu ý: Mỗi điểm nằm trên đường thẳng là gốc của hai tia đối nhau.

- Nếu tia OA và tia OB đối nhau thì điểm O nằm giữa hai điểm A và B.

Nhận biết tia, hai tia đối nhau lớp 6 (cách giải + bài tập)

2. Ví dụ minh hoạ

Ví dụ 1. Cho hình vẽ sau:

Nhận biết tia, hai tia đối nhau lớp 6 (cách giải + bài tập)

a) Kể tên các tia.

b) Kể tên các tia đối nhau.

Hướng dẫn giải:

a) Các điểm nằm trên đường thẳng xy là: M, N.

Các tia là: Mx, MN, My, Nx, NM, Ny.

b) Mỗi điểm nằm trên đường thẳng là gốc của hai tia đối nhau nên các tia đối nhau là: Mx và MN, Mx và My, Nx và Ny, NM và Ny.

Ví dụ 2. Cho hai tia AM và AN là hai tia đối nhau, điểm I nằm trên tia AN. Trong ba điểm A, M, I, điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

Hướng dẫn giải:

Vì hai tia AM và AN là hai tia đối nhau nân điểm A nằm giữa hai điểm M và N.

Vì điểm I nằm trên tia AN nên điểm A nằm giữa hai điểm M và I.

Nhận biết tia, hai tia đối nhau lớp 6 (cách giải + bài tập)

3. Bài tập tự luyện

Bài 1. Cho hai tia Ax và AB là hai tia đối nhau. Hình vẽ nào dưới đây biểu diễn đúng?

Nhận biết tia, hai tia đối nhau lớp 6 (cách giải + bài tập)

Bài 2. Các tia có trong hình vẽ là

Nhận biết tia, hai tia đối nhau lớp 6 (cách giải + bài tập)

A. An;

B. Am, Ak, Ax, Aj, Al;

C. nA, Am, Ak, Ax, Aj, Al;

D. An, Am, Ak, Ax, Aj, Al.

Bài 3. Hình vẽ sau có bao nhiêu tia?

Nhận biết tia, hai tia đối nhau lớp 6 (cách giải + bài tập)

A. 4;

B. 6;

C. 8;

D. 10.

Bài 4. Hai đường thẳng cắt nhau tạo thành mấy tia?

A. 2;

B. 3;

C. 4;

D. 5.

Bài 5. Cho hình vẽ sau:

Nhận biết tia, hai tia đối nhau lớp 6 (cách giải + bài tập)

Hai tia đối nhau là

A. Aa và AB;

B. BA và Bb;

C. BA và AB;

D. Ba và Bb.

Bài 6. Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống.

“Điểm I bất kỳ nằm trên đường thẳng xy là gốc chung của ….”

A. hai tia;

B. đường thẳng;

C. hai tia đối nhau;

D. hai đường thẳng đối nhau.

Bài 7. Cho tia AM, lấy điểm B nằm trên tia AM. Chọn kết luận đúng nhất.

A. Điểm M nằm giữa hai điểm A và B;

B. Hai điểm A và B nằm cùng phía đối với điểm M;

C. Hai điểm B và M nằm cùng phía đối với điểm A;

D. Hai điểm A và M nằm cùng phía đối với điểm B.

Bài 8. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Hai tia chung gốc luôn là hai tia đối nhau;

B. Hai tia đối nhau thì có một điểm chung;

C. Hai tia có nhiều điểm chung chỉ khi chúng nằm “chồng khít” lên nhau;

D. Hai tia không chung gốc luôn là hai tia không có điểm chung.

Bài 9. Cho đường thẳng ab. Lấy điểm I nằm trên đường thẳng ab, trên tia Ia lấy điểm M, trên tia Ib lấy điểm N. Một cặp tia đối nhau gốc I là

A. MI và NI;

B. bI và aI;

C. Ia và IM;

D. IM và Ib.

Bài 10. Cho 4 điểm A, B, C, D (mỗi bộ 3 điểm không thẳng hàng). Vẽ được bao nhiêu tia mà mỗi tia đều chứa hai trong số các điểm đó?

A. 8;

B. 10;

C. 12;

D. 14.

Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 6 sách mới hay, chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Toán lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học