Giao của hai tập hợp lớp 6 (chi tiết nhất)
Bài viết Giao của hai tập hợp lớp 6 với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Giao của hai tập hợp.
1. Định nghĩa giao của hai tập hợp
Gọi C là tập hợp gồm các phần tử chung của hai tập A và B. Ta gọi tập C là giao của hai tập A và B, kí hiệu C = A ∩ B.
Lúc này, ta có: C = {x | x ∈ A và x ∈ B}.
Biểu đồ Ven biểu diễn giao của hai tập hợp như sau:
2. Ví dụ minh họa giao của hai tập hợp
Ví dụ 1. Cho hai tập hợp A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7} và B = {0; 2; 4; 6; 8; 10; 12}. Gọi tập hợp C là giao của hai tập hợp A và B.
a) Liệt kê các phần tử của tập hợp C.
b) Biểu diễn tập hợp C bằng cách nêu dấu hiệu đặc trưng.
Hướng dẫn giải
a) Ta có tập C là giao của hai tập A và B nên các phần tử của tập C là: 2; 4; 6.
b) Ta có: C = {n ∈ ℕ* | n là số chẵn nhỏ hơn 8}.
Ví dụ 2. Cho hai tập hợp A = {n ∈ ℕ | n ≤ 9} và B = {n ∈ ℕ* | n là số lẻ nhỏ hơn 13}.
a) Liệt kê các phần tử của mỗi tập hợp A, B.
b) Tìm tập hợp C biết C = A ∩ B.
Hướng dẫn giải
a) Ta có: A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9} và B = {1; 3; 5; 7; 9; 11}.
b) Vì C = A ∩ B nên C = {x | x ∈ A và x ∈ B}.
Vậy C = {1; 3; 5; 7; 9}.
Ví dụ 3. Cho hai tập hợp A = {1; 3; 5; 7; 9} và B = {6; 8; 10; 12; 14}. Gọi C là giao của hai tập hợp A và B. Hỏi rằng tập C có bao nhiêu phần tử?
Hướng dẫn giải
Ta có C là giao của hai tập A và B nên tập C chứa phần tử chung của hai tập A và B. Mà tập A và B không có phần tử chung nên tập C có 0 phần tử.
3. Bài tập giao của hai tập hợp
Bài 1. Cho hai tập hợp A = {3; 6; 9; 12; 15; 18; 21} và B = {3; 5; 7; 9; 11; 13; 15; 17}. Gọi tập hợp C là giao của hai tập hợp A và B.
a) Vẽ biểu đồ Ven biểu diễn tập hợp C là giao của hai tập hợp A và B. Liệt kê các phần tử của tập C.
b) Biểu diễn tập hợp C bằng cách nêu dấu hiệu đặc trưng.
Bài 2. Cho hai tập hợp A = {n ∈ ℕ | n là số chẵn nhỏ hơn 12} và B = {n ∈ ℕ | n ≤ 6}.
a) Liệt kê các phần tử của tập A và B.
b) Gọi tập hợp C là giao của hai tập A và B. Liệt kê các phần tử của tập hợp C.
Bài 3. Cho hai tập hợp A = {n ∈ ℕ | 25 < n < 35} và B = {n ∈ ℕ | 15 < n < 30}. Gọi tập hợp C là giao của hai tập hợp A và B. Hỏi rằng tập C có bao nhiêu phần tử?
Bài 4. Cho hai tập hợp A = {n ∈ ℕ | n là số chẵn nhỏ hơn 10} và B = {1; 4; 7; 10; 13; 16; 19}.
a) Liệt kê các phần tử của tập A.
b) Tìm tập hợp C biết C = A ∩ B.
Bài 5. Cho các tập hợp A = {x ∈ ℕ | x chia hết cho 3 và x < 21}, B = {1; 3; 6; 9; 12; 13; 15; 17; 18} và C = {x ∈ ℕ | x ≤ 19}.
a) Liệt kê các phần tử của tập hợp A và C.
b) Tập B có là giao của hai tập hợp A và C không? Vì sao?
Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 6 sách mới hay, chi tiết khác:
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Toán lớp 6 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều