Viết phương trình mặt phẳng đi qua 1 điểm và song song với mặt phẳng



Bài viết Viết phương trình mặt phẳng đi qua 1 điểm và song song với mặt phẳng với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Viết phương trình mặt phẳng đi qua 1 điểm và song song với mặt phẳng.

Bài giảng: Cách làm bài tập viết phương trình mặt phẳng cơ bản - Cô Nguyễn Phương Anh (Giáo viên VietJack)

Cách 1:

1. Vecto pháp tuyến của mặt phẳng (P) là: n (A;B;C)

2. Do mặt phẳng (α) // (P) nên vecto pháp tuyến của mặt phẳng (α) là n (A;B;C).

3. Phương trình mặt phẳng (α):

A(x -xo ) +B(y -yo ) +C(z -zo) =0

Cách 2:

1. Mặt phẳng (α) // (P) nên phương trình mặt phẳng (α) có dạng:

Ax +By +Cz +D'=0 (*) với D'≠D

2. Vì mặt phẳng (α) đi qua điểm M (xo ;yo ;zo ) nên thay tọa độ điểm

M (xo ;yo ;zo ) vào (*) tìm đươc D’

Bài 1: Trong không gian Oxyz, viết phương trình mặt phẳng (P) đi qua điểm M (0; 1; 2) và song song với mặt phẳng (Q): 2x – 4y + 2 = 0.

Lời giải:

Mặt phẳng (P) song song với mặt phẳng (Q) nên vecto pháp tuyến của mặt phẳng (Q) là n (2; -4;0)

Mặt phẳng (P) đi qua điểm M(0; 1; 2) và có vecto pháp tuyến n (2; -4;0) nên có phương trình là:

2(x -0) -4(y -1) +0 . (z -2) =0

⇔2x -4y +4 =0

⇔x -2y +2 =0

Bài 2: Viết phương trình mặt phẳng (P) đi qua điểm M (-1; 2; -3) và song song với mặt phẳng (Oxy)

Lời giải:

Phương trình mặt phẳng (Oxy) là: z=0

Do mặt phẳng (P) song song song với mặt phẳng (Oxy) nên mặt phẳng (P) có dạng: z +c =0 (z≠0)

Do mặt phẳng (P) đi qua điểm M (-1; 2; -3) nên ta có: -3 +c = 0 ⇔ c =3

Vậy phương trình mặt phẳng (P) là: z +3 =0

Bài 3: Viết phương trình mặt phẳng (P) đi qua điểm M (0; -1; 3) và song song với mặt phẳng (Q): 2x+3y-z+5=0

Lời giải:

Do mặt phẳng (P) song song với mặt phẳng (Q) nên mặt phẳng (P) có vecto pháp tuyến n (2; 3;-1)

Phương trình mặt phẳng (P) có vecto pháp tuyến n (2; 3;-1) và đi qua điểm M (0; -1; 3) là:

2(x -0) +3(y +1) -1(z -3)=0

⇔ 2x +3y -z =0

Bài 4: Trong không gian Oxyz, cho các điểm A (5; 1; 3), B(1; 2; 6), C(5; 0; 4), D(4; 0; 6). Viết phương trình mặt phẳng đi qua D và song song với mặt phẳng (ABC)

Lời giải:

AB=(-4;1;3); AC=(0; -1;1)

⇒ [AB , AC ]=(4;4;4)

Gọi n là một vecto pháp tuyến của mặt phẳng (ABC) ta có:

Các dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giải nên n ⃗ cùng phương với [AB , AC ]

Chọn n=(1;1;1) là vecto pháp tuyến của mặt phẳng (ABC)

Do mặt phẳng (P) song song với mặt phẳng (ABC) nên mặt phẳng (P) có vecto pháp tuyến n=(1;1;1).

Phương trình mặt phẳng (P) đi qua A (5; 1; 3) và có vecto pháp tuyến

n=(1;1;1) là:

x -5 +y -1 +z -3 =0

⇔ x +y +z -9 =0

Bài 1. Trong không gian Oxyz, viết phương trình mặt phẳng (Q) đi qua điểm A(1; 2; -1) và song song với (α): 3x + 4y – z + 1 = 0.

Bài 2. Trong không gian Oxyz, viết phương trình mặt phẳng đi qua điểm A(1; 3; -2) và song song với (P): 2x – y + 3x + 4 = 0.

Bài 3. Hãy viết phương trình mặt phẳng (P) đi qua M(2; -1; 2) và song song với mặt phẳng (Q) có phương trình: 2x – y + 3z + 4 = 0

Bài 4. Viết phương trình mặt phẳng (P) đi qua X(-1; 2; 3) và song song với mặt phẳng (Oxy).

Bài 5. Trong không gian Oxyz, cho A(1; 2; 3), mặt phẳng (P): x + y + z – 15 = 0. Viết phương trình mặt phẳng (Q) song song với mặt phẳng (P) biết (Q) cách điểm A một khoảng bằng 22.

Bài giảng: Cách viết phương trình mặt phẳng nâng cao - Cô Nguyễn Phương Anh (Giáo viên VietJack)


phuong-phap-toa-do-trong-khong-gian.jsp


Các loạt bài lớp 12 khác