Lý thuyết về mặt tròn xoay hay, chi tiết nhất



Bài viết Lý thuyết về mặt tròn xoay với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Lý thuyết về mặt tròn xoay.

Bài giảng: Tất tần tật về Mặt nón - Cô Nguyễn Phương Anh (Giáo viên VietJack)

1. Sự tạo thành mặt tròn xoay

Trong không gian cho mặt phẳng (P) chứa đường thẳng Δ và một đường C. Khi quay mặt phẳng (P) quanh Δ một góc 360º thì mỗi điểm M trên đường C vạch ra một đường tròn có tâm O thuộc Δ và nằm trên mặt phẳng vuông góc với Δ. Như vậy, khi quay mặt phẳng (P) quanh đường thẳng Δ thì đường C sẽ tạo nên một hình được gọi là mặt tròn xoay.

Đường C được gọi là đường sinh của mặt tròn xoay đó. Đường thẳng Δ được gọi là trục của mặt tròn xoay.

Các dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giải

2. Tính chất của mặt tròn xoay

- Nếu cắt mặt tròn xoay bởi một mặt phẳng vuông góc với trục Δ ta được phần giao là đường tròn có tâm thuộc Δ.

- Mỗi điểm M trên mặt tròn xoay đều nằm trên một đường tròn thuộc mặt tròn xoay và đường tròn này có tâm thuộc trục Δ.

3. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1 Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, SA vuông góc với đáy SC = a√6 . Khi tam giác SAC quay quanh cạnh SA thì đường gấp khúc SAC tạo thành một hình nón tròn xoay. Thể tích của khối nón tròn xoay đó là:

Dạng bài tập về hình nón tròn xoay (cực hay, có lời giải)

Hướng dẫn giải:

Dạng bài tập về hình nón tròn xoay (cực hay, có lời giải)

+ Do ABCD là hình vuông cạnh a nên AC = a√2

+ Xét tam giác SAC có:
SA = Dạng bài tập về hình nón tròn xoay (cực hay, có lời giải) = 2a

+ Hình nón tròn xoay được tạo thành có bán kính đường tròn đáy r = AC = a√2 ; đường cao SA = 2a. Do đó, thể tích hình nón là:

Dạng bài tập về hình nón tròn xoay (cực hay, có lời giải)

Chọn A.

Ví dụ 2 Trong không gian, cho tam giác ABC cân tại A, AB = a√7 ; BC = 4a. Gọi H là trung điểm của BC. Tính thể tích V của hình nón nhận được khi quay tam giác ABC xung quanh trục AH.

Dạng bài tập về hình nón tròn xoay (cực hay, có lời giải)

Hướng dẫn giải:

Dạng bài tập về hình nón tròn xoay (cực hay, có lời giải)

Do tam giác ABC là tam giác cân tại A có AH là đường trung tuyến nên AH ⊥ BC

Khi quay tam giác ABC xung quanh trục AH ta được hình nón có:

+ Đường sinh l = AB = a√7

+ Bán kính đáy r = Dạng bài tập về hình nón tròn xoay (cực hay, có lời giải) = 2a

Suy ra đường cao của hình nón là:
Dạng bài tập về hình nón tròn xoay (cực hay, có lời giải)

+ Thể tích của hình nón tạo thành là:

Dạng bài tập về hình nón tròn xoay (cực hay, có lời giải)

Chọn A.

Ví dụ 3 Cho một hình cầu bán kính 5, cắt hình cầu này bằng một mặt phẳng sao cho thiết diện tạo thành là một đường kính 4. Tính thể tích của khối nón có đáy là thiết diện vừa tạo và đỉnh là tâm hình cầu đã cho. ( kết quả làm tròn tới hàng phần trăm).

A.18,18    B. 19,19    C. 19,2.    D. 17,16

Hướng dẫn giải:

Dạng bài tập về hình nón tròn xoay (cực hay, có lời giải)

Gọi thiết diện là đường tròn tâm A, đường kính d= 4 ⇒ bán kính r = 2. Gọi MN là một đường kính của đường tròn (A).

Gọi O là tâm của mặt cầu đã cho.

Hình nón có đáy là thiết diện là hình tròn tâm A và đỉnh là O có:

• Bán kính đường tròn đáy là: r = 2.

• Đường sinh là OM = 5 ( = bán kính của hình cầu đã cho)

• Chiều cao:
Dạng bài tập về hình nón tròn xoay (cực hay, có lời giải)

Diện tích đường tròn đáy là: S = πr2 = 4π

Thể tích khối nón cần tính là:
Dạng bài tập về hình nón tròn xoay (cực hay, có lời giải)

Chọn C

Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 12 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:


hinh-non-khoi-non.jsp


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học