Vectơ và hệ tọa độ trong không gian lớp 12 (Chuyên đề dạy thêm Toán 12)

Tài liệu Chuyên đề Vectơ và hệ tọa độ trong không gian lớp 12 trong Chuyên đề dạy thêm Toán 12 gồm các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao với phương pháp giải chi tiết và bài tập tự luyện đa dạng giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Toán 12.

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Chuyên đề dạy thêm Toán 12 (sách mới) bản word có lời giải chi tiết:

A. Kiến thức cần nhớ

1. Vectơ trong không gian

• Vectơ trong không gian là một đoạn thẳng có hướng.

• Kí hiệu AB chỉ vectơ có điểm đầu A, điểm cuối B.

• Độ dài của vectơ là khoảng cách giữa điểm đầu và điểm cuối của nó. Độ dài của vectơ a được kí hiệu là a.

• Giá của vectơ là đường thẳng đi qua điểm đầu và điểm cuối của vectơ đó.

• Hai vectơ được gọi là cùng phương nếu giá của chúng song song hoặc trùng nhau.

• Nếu hai vectơ cùng phương thì chúng có thể cùng hướng hoặc ngược hướng.

• Hai vectơ được gọi là bằng nhau nếu chúng có cùng độ dài và cùng hướng. Nếu hai vectơ a,b bằng nhau thì ta viết là a=b.

• Hai vectơ được gọi là đối nhau nếu chúng có cùng độ dài và ngược hướng.

Vectơ đối của a được kí hiệu là -a.

• Nếu không cần chỉ rõ điểm đầu và điểm cuối thì vectơ còn được kí hiệu là u,v,x,y,...

• Trong không gian, cho điểm O và vectơ a, tồn tại duy nhất điểm M để OM=a

2. Tổng và hiệu của hai vectơ

a) Tổng của hai vectơ

⮚ Trong không gian, cho hai vec tơ a,b. Lấy ba điểm O, A, B sao cho OA=a, AB=b. Ta gọi OB là tổng của hai vec tơ ab, kí hiệu a+b.

Vectơ và hệ tọa độ trong không gian lớp 12 (Chuyên đề dạy thêm Toán 12)

Nhận xét: Phép cộng vectơ trong không gian cũng có các tính chất như phép cộng vectơ trong mặt phẳng.

• Tính chất giao hoán: a+b=b+a

• Tính chất kết hợp: a+b+c=a+b+c;

• Với mọi vectơ a, ta luôn có: a+0=0+a=a

• Với ba điểm A, B, C ta có: AB+BC=AC (Quy tắc ba điểm)

• Nếu ABCD là hình bình hành ta có: AB+AD=AC (Quy tắc hình bình hành)

Vectơ và hệ tọa độ trong không gian lớp 12 (Chuyên đề dạy thêm Toán 12)

• Cho hình hộp ABCD.ABCD′. Ta có: AB+AD+AA'=AC' (Quy tắc hình hộp)

Vectơ và hệ tọa độ trong không gian lớp 12 (Chuyên đề dạy thêm Toán 12)

b) Hiệu của hai vectơ

⮚ Trong không gian, cho hai vec tơ a,b. Ta gọi a+b là hiệu của hai vec tơ ab, kí hiệu ab.

Vectơ và hệ tọa độ trong không gian lớp 12 (Chuyên đề dạy thêm Toán 12)

• Quy tắc hiệu: Trong không gian, với ba điểm A, B, C ta có: ABAC=CB

3. Tích của một số với một vectơ

⮚ Trong không gian, cho số k≠0 và vec tơ a0. Tích của số k với vec tơ a là một vec tơ, kí hiệu ka, cùng hướng với a nếu k > 0, ngược hướng với a nếu k < 0 và có độ dài bằng k.a. Phép lấy tích của một số với một vec tơ được gọi là phép nhân một số với một vec tơ.

⮚ Quy ước 0.a=0k.0=0

Nhận xét: Với hai vectơ ab bất kì, với mọi số hk, ta có:

ka+b=ka+kb

h+ka=ha+ka

hka=hka

1.a=a

1.a=a

ka=0a=0 hoặc k = 0.

• Hai vectơ ab (b khác 0) cùng phương khi và chỉ khi có số k sao cho a=k.b

• Ba điểm phân biệt A, B, C thẳng hàng khi và chỉ khi có số k khác 0 để AB=kAC

4. Tích vô hướng của hai vectơ

a) Góc giữa hai vectơ trong không gian

⮚ Trong không gian, cho hai vec tơ uv là hai vec tơ khác 0. Lấy một điểm A bất kì, gọi B và C là hai điểm sao cho AB=uAC=v. Khi đó, ta gọi BAC^ là góc giữa hai vec tơ uv, kí hiệu u,v.

Vectơ và hệ tọa độ trong không gian lớp 12 (Chuyên đề dạy thêm Toán 12)

▪ 0o u,v ≤180o;

▪ Nếu u,v = 90o thì ta nói uv vuông góc với nhau, kí hiệu uv.

b) Tích vô hướng của hai vectơ

Ta gọi AB.AC là tích vô hướng của hai vec tơ u,v, ta có:

àv là một số, kí hiệu u.v , được xác định bởi công thức u.v=u.v.cosu,v

▪ Trong trường hợp u=0 hoặc v=0, ta quy ước u.v=0

▪ b) u.u=u2=u2; u20, u2=0u=0

▪ Với hai vectơ uv khác 0, ta có cosu,v=u.vu.v

▪ Với hai vectơ uv khác 0, ta có uvu.v=0

Nhận xét: Với ba vectơ a, b, cvà số k, ta có:

a.b=b.a

a.b+c=a.b+a.c

ka.b=ka.b=a.kb

B. Các dạng bài tập & phương pháp giải

Dạng 1. Vectơ trong không gian

Ví dụ 1. Cho hình tứ diện ABCD. Hãy chỉ ra các vectơ có điểm đầu là B và điểm cuối là các đỉnh còn lại của hình tứ diện.

Vectơ và hệ tọa độ trong không gian lớp 12 (Chuyên đề dạy thêm Toán 12)

Ví dụ 2. Cho hình hộp ABCD.ABCD′ (Hình vẽ).

Vectơ và hệ tọa độ trong không gian lớp 12 (Chuyên đề dạy thêm Toán 12)

a) Giá của ba vectơ AB,AD,AA' có cùng nằm trong một mặt phẳng không?

b) Tìm các vectơ bằng vectơ AB

c) Tìm các vectơ đối của vectơ AD

Ví dụ 3. Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD.

a) Chỉ ra các vectơ có điểm đầu là S và điểm cuối là các đỉnh của đa giác đáy.

b) Tìm các vectơ có độ dài bằng độ dài của vectơ SA.

c) Tìm các vectơ đối của vectơ CB.

Dạng 2. Tổng và hiệu của hai vectơ

Ví dụ 4. Cho hình hộp ABCD.ABCD′ (Hình vẽ).

Vectơ và hệ tọa độ trong không gian lớp 12 (Chuyên đề dạy thêm Toán 12)

a) Trong mặt phẳng (ABCD), tìm vectơ tổng AB+AD

b) So sánh hai vectơ BD,B'D'

c) Giải thích tại sao AB+B'D'=AD

Ví dụ 5. Cho hình lăng trụ ABC.ABC′. Tìm các vectơ tổng BA+A'C';BC+AA'

Vectơ và hệ tọa độ trong không gian lớp 12 (Chuyên đề dạy thêm Toán 12)

Ví dụ 6. Cho hình hộp ABCD.ABCD′.

Vectơ và hệ tọa độ trong không gian lớp 12 (Chuyên đề dạy thêm Toán 12)

a) Tìm các vectơ tổng AB+AD;AC+AA'

b) Dùng kết quả của câu a và tính chất kết hợp của phép cộng vectơ để chứng minh AB+AD+AA'=AC'

Ví dụ 7. Cho hình hộp ABCD.EFGH. Thực hiện các phép toán sau đây:

a) CB+CD+CG

b) DA+DC+DH

c) AB+CG+EH

d) HE+GC+AB

Ví dụ 8. Cho hình chóp SABCD có đáy là hình bình hành. Tìm các vectơ hiệu SDSA;BSAD; ASDC;CSDA

Vectơ và hệ tọa độ trong không gian lớp 12 (Chuyên đề dạy thêm Toán 12)

................................

................................

................................

Xem thử

Xem thêm Chuyên đề dạy thêm Toán lớp 12 các chủ đề hay khác:


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học