Bài tập Viết phương trình đường thẳng trong đề thi Đại học có lời giải (19 dạng - phần 2)
Bài viết Viết phương trình đường thẳng trong đề thi Đại học (19 dạng - phần 2) với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Viết phương trình đường thẳng trong đề thi Đại học (19 dạng - phần 2).
- Viết phương trình đường thẳng d song song với d’ đồng thời cắt cả hai đường thẳng d1 và d2
- Viết phương trình đường thẳng d là đường vuông góc chung của hai đường thẳng d1 và d2 chéo nhau
- Viết phương trình của đường thẳng d là hình chiếu của d’ trên mặt phẳng (P)
- Vị trí tương đối của hai đường thẳng
- Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt phẳng
- Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt cầu
- Hình chiếu của một điểm lên đường thẳng. Hình chiếu của một điểm lên mặt phẳng
- Khoảng cách từ một điểm đến đường thẳng. Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau
- Góc giữa hai đường thẳng. Góc giữa đường thẳng và mặt phẳng
Bài giảng: Cách viết phương trình đường thẳng cơ bản - Cô Nguyễn Phương Anh (Giáo viên VietJack)
1. Phương pháp giải
Cách 1:
- Viết phương trình mặt phẳng (P) song song với d’ và chứa d1
- Viết phương trinh mặt phẳng (Q) song song với d’ và chứa d2
- Đường thẳng cần tìm d = (P) ∩ (Q)
Cách 2:
M = d ∩ d1; N = d ∩ d2
Vì d // d’ nên MN→ và ud→ cùng phương hay MN→ = k.ud→
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Viết phương trình của đường thẳng d cắt hai đường thẳng d1, d2 và song song với d3 biết
Hướng dẫn giải:
+ Vecto chỉ phương của ba đường thẳng d1; d2 và d3 lần lượt là
u1→ ( 3; 4; 1) ; u2→ (1; 2; -1); u3→ (3; 2; -1)
- Mặt phẳng (P) chứa d1 và song song với d3
Ta có vectơ pháp tuyến của (P) là nP→ = [u1→; u3→] =( - 6; 6; -6)
Hay chọn 1 vectơ pháp tuyến của (P) là n→(1; -1; 1)
Một điểm thuộc d1 là điểm thuộc (P) là : (2; -2; 1)
Phương trình mặt phẳng (P) là:
1.(x – 2) – 1.(y + 2) + 1. (z – 1) = 0 hay x – y + z – 5 = 0
- Mặt phẳng (Q) chứa d2 và song song với d3
Ta có vectơ pháp tuyến của (Q) là nQ→ = [u2→; u3→] = ( 0 ; -2; -4)
Hay chọn 1 vectơ pháp tuyến của (Q) là n→(0; 1; 2)
Một điểm thuộc d2 là điểm thuộc (Q) là : (7; 3; 9)
Phương trình mặt phẳng (Q) là:
0.(x – 7) + 1.(y – 3) + 2. (z – 9) = 0 hay y + 2z – 21 = 0
- Đường thẳng cần tìm d = (P) ∩ (Q) nên
Điểm M (x; y; z) ∈ d khi tọa độ của M là nghiệm của hệ phương trình:
Đặt z = t, ta có:
Vậy phương trình tham số của d là:
Chọn A.
Ví dụ 2: Viết phương trình đường thẳng d song song với trục Ox và cắt hai đường thẳng
Hướng dẫn giải:
+ Đường thẳng d1 và d2 có vecto chỉ phương là u1→(1; 2; 3); u2→(- 1; 3; 2)
Trục Ox có vecto chi phương uOx→ (1; 0; 0)
- Mặt phẳng (P) chứa d1 và song song với Ox
Ta có vectơ pháp tuyến của (P) là = (0; 3; -2)
Một điểm thuộc d1 là điểm thuộc (P) là : (0; 0; 1)
Phương trình mặt phẳng (P) là:
0.(x – 0) + 3.(y – 0) – 2 . (z – 1) = 0 hay 3y – 2z + 2 = 0
- Mặt phẳng (Q) chứa d2 và song song với Ox
Ta có vectơ pháp tuyến của (Q) là nQ→ = [u2→; uOx→] = (0; 2; -3)
Một điểm thuộc d2 là 1 điểm thuộc (Q) là : (2; -1; -1)
Phương trình mặt phẳng (Q) là:
0.(x – 2) + 2.(y + 1) – 3 . (z + 1) = 0 hay 2y – 3z – 1 = 0
- Đường thẳng cần tìm d = (P) ∩ (Q) nên
Điểm M (x; y; z) ∈ d khi tọa độ của M là nghiệm của hệ phương trình:
Vậy phương trình tham số của d là:
Ví dụ 3: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz; cho hai đường thẳng d1: . Phương trình đường thẳng song song với d: và cắt hai đường thẳng d1; d2 là:
Hướng dẫn giải:
Gọi ∆ là đường thẳng cần tìm
Gọi giao điểm của ∆ với d1 và d2 lần lượt là A và B.
Do A thuộc d1 nên tọa độ A (- 1+ 3a; 2+ a; 1+ 2a)
Do B thuộc d2 nên tọa độ B ( 1+ b; 2b; - 1+ 3b)
Vecto AB→( b- 3a + 2; 2b- a- 2; 3b- 2a- 2) là một vecto chỉ phương của ∆.
+ Đường thẳng d có vectơ chỉ phương ud→( 0; 1; 1) .
+ Do đường thẳng d//∆ nên haii vecto AB→; ud→ cùng phương
=> có một số k thỏa mãn AB→= k.ud→
=> Tọa độ A( 2; 3; 3) và B(2; 2; 2)
+ Đường thẳng ∆ đi qua điểm A( 2; 3; 3) và có vectơ chỉ phương AB→(0; -1; -1)
Vậy phương trình của ∆ là
Chọn D.
Ví dụ 4: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz; cho hai đường thẳng . Cho hai điểm M( 1;1;1 ) và N(0; -2 ; 3). Viết phương trình đường thẳng d cắt hai đường thẳng d1 và d2; song song với đường thẳng MN.
Hướng dẫn giải:
+ Gọi giao điểm của đường thẳng d với 2 đường thẳng d1 và d2 lần lượt là A và B.
+ Điểm A thuộc d1 nên A( a; 3- 2a; 1- a)
+ Điểm B thuộc d2 nên B( 1- b;2+ 2b; - 2) .
=> Vectơ AB→( 1- b- a; 2b+ 2a- 1; a- 3) là một vecto chỉ phươn của đường thẳng d
+ Đường thẳng MN nhận vecto MN→( -1; - 3; 2) làm vecto chỉ phương
+ Do đường thẳng d// MN nên 1 vecto chỉ phương của đường thẳng d là ( -1; - 3; 2)
=> Hai vecto AB→, MN→ cùng phương nên tồn tại số thực k khác 0 sao cho: AB→ = k.MN→
=> Tọa độ của A (13/5; -11/5; -8/5); B (14/5; -8/5; -2)
Đường thẳng d đi qua A và nhận vecto AB→(1/5; 3/5; -2/5) = 1/5(1;3-2) làm vecto chỉ phương
=> Phương trình đường thẳng d:
Chọn B
1. Phương pháp giải
Cách 1:
- Viết PT mặt phẳng (P) chứa d1 và song song với d2
- Viết PT mặt phẳng (Q) chứa d1 và vuông góc với (P)
- Tìm giao điểm M = d1 ∩ (Q), pt đường thẳng vuông góc chung là đường thẳng đi qua M và vuông góc với (P)
Cách 2:
Gọi M = d ∩ d1; N = d ∩ d2
Vì d là đường vuông góc chung nên
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Viết phương trình đường vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau sau:
Hướng dẫn giải:
- Mặt phẳng (P) chứa d1 và song song với d2 có nP→ = [u1→; u2→]= (-12; -10; 8)
Chọn 1 vectơ pháp tuyến của (P) là (6; 5; -4)
- Mặt phẳng (Q) chứa d1 và vuông góc với (P) có nQ→ = [u1→; nP→] = ( -2; 24; 27)
Một điểm thuộc d1 cũng thuộc (Q) là: (2; -1; 0)
Phương trình mặt phẳng (Q) là:
– 2.(x – 2) + 24.(y + 1) + 27.(z – 0) = 0 hay – 2x + 24y + 27z + 28 = 0
- Giao điểm M = d2 ∩ (Q) có tọa độ là (t; 2t + 1; 4t – 1) thỏa mãn:
– 2.t + 24(2t + 1) + 27(4t – 1) + 28 = 0 => t = -25/154
=> M(-25/154; 52/77; -127/77)
Đường thẳng vuông góc chung là đường thẳng d đi qua M và vuông góc với (P) nên có vectơ chỉ phương là vectơ pháp tuyến của (P) : (6; 5; -4)
Vậy phương trình đường thẳng cần tìm là:
Chọn B.
Ví dụ 2: Viết phương trình đường vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau sau:
Hướng dẫn giải:
Gọi d là đường vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau đã cho
M = d ∩ d1 => M (t; 5-2t; 14-3t)
N = d ∩ d2 => N (9-4t’; 3+t’; -1+5t’)
=> MN→( 9- 4t’ – t; - 2+ t’+ 2t; -15 + 5t’ + 3t)
Ta có :
Chọn 1 vectơ chỉ phương của đường vuông góc chung d là (1; -1; 1)
Vậy phương trình của d là:
Chọn A.
Ví dụ 3: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho hai đường thẳng . Phương trình đường vuông góc chung của hai đường thẳng d1; d2 là.
Hướng dẫn giải:
Gọi d là đường thẳng cần tìm
Gọi A = d ∩ d1; B = d ∩ d2
+ Do A thuộc d1 nên A( 2+a; 1- a; 2-a)
+ Do B thuộc d2 nên B( b; 3; - 2+ b)
AB→( - a+ b – 2; a + 2; a+ b - 4)
+ Đường thẳng d1 có vectơ chỉ phương u1→( 1; -1; -1)
+ Đường thẳng d2 có vectơ chỉ phương u2→(1; 0; 1)
+ Ta có:
=> A( 2; 1; 2) và B( 3; 3; 1)
+ Đường thẳng d đi qua điểm A ( 2; 1; 2) và có vectơ chỉ phương AB→( 1; 2; -1)
Vậy phương trình của d là
Chọn C.
Ví dụ 4: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz; cho A( -1;1;0); B( 1;3;3); C( 1; 2; 1) và D( 1; 1; 1). Đường thẳng d là đường vuông góc chung của AC và BD cắt AC và BD lần lượt tại M và N. Tìm M?
A. ( -3; 0; -1) B. ( 1; 0; 1) C. ( -1; 0; 2) D. Đáp án khác
Hướng dẫn giải:
+ Đường thẳng AC : Đi qua A( -1 ; 1 ; 0) và nhận vecto AC→( 2 ; 1 ;1) làm vecto chỉ phương nên có phương trình
+ Đường thẳng BD : đi qua B( 1 ; 3 ; 3) và nhận vecto BD→( 0 ; -2 ; -2) làm vecto chỉ phương nên có phương trình
+ M thuộc AC nên M( -1+ 2m;1+ m;m)
+ N thuộc BD nên N( 1; 3- 2n; 3- 2n)
=> MN→ ( 2+ 2m; 2-2n – m; 3- 2n- m)
+ Ta có đường thẳng MN vuông góc với AC và BD nên :
=> đường thẳng d cắt AC tại M( - 3; 0;-1)
Chọn A.
1. Phương pháp giải
1. Phương pháp giải
- Viết phương trình mặt phẳng (Q) chứa d’ và vuông góc với mặt phẳng (P)
- Hình chiếu cần tìm d = (P) ∩ (Q)
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Viết phương trình đường thẳng d là hình chiếu của d’ trên (P) biết:
Hướng dẫn giải:
+ Đường thẳng d’ có vecto chỉ phương ud'→( -1; 2; -1)
Mặt phẳng ( P) có vecto pháp tuyến là nP→(1; -1; 1)
- Mặt phẳng (Q) chứa d’ và vuông góc với (P) có nQ→ = [ud'→;nP→] = ( 1; 0; -1)
Một điểm thuộc d’ cũng thuộc (Q) là: (1; 2; -1)
Phương trình mặt phẳng (Q) là:
1.(x – 1) + 0.(y - 2) – 1.(z + 1) = 0 hay x – z – 2 = 0
- Hình chiếu cần tìm d = (P) ∩ (Q)
Tọa độ của điểm M (x; y; z) thuộc d thỏa mãn:
Chọn x = t
Vậy phương trình của d là
Chọn A.
Ví dụ 2: : Viết phương trình đường thẳng là hình chiếu của d trên (Oxy) biết
Hướng dẫn giải:
Mỗi điểm M (x; y; z) thuộc d có hình chiếu trên (Oxy) là điểm M’ (x; y; 0) thuộc d’ với d’ là hình chiếu của d trên (Oxy)
Vậy d’ có phương trình tham số là:
Chọn C.
Ví dụ 3: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz; cho đường thẳng d: và mặt thẳng (P): 3x+ 5y – z- 2= 0 . Gọi d’ là hình chiếu của d lên (P). Phương trình tham số của d’ là
Hướng dẫn giải:
+ Gọi mặt phẳng (Q) chứa d và vuông góc với (P).
Đường thẳng d đi qua điểm B( 12; 9; 1) và có vectơ chỉ phương ud→( 4; 3; 1).
Mặt phẳng (P) có vectơ pháp tuyến nP→( 3; 5; -1)
=> Mặt phẳng (Q) qua B( 12; 9; 1) có vectơ pháp tuyến n→ = [ud→; nP→] = ( -8;7; 11)
=> Phuong trình (Q): - 8( x- 12) + 7( y- 9) + 11(z- 1) = 0
Hay – 8x + 7y + 11z + 22= 0
+ Đường thẳng d’ cần tìm là giao tuyến của (P) và (Q).
Tìm một điểm thuộc d’, bằng cách cho y= 0
Ta có hệ
=> M( 0; 0; - 2)
+ Đường thẳng d’ đi qua điểm M( 0; 0; - 2) và có VTCP ud→= [nP→; nQ→] = ( 62; -25; 61)
Vậy phương trình tham số của d’ là:
Chọn B.
Ví dụ 4: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz; cho hai điểm A(1; 1; -2) và B(0; 2; -2). Cho mặt phẳng ( P): x+ y- 2z- 6= 0. Viết phương trình đường thẳng d là hình chiếu của đường thẳng AB lên mặt phẳng ( P)?
Hướng dẫn giải:
+ Thay tọa độ điểm A và B vào phương trình mặt phẳng ( P) ta được :
1+ 1- 2.(-2) – 6 = 0 ( thỏa mãn).
Và 0+ 2- 2( -2) – 6= 0 ( thỏa mãn) .
=> Hai điểm A và B cùng thuộc mặt phẳng (P).
Suy ra; mặt phẳng (P) chứa đường thẳng AB.
=> Hình chiếu của đường thẳng AB lên mặt phẳng (P) là chính nó.
+ Đường thẳng AB: đi qua A( 1; 1; -2) và nhận vecto AB→( -1; 1; 0)
=> Phương trình AB:
Chọn C.
1. Phương pháp giải
Vị trí tương đối giữa đường thẳng d (đi qua Mo và có vectơ chỉ phương u→) và đường thẳng d’ (đi qua Mo' và có vectơ chỉ phương u'→)
- d và d’ cùng nằm trong một mặt phẳng ⇔ [u→; u'→].MoM'o→ = 0
- d và d’ chéo nhau [u→; u'→].MoM'o→ ≠ 0
- d ⊥ d' ⇔ u→.u'→ = 0
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Xét vị trí tương đối của các cặp đường thẳng d và d’:
A. Song song B. Trùng nhau C. Cắt nhau D. Chéo nhau
Hướng dẫn giải:
Đường thẳng d có ud→(1; 2; 3) và đi qua Mo ( -1; 1; -2)
Đường thẳng d’ có u'd→(3; 2; 2) và đi qua Mo' ( 1; 5; 4)
=> MoMo'→ (2; 4; 6) và [ud→;u'd→] = (-2; 7; - 4) ≠ 0→
Ta có: [ud→;u'd→].MoM'o→ = -2. 2+ 7.4 - 4.6 = 0
Vậy d và d’ cắt nhau..
Chọn C.
Ví dụ 2: Xác định vị trí tương đối của hai đường thẳng
A. Cắt nhau B. Trùng nhau C. Chéo nhau D. Song song
Hướng dẫn giải:
Đường thẳng d có vecto chỉ phương ud→(1; 1; -1) và đi qua Mo (0; 1; 2)
Đường thẳng d’ có vecto chỉ phương u'd→(2; 2; -2)
Nên hai đường thẳng d và d’ song song.
Chọn D.
Ví dụ 3: Tìm a để hai đường thẳng sau đây song song:
A. a= 2 B. a= -3 C. a= -2 D. a= 4
Hướng dẫn giải:
Đường thẳng d và d’ có vecto chỉ phương lần lượt là ( 1; a; -1) và (2; 4; -2)
Để d // d’ thì 1/2 = a/4 = -1/-2 => a = 2
Khi đó đường thẳng d’ đi qua điểm N (1; 2; 2) và điểm N không thuộc d.
Vậy d // d’ khi và chỉ khi a = 2
Chọn A.
Ví dụ 4: Xét vị trí tương đối của d và d’ biết và d’ là giao tuyến của hai mặt phẳng: (P) : 2x – 3y – 3z – 9 = 0 và (P’): x – 2y + z + 3 = 0
A. Trùng nhau B.Song song C. Cắt nhau D. Chéo nhau
Hướng dẫn giải:
- Trước hết viết phương trình đường thẳng d’:
Lây điểm M’ (x; y; z) thuộc d’ có tọa độ thỏa mãn hệ:
Chọn z = 0 ta được 1 điểm M’ thuộc d’ là (27; 15; 0)
Vectơ chỉ phương của d’ là ud'→ = [nP→; nP'→] = ( -9; -5; -1)
- đường thẳng d có vecto chỉ phương ud→( 9; 5; 1) => [ud→;ud'→] = 0→ (1)
Lại có: M' ∈ d (2)
Từ (1) và (2) suy ra, d ≡ d’
Chọn A.
Ví dụ 5: Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz; cho đường thẳng d1: . Khi đó, giá trị của m bằng bao nhiêu thì d1 cắt d2?
A. m= 0 B. m= 1 C. m= -2 D.Đáp án khác
Hướng dẫn giải:
+ Đường thẳng d1: đi qua A(1; 0; 1) và nhận vecto u1→( 3; 1; 2) làm vecto chỉ phương
+ Đường thẳng d2: đi qua B(0; -2; -m) và nhận vecto u2→(1; 2; 1) làm vecto chỉ phương
=> [u1→; u2→] = (-3; -1; 5) và AB→(-1; -2; - m- 1 )
+ Để hai đường thẳng d1 và d2 cắt nhau thì: [u1→; u2→]. AB→ = 0
⇔ - 3.( -1) – 1( - 2) + 5( - m- 1) =0
⇔ 3+ 2- 5m- 5= 0 ⇔ 5m= 0 ⇔ m= 0
Chọn A.
1. Phương pháp giải
Cho đường thẳng d đi qua Mo(xo; yo; zo) và có vectơ chỉ phương (a; b;c) , cho mặt phẳng (P) có phương trình tổng quát là: Ax + By + Cz + D = 0
Gọi là vectơ pháp tuyến của (P). Để xét vị trí tương đối giữa đường thẳng d và mặt phẳng (P) ta có cách sau:
Cách 1:
Xét tích vô hướng n→.u→ và thay tọa độ điểm Mo vào phương trình của (P) để kiểm tra, ta có các
trường hợp sau:
- n→.u→ = 0 và Mo ∉ (P) nên d song song với (P)
- n→.u→ = 0 và Mo ∈ (P) thì d nằm trong mp(P)
- n→.u→ ≠ 0 thì d cắt (P)
- n→ = k.u→ thì d vuông góc với (P)
Cách 2:
Viết phương trình tham số của đường thẳng d:
Thay x, y, z ở phương trình tham số trên vào phương trình tổng quát của mặt phẳng (P):
Ax + By + Cz + D = 0 ta được:
A(xo + at) + B.(yo+ bt) + C. (zo+ ct) + D = 0 hay mt + n = 0 ( 1)
Xét số nghiệm t của phương trình (1) ta có các trường hợp sau:
- (1) vô nghiệm ⇔ d song song với (P)
- (1) có một nghiệm t = to khi d cắt (P) tại điểm Mo( xo+ a. to; yo+ bto; zo+ to. c)
- (1) có vô số nghiệm ⇔ d nằm trong (P)
- (A; B; C) = k (a; b; c) ⇔ d vuông góc với (P)
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Xét vị trí tương đối của đường thẳng d: với mặt phẳng (P): x + y + z + 2 = 0
A. Cắt nhau B. (P) chứa d C. Song song D. Vuông góc
Hướng dẫn giải:
Đường thẳng d đi qua Mo(1; 2; 3) và có vectơ chỉ phương u→(2; 4; 1)
Mặt phẳng (P) có vectơ pháp tuyến là n→(1; 1; 1)
Ta có n→.u→ = 2.1+ 4.1+1.1 = 7
Vậy d cắt (P).
Chọn A.
Ví dụ 2: Xét vị trí tương đối của đường thẳng d: với mặt phẳng (P): x+ 2z – 7 = 0?
A. Cắt nhau B. Song song C. (P) chứa d D.Vuông góc
Hướng dẫn giải:
+ đường thẳng d đi qua điểm A( 1; 0; -1) và có vecto chỉ phương u→(2; 1; -1)
+ Mặt phẳng (P) c vecto pháp tuyến n→(1; 0; 2)
=> u→. n→ = 2. 1+ 0.1- 1.2= 0 và điểm A không thuộc mặt phẳng (P)
=> Đường thẳng d song song với mặt phẳng (P)
Chọn B.
Ví dụ 3: Trong không gian Oxyz, cho mặt phẳng (P): x- 2y+ 3z – 4= 0 và đường thẳng d: . Với giá trị nào của m thì giao điểm của đường thẳng d và mặt phẳng (P) thuộc mặt phẳng (Oyz) .
A. m = 2 B. m= -1 C.m= 1 D.m= 3
Hướng dẫn giải:
Ta có: d ∩ (P) = A( x; y; z) .
A thuộc mặt phẳng (Oyz) nên x= 0 => A( 0; y;z)
Lại có; A thuộc ( P) nên: 0- 2y+ 3z- 4= 0
y = 3/2z - 2 nên A(0;3/2z -2 ;z)
+ Do A ∈ d nên:
Chọn A.
Ví dụ 4: Trong không gian Oxyz, cho mặt phẳng (P): 2x+ my – 3z + m- 2= 0 và đường thẳng d: . Với giá trị nào của m thì d cắt (P)
A. m ≠ 1/2. B. m= 1 C. m = 1/2 . D. m ≠ -1
Hướng dẫn giải:
Mặt phẳng (P) có vecto pháp tuyến n→( 2; m; - 3)
Đường thẳng d có vecto chỉ phương u→( 4; -1;3)
Đường thẳng d cắt (P) ⇔ n→. u→ ≠ 0
⇔ 2. 4+ m.(- 1) – 3.3 ≠ 0 ⇔ -m-1 ≠ 0 ⇔ m ≠ -1
Chọn D
Ví dụ 5: Trong không gian Oxyz, cho đường thẳng d: và mặt phẳng (P): m2x- 2my + (6- 3m) z- 5= 0. Tìm m để d// (P)
Hướng dẫn giải:
Ta có đường thẳng d đi qua M( 2; -3; 1) và có vecto chỉ phương u→(-1; 1; 1)
Mặt phẳng (P) có vecto pháp tuyến n→( m2; -2m; 6- 3m)
Để d song song với (P) thì m2x- 2my + (6- 3m) z- 5= 0.
Chọn A.
1. Phương pháp giải
Xét vị trí tương đối của đường thẳng d: và mặt cầu (S) tâm I(a’; b’; c’) bán kính R. Gọi d= d( I; d) thì:
d > R thì d không cắt (S).
d=R thì d tiếp xúc (S). Để tìm tọa độ giao điểm của đường thẳng và mặt cầu ( S) ta làm như sau:
Thay x= xo+ at; y= yo + bt; z= zo + ct vào phương trình mặt cầu
=> t= .... => Tọa độ giao điểm.
d < R thì d cắt ( S) tại hai điểm A và B. Để tìm được tọa độ giao điểm ta làm như trên.
* Chú ý: đường thẳng d đí qua A và có vecto chỉ phương u→. Khi đó; khoảng cách từ điểm I đến đường thẳng d là:
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho mặt cầu (S): x2+ y2 + z2- 2x + 4z+ 1= 0 và đường thẳng d: . Biết có hai giá trị thực của tham số m để d cắt (S) tại hai điểm phân biệt A; B và các mặt phẳng tiếp diện của ( S) tại A và tại B luôn vuông góc với nhau . Tích của hai giá trị đó bằng
A. 16 B. 12 C.14 D. 10
Hướng dẫn giải:
+ Mặt cầu ( S) có tâm I( 1; 0; -2) và bán kính R= 2
Đường thẳng d qua M(- 1; 0; m) và vtcp u→( 2;0; 2)
+ Đường thẳng d cắt mặt cầu tại hai điểm phân biệt A và B nên IA= IB = R= 2.
Lại có các mặt phẳng tiếp diện của (S) tại A và B vuông góc với nhau nên IA vuông IB.
> Tam giác IAB vuông cân tại I.
Suy ra d( I; d)= IA.cos45o = 2.√2/2 = √2
+ Mà IM→(-2; 0; m+ 2); [IM→; u→] =(0; 2m+ 8; 0)
Suy ra m= -2 hoặc m= - 6 và tích cần tìm là ( -2). ( - 6) = 12.
Chọn B.
Ví dụ 2: Trong không gian Oxyz, cho đường thẳng và và mặt cầu ( S): x2+ y2 + z2 – 2x+ 4z + 1= 0. Số điểm chung của Δ và ( S) là
A.0 B.1 C.2. D. 3
Hướng dẫn giải:
Đường thẳng Δ đi qua M( 0; 1; 2) và có VTCP u→(2;1;-1)
Mặt cầu (S) có tâm I (1; 0; -2) và bán kính R= 2.
Ta có MI→(1;-1;-4) và [u→;MI→] = (-5;7;-3)
Vì d(I,Δ) > R nên Δ không cắt mặt cầu (S) .
Chọn A.
Ví dụ 3: Trong không gian Oxyz, cho đường thẳng và mặt cầu ( S): (x-1)2+ ( y+3)2 + ( z- 2)2= 1. Giá trị của m để đường thẳng không cắt mặt cầu ( S) là:
Hướng dẫn giải:
Giao điểm nếu có của đường thẳng ∆ và mặt cầu (S) là nghiệm hệ phương trình :
Thay (1); ( 2) và (3) vào ( *) ta được:
⇔ ( t+ 1)2 + ( mt+ 4)2+ ( 2t+ 2)2 = 1
⇔ t2 + 2t+ 1+ m2t2 + 8mt+ 16 + 4t2 + 8t+ 4- 1= 0
⇔ (m2 + 5)t2 + 2( 5+ 4m)t+ 20 = 0 ( **)
Để ∆ không cắt mặt cầu ( S) thì (**) vô nghiệm, hay (**) có ∆’ < 0
⇔ ( 5+ 4m)2 – 20( m2 + 5) < 0
⇔ 25+ 40m+ 16m2 – 20m2 – 100 < 0
⇔ - 4m2 + 40m – 75 < 0
⇔ m > 15/2 hoặc m < 5/2
Chọn A.
Ví dụ 4: Trong không gian Oxyz, cho mặt cầu ( S): x2 +( y+1)2 + (z- 1)2 = 4 và đường thẳng d: . Giá trị của m để đường thẳng d cắt mặt cầu ( S) tại hai điểm phân biệt là:
A. m < 2 hoặc m > 5. B. m > - 2 hoặc m - 5
C. m= 2 hoặc m = - 5 D. Không có giá trị nào của m thỏa mãn.
Hướng dẫn giải:
Giao điểm nếu có của đường thẳng d và mặt cầu ( S) là nghiệm hệ phương trình :
Thay (1); (2) ; (3) vào (*) ta được:
22 + ( 1- t+ 1)2 + ( mt- 1)2 =4
⇔ 4+ 4 – 4t+ t2+ t + m2t2 - 2mt+ 1- 4= 0
⇔ ( m2+ 1)t2 – ( 3+ 2m)t+ 5=0 ( **)
Để đường thẳng d cắt mặt cầu (S) tại hai điểm phân biệt khi và chỉ khi phương trình (**) có hai nghiệm phân biệt
⇔ ∆ > 0 ⇔ ( 3+ 2m)2 – 4. 5.( m2 +1) > 0
⇔ 9+ 12m + 4m2 – 20m2 – 20 > 0
⇔ - 16m2 + 12m- 11 > 0 ( vô lí - vì – 16m2 + 12m- 11 < 0 với mọi m)
Chọn D.
1. Phương pháp giải
Cách xác định hình chiếu của 1 điểm A lên đường thẳng d
- Viết phương trình mặt phẳng (P) chứa điểm A và vuông góc với d
- Tìm H là giao điểm của d và (P) => H là giao điểm của A trên d
Cách xác định hình chiếu của 1 điểm A lên mặt phẳng (P)
- Viết phương trình đường thẳng đi qua A và vuông góc với (P)
- Tìm H là giao điểm của d và (P) => H là giao điểm của A trên (P)
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Tìm hình chiếu vuông góc của A(1; 2; 1) trên đường thẳng d:
Hướng dẫn giải:
+ Đường thẳng d có vecto chi phương u→(1;2; -2).
+ Gọi mặt phẳng (P) chứa điểm A và vuông góc với d nhận vectơ chỉ phương của d làm vectơ pháp tuyến nên ta có phương trình của (P) là:
1(x – 1) + 2. (y – 2) – 2.(z – 1) = 0 hay x + 2y – 2z – 3 = 0
+ Tìm H là giao điểm của d và (P)
Tọa độ H( t – 2; 2t + 1; -2t – 1) thỏa mãn :
(t-2) + 2(2t+1) – 2(-2t-1) – 3 = 0 ⇔ 9t – 1= 0 ⇔ t = 1/9
Vậy H là hình chiếu của A trên d và H(-17/9; 11/9; -11/9)
Chọn A.
Ví dụ 2: Cho M(1; -1; 2) và mặt phẳng (P): 2x – y + 2z +2 = 0. Tìm tọa độ hình chiếu vuông góc H của M trên mặt phẳng (P)
A. ( 2; 1; 0) B. ( - 2;0; 1) C.(-1; 0; 0) D. ( 0; 2; 1)
Hướng dẫn giải:
+ Mặt phẳng (P) có vecto pháp tuyến n→(2 ;- 1; 2).
Đường thẳng d đi qua M và vuông góc với (P) nhận vectơ pháp tuyến của (P) làm vectơ chỉ phương.
Suy ra phương trình của d là
+ Tìm H là giao điểm của d và (P)
Tọa độ của H(1+2t, -1-t; 2+2t) thỏa mãn:
2(1+2t) – (-1-t) + 2(2+2t) + 2 = 0
⇔ 2+ 4t + 1+ t + 4 + 4t + 2 = 0
⇔ 9t + 9= 0 ⇔ t = - 1 nên H ( - 1; 0; 0)
Chọn C.
Ví dụ 3: Cho điểm M (2; -1; 8) và đường thẳng d: .Tìm tọa độ H là hình chiếu vuông góc của điểm M trên d.
A. ( 1; 2; 1) B.( 5; - 3; 4) C. ( -2; 1;3) D. ( 1;1;3)
Hướng dẫn giải:
Phương trình tham số của d là:
Xét điểm H(1+2t; -t-1; 2t) thuộc d => MH→( 2t – 1; - t; 2t – 8)
Đường thẳng d có vecto chỉ phương ud→( 2; -1; 2)
H là hình chiếu vuông góc của M trên d khi và chỉ khi MH→.ud→ = 0
⇔ 2(2t-1) – 1(-t) + 2(2t-8) = 0
⇔ 4t- 2+ t + 4t – 16 = 0
⇔ 9t – 18= 0 nên t= 2
=> Hình chiếu vuông góc của M lên d là H(5; - 3; 4)
Chọn B.
Ví dụ 4: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz; cho đường thẳng d: và điểm M(1; 1; 1). Xác định điểm M’ đối xứng với M qua d?
A.( 1; 0; - 2) B. ( -2; 1; 1) C. ( 1; 2; 3) D. (- 1; 0; 6)
Hướng dẫn giải:
+ Đường thẳng d đi qua A(0; 0; 2) và có vecto chỉ phương u→( -1; 2; 1)
+ Gọi (P) là mặt phẳng qua M và vuông góc với đường thẳng d nên mặt phẳng (P) nhận vecto chỉ phương của đường thẳng d làm vecto pháp tuyến
=> Phương trình mặt phẳng (P):
-1( x- 1) + 2( y-1) + 1( z- 1) = 0 hay – x + 2y + z – 2= 0
+ Gọi H là hình chiếu vuông góc của điểm M lên d khi đó H chính là giao điểm của đường thẳng d và mặt phẳng (P)
+ Điểm H thuộc đường thẳng d nên H(- t; 2t; 2+ t). Thay tọa độ H vào phương trình mặt phẳng (P) ta được:
- ( - t) + 2. 2t+ 2+ t- 2= 0 ⇔ 6t = 0 ⇔ t= 0
=> Hình chiếu của M lên d là H ( 0; 0; 2)
+ Do M’ đối xứng với M qua d nên H là trung điểm của MM’.
=> Tọa độ điểm M’( - 1; 0; 6 )
Chọn D.
1. Phương pháp giải
- Muốn tìm khoảng cách từ một điểm M đến đường thẳng d: có 2 cách sau:
+ Cách 1. Tìm hình chiếu H của điểm đó đến d => MH là khoảng cách từ A đến d
+ Cách 2. Công thức (với u→ là vectơ chỉ phương của d và Mo là một điểm thuộc d)
- Muốn tìm khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau d ( u→ là vectơ chỉ phương của d và d đi qua Mo) và d’ ( u'→ là vectơ chỉ phương của d’ và d’ đi qua M'o) ta làm như sau:
+ Viết phương trình mặt phẳng (P) chứa d và song song d’
+ Khoảng cách giữa d và d’ chính là khoảng cách từ điểm M'o đến mặt phẳng (P)
d( d,d’) = d(M'o; (P))
+ Hoặc dùng công thức:
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Tìm khoảng cách của A(-2; 1; 3) đến đường thẳng
A. 4√5/3 B. 5√5/2 C. 3√5 D.2√5
Hướng dẫn giải:
Đường thẳng d đi qua B( 0; 1; -1) và có vectơ chỉ phương u→( 1; 2; -2)
Ta có: AB→(2; 0; -4); [AB→;u→] = ( 8;0; 4)
Vậy
Chọn B.
Ví dụ 2: Cho mặt phẳng (P): 3x – 2y – z + 5 = 0 và đường thẳng d: Tính khoảng cách giữa d và (P)
Hướng dẫn giải:
Mặt phẳng (P) có vecto pháp tuyến nP→( 3; -2; -1)
Đường thẳng d có vecto chỉ phương ud→(2; 1; 4) và đi qua điểm Mo (1; 7; 3)
Ta có: nP→. ud→ = 3.2 -2.1 – 1. 4 = 0 và Mo ∉ (1; 7; 3) (P)
Vậy d // (P)
Chọn D.
Ví dụ 3: Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng
Hướng dẫn giải:
Đường thẳng d có vecto chỉ phương là ud→( 2; -1; 0)
Đường thẳng d’ có vecto chỉ phương là u'd→( -1; 1; 1).
- Gọi (P) là mặt phẳng chứa d và song song với d’. (P) nhận VTPT là nP→ = [ud→; u'd→] = (-1;-2; 1)
Điểm Mo (1; -1; 1) thuộc d cũng thuộc (P) nên phương trình mặt phẳng (P) là:
- 1(x-1) – 2(y+1) + 1(z-1) = 0 hay x + 2y – z + 2 = 0
- d’ đi qua M'o (2; -2; 3)
Vậy
Ví dụ 4: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz; cho hai đường thẳng . Xác định khoảng cách giữa hai đường thẳng đã cho?
Hướng dẫn giải:
+ Đường thẳng d đi qua A( 1;0; - 2) và có vecto chỉ phương u1→( 2;-1; 1)
+ Đường thẳng d’ đi qua B( 2; -1; 2) và có vecto chỉ phương u2→(0;1; 2)
=> AB→(1; -1; 4); [u1→; u2→] =( -3; -4; 2)
Khoảng cách giữa hai đường thẳng đã cho là:
Chọn B.
Ví dụ 5: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz; cho điểm A(-1; 0;2) và đường thẳng d: . Tìm m để khoảng cách từ A đến d là √2 ?
A. m= -1 hoặc m = -2/3 B. m= - 1 hoặc m = 1/7
C. m = 1 hoặc m= - 1 D. m = 1 hoặc m = 1/7
Hướng dẫn giải:
+ Đường thẳng d đi qua M( 2; 1; 2) và có vecto chỉ phương u→(-1; m; 0)
+ Ta có: AM→(3; 1; 0) và [AM→; u→] = ( 0; 0; 3m+ 1)
+ Theo đầu bài ta có: d( A; d) = √2
Chọn B.
1. Phương pháp giải
- Cho hai đường thẳng d, d’ có vectơ chỉ phương u→(a; b; c) và u'→(a’; b’; c’)
Góc Φ giữa hai đường thẳng được tính theo công thức:
- Cho đường thẳng d có vectơ chỉ phương u→(a,b,c) và mặt phẳng (P) có VTPT n→(A; B;C)
Góc φ giữa đường thẳng d và mặt phẳng (P) được tính theo công thức:
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Tính góc giữa và d’ là giao tuyến của hai mặt phẳng (P): x + 2y – z + 1 = 0 và (Q): 2x + 3z – 2 = 0?
A. 30o B. 45o C. 60o D. 90o
Hướng dẫn giải:
Hai mặt phẳng (P) và (Q) có vecto pháp tuyến là nP→(1; 2; -1) và nQ→(2; 0; 3)
d' là giao tuyến của (P) và (Q) nên vectơ chỉ phương của d’ là ud'→ = ( 6; -5; -4)
Đường thẳng d có vecto chỉ phương n→(3; 2;2)
Cosin góc giữa d và d’ là:
Suy ra, góc giữa d và d’ bằng 90o.
Chọn D.
Ví dụ 2: Tính sin góc giữa đường thẳng d và mặt phẳng (P) biết d: và (P): 2x – y + 2z – 1 = 0?
A. √14/42 B. √14/22 C. √7/42 D. Đáp án khác
Hướng dẫn giải:
Đường thẳng d có vecto chỉ phương ud→(2; 3; -1)
Mặt phẳng (P) có vecto pháp tuyến nP→(2; -1; 2) nên sin góc giữa d và (P) là:
Chọn A.
Ví dụ 3: Cho bốn điểm A( 1; 0;1) ; B( -1; 2; 1); C( -1; 2; 1) và D( 0; 4; 2). Xác định cosin góc giữa hai đường thẳng AB và CD?
Hướng dẫn giải:
+ Đường thẳng AB có vecto chỉ phương AB→(-2;2;0)
+ Đường thẳng CD có vecto chỉ phương CD→(1;2;1).
=> Cosin góc giữa hai đường thẳng AB và CD là:
Chọn C.
Ví dụ 4: Cho đường thẳng . Xác định m để cosin góc giữa hai đường thẳng đã cho là √5/5
A. m = 2 B. m = - 4 C. m = -1/2 D. m = 1/4
Hướng dẫn giải:
Đường thẳng d1 có vecto chỉ phương u1→(0; - 1; 2)
Đường thẳng d2 có vecto chỉ phương u2→(1; m; -1)
Cosin góc tạo bởi hai đường thẳng đã cho là:
Để cosin góc giữa hai đường thẳng đã cho là
⇔ m2 + 4m+ 4 = m2 + 2 ⇔ 4m = - 2 ⇔ m =-1/2
Chọn C.
Ví dụ 5: Cho đường thẳng d: và mặt phẳng (P): x+ my- z+ 100= 0. Xác định m để cosin góc giữa đường thẳng d và mặt phẳng (P) là 1/3√3 ?
A. m= ±1 B.m= ±2 C. m= 0 D. m = ±3
Hướng dẫn giải:
Đường thẳng d có vecto chỉ phương u→(-2; 1; - 2)
Mặt phẳng (P) có vecto pháp tuyến n→(1; m;-1)
Do đó, sin góc tạo bởi đường thẳng d và mặt phẳng (P) là:
Theo giả thiết ta có:
⇔ 3m2= m2 + 2 ⇔ 2m2 = 2 ⇔ m2 = 1 ⇔ m= ±1
Chọn A.
Bài giảng: Cách viết phương trình đường thẳng nâng cao - Cô Nguyễn Phương Anh (Giáo viên VietJack)
Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 12 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:
- 4 dạng bài tập về Hệ tọa độ trong không gian trong đề thi Đại học có lời giải
- 21 dạng bài tập Viết phương trình mặt phẳng trong đề thi Đại học có lời giải
- 21 dạng bài tập Viết phương trình mặt phẳng trong đề thi Đại học có lời giải (Phần 2)
- 19 dạng bài tập Viết phương trình đường thẳng trong đề thi Đại học có lời giải
- 4 dạng bài tập Viết phương trình mặt cầu trong đề thi Đại học có lời giải
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều