Giải Toán 9 trang 14 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Với Giải Toán 9 trang 14 Tập 1 trong Bài 2: Phương trình bậc nhất hai ẩn và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn Toán lớp 9 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 9 trang 14.

Thực hành 3 trang 14 Toán 9 Tập 1: Trong các hệ phương trình sau, hệ phương trình nào là hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn?

a) x+3y=04x3y=4;

b) 3x+0y=50x+45y=3;

c) 7x+2y=50x+0y=9.

Lời giải:

a) Hệ phương trình x+3y=04x3y=4 là hệ phương trình bậc nhất hai ẩn với a = 1, b = 3, c = 0, a' = 4, b' = –3, c' = –4.

b) Hệ phương trình 3x+0y=50x+45y=3 là hệ phương trình bậc nhất hai ẩn với a=3, b = 0, c = –5, a' = 0, b'=45, c' = 3.

c) Hệ phương trình 7x+2y=50x+0y=9 không phải là hệ phương trình bậc nhất hai ẩn vì a' = b' = 0.

Thực hành 4 trang 14 Toán 9 Tập 1: Cho hệ phương trình x+5y=102xy=13.. Trong hai cặp số (0; 2) và (–5; 3), cặp số nào là nghiệm của hệ phương trình đã cho?

Lời giải:

Cặp số (0; 2) không phải là nghiệm của hệ phương trình đã cho vì 5+53=10253=13.

Cặp số (–5; 3) là nghiệm của hệ phương trình đã cho vì 5+55=10253=13.

Vậy trong hai cặp số (0; 2) và (–5; 3), cặp số (–5; 3) là nghiệm của hệ phương trình đã cho.

Vận dụng trang 14 Toán 9 Tập 1: Đối với bài toán trong Hoạt động khởi động (trang 10), nếu gọi x là số em nhỏ, y là số quả hồng thì ta nhận được hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn nào?

Lời giải:

Gọi x là số em nhỏ, y là số quả hồng (x, y ∈ ℕ*).

Câu “Mỗi người năm trái thừa năm trái” nên ta có 5x = y – 5 hay 5x – y = –5.          (1)

Câu “Mỗi người sáu trái một người không” nên ta có 6(x – 1) = y hay 6x – y = 6.    (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn 5xy=56xy=6.

Bài 1 trang 14 Toán 9 Tập 1: Trong các phương trình sau, phương trình nào là phương trình bậc nhất hai ẩn? Xác định các hệ số a, b, c của mỗi phương trình bậc nhất hai ẩn đó.

a) 2x + 5y = –7;

b) 0x – 0y = 5;

c) 0x54y=3;

d) 0,2x + 0y = –1,5.

Lời giải:

a) 2x + 5y = –7 là phương trình bậc nhất hai ẩn với a = 2, b = 5, c = –7.

b) 0x – 0y = 5 không phải là phương trình bậc nhất hai ẩn vì a = 0 và b = 0.

c) 0x54y=3 là phương trình bậc nhất hai ẩn với a=0, b=54, c=3.

d) 0,2x + 0y = –1,5 là phương trình bậc nhất hai ẩn với a = 0,2; b = 0; c = –1,5.

Bài 2 trang 14 Toán 9 Tập 1: Trong các cặp số (1; 1), (–2; 5), (0; 2), cặp số nào là nghiệm của mỗi phương trình sau?

a) 4x + 3y = 7;

b) 3x – 4y = –1.

Lời giải:

a) Cặp số (1; 1) là nghiệm của phương trình 4x + 3y = 7 vì 4 . 1 + 3 . 1 = 4 + 3 = 7.

Cặp số (–2; 5) là nghiệm của phương trình 4x + 3y = 7 vì 4 . (–2) + 3 . 5 = –8 + 15 = 7.

Cặp số (0; 2) không phải là nghiệm của phương trình 4x + 3y = 7 vì 4 . 0 + 3 . 2 = 6 ≠ 7.

Vậy trong các cặp số đã cho thì có hai cặp số (1; 1) và (–2; 5) là nghiệm của phương trình 4x + 3y = 7.

a) Cặp số (1; 1) là nghiệm của phương trình 3x – 4y = –1 vì 3 . 1 – 4 . 1 = 3 – 4 = –1.

Cặp số (–2; 5) không phải là nghiệm của phương trình 3x – 4y = –1 vì 3 . (–2) – 4 . 5 = -6 – 20 = –26 ≠ –1.

Cặp số (0; 2) không phải là nghiệm của phương trình 3x – 4y = –1 vì 3 . 0 – 4 . 2 = 0 – 8 = –8 ≠ –1.

Vậy trong các cặp số đã cho thì có cặp số (1; 1) là nghiệm của phương trình 3x – 4y = –1.

Bài 3 trang 14 Toán 9 Tập 1: Hãy biểu diễn tất cả các nghiệm của mỗi phương trình sau trên mặt phẳng tọa độ Oxy.

a) 2x + y = 3;

b) 0x – y = 3;

c) –3x + 0y = 2;

d) –2x + y = 0.

Lời giải:

a) Viết lại phương trình thành y = –2x + 3.

Từ đó, tất cả các nghiệm của phương trình đã cho được biểu diễn bởi đường thẳng d: y = –2x + 3 (như hình vẽ).

Bài 3 trang 14 Toán 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 9

b) Viết lại phương trình thành y = –3.

Từ đó, tất cả các nghiệm của phương trình đã cho được biểu diễn bởi đường thẳng d vuông góc với Oy tại điểm M(0; –3).

Bài 3 trang 14 Toán 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 9

c) Viết lại phương trình thành x=23.

Từ đó, tất cả các nghiệm của phương trình đã cho được biểu diễn bởi đường thẳng d vuông góc với Ox tại điểm N23;  0.

Bài 3 trang 14 Toán 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 9

d) Viết lại phương trình thành y = 2x.

Từ đó, tất cả các nghiệm của phương trình đã cho được biểu diễn bởi đường thẳng d: y = 2x

Đường thẳng d đi qua gốc tọa độ O và điểm A(1; 2) (như hình vẽ).

Bài 3 trang 14 Toán 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 9

Bài 4 trang 14 Toán 9 Tập 1: Cho hệ phương trình 4xy=2x+3y=7.. Cặp số nào dưới đây là nghiệm của hệ phương trình đã cho?

a) (2; 2);

b) (1; 2);

c) (–1; –2).

Lời giải:

a) Cặp số (2; 2) không phải là nghiệm của hệ phương trình đã cho vì 422=6  22+32=8  7.

b) Cặp số (1; 2) là nghiệm của hệ phương trình đã cho vì 412=21+32=7.

c) Cặp số (–1; –2) không phải là nghiệm của hệ phương trình đã cho vì 412=221+32=7  7.

Bài 5 trang 14 Toán 9 Tập 1: Cho hai đường thẳng y=12x+2 và y = –2x – 1.

a) Vẽ hai đường thẳng đó trên cùng mặt phẳng tọa độ Oxy.

b) Xác định tọa độ giao điểm A của hai đường thẳng trên.

c) Tọa độ của điểm A có là nghiệm của hệ phương trình x+2y=42x+y=1 không? Tại sao?

Lời giải:

a) Đường thẳng y=12x+2 đi qua điểm M(0; 2) và điểm N(2; 1).

Đường thẳng y = –2x – 1 đi qua điểm P(0; –1) và điểm Q(–1; 1).

Ta vẽ hai đường thẳng đó trên cùng mặt phẳng tọa độ Oxy như sau:

Bài 5 trang 14 Toán 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 9

b) Giao điểm A của hai đường thẳng y=12x+2 và y = –2x – 1 được biểu diễn như sau:

Bài 5 trang 14 Toán 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 9

Dóng điểm A lên hai trục Ox và Oy, ta có A(–2; 3).

Vậy tọa độ giao điểm A của hai đường thẳng y=12x+2 và y = –2x – 1 là A(–2; 3).

c) Cặp số (–2; 3) là nghiệm của hệ phương trình đã cho vì 2+23=422+3=1.

Do đó, tọa độ của điểm A có là nghiệm của hệ phương trình x+2y=42x+y=1.

Lời giải bài tập Toán 9 Bài 2: Phương trình bậc nhất hai ẩn và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 Chân trời sáng tạo khác