Giải Toán 7 trang 71 Tập 1 Kết nối tri thức

Với Giải Toán 7 trang 71 Tập 1 trong Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Toán lớp 7 Tập 1 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Toán 7 trang 71.

Câu hỏi trang 71 Toán 7 Tập 1: Trong Hình 4.29, hai tam giác nào bằng nhau?

Trong Hình 4.29, hai tam giác nào bằng nhau

Lời giải:

Hai tam giác DEF và GHK có góc D không phải góc xen giữa hai cạnh EF, FD và góc G không phải góc xen giữa hai cạnh GH, HK nên ta không thực hiện xét hai tam giác này.

Xét hai tam giác ABC và MNP có:

AB = MN (theo giả thiết).

BAC^=NMP^ (theo giả thiết).

AC = MP (theo giả thiết).

Do đó ΔABC=ΔMNP (c – g – c).

Luyện tập 1 trang 71 Toán 7 Tập 1: Hai tam giác ABC và MNP trong Hình 4.31 có bằng nhau không? Vì sao?

Hai tam giác ABC và MNP trong Hình 4.31 có bằng nhau không? Vì sao

Lời giải:

Xét tam giác MNP có M^+N^+P^=180°.

Do đó M^=180°N^P^=180°50°70°=60°.

Xét hai tam giác ABC và MNP có:

AB = MN (theo giả thiết).

BAC^=NMP^ (cùng bằng 60o).

AC = MP (theo giả thiết).

Vậy ΔABC=ΔMNP (c – g – c).

Vận dụng trang 71 Toán 7 Tập 1: Cho Hình 4.32, biết OAB^=ODC^, OA = OD và AB = CD. Chứng minh rằng:

a) AC = DB;

b) ΔOAC=ΔODB.

Cho Hình 4.32, biết góc OAB=góc ODC, OA = OD và AB = CD. Chứng minh rằng

Lời giải:

a) Do AB = CD nên AB + BC = CD + BC.

hay AC = DB.

Vậy AC = DB.

b) Xét hai tam giác OAC và ODB có:

OA = OD (theo giả thiết).

OAC^=ODB^ (theo giả thiết).

AC = BD (chứng minh trên).

Vậy ΔOAC=ΔODB (c – g – c).

Lời giải bài tập Toán lớp 7 Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác