Giải Toán 7 trang 46 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Với Giải Toán 7 trang 46 Tập 2 trong Bài 1: Góc và cạnh của một tam giác Toán 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 7 dễ dàng làm bài tập Toán 7 trang 46.

Thực hành 2 trang 46 Toán 7 Tập 2: Trong các bộ ba độ dài đoạn thẳng dưới đây, bộ ba nào có thể là độ dài ba cạnh của một tam giác?

a) 7 cm; 8 cm; 11 cm;

b) 7 cm; 9 cm; 16 cm;

c) 8 cm; 9 cm; 16 cm.

Lời giải:

a) Ta thấy 11 < 7 + 8 nên bộ ba độ dài 7 cm; 8 cm; 11 cm có thể là độ dài ba cạnh của một tam giác.

b) Ta thấy 16 = 7 + 9 nên bộ ba độ dài 7 cm; 9 cm; 16 cm không thể là độ dài ba cạnh của một tam giác.

c) Ta thấy 16 < 8 + 9 nên bộ ba độ dài 8 cm; 9 cm; 16 cm có thể là độ dài ba cạnh của một tam giác.

Vận dụng trang 46 Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC với độ dài ba cạnh là ba số nguyên. Nếu biết AB = 5 cm, AC = 3 cm thì cạnh BC có thể có độ dài là bao nhiêu xăngtimét?

Lời giải:

Trong tam giác ABC ta có:

AB - AC < BC < AB + AC hay 5 - 3 < BC < 5 + 3.

Do đó 2 < BC < 8.

Mà độ dài cạnh BC là một số nguyên nên BC có thể nhận các giá trị 3 cm; 4 cm; 5 cm; 6 cm; 7 cm.

Bài 1 trang 46 Toán 7 Tập 2: Tìm số đo các góc chưa biết của các tam giác trong Hình 5.

Tìm số đo các góc chưa biết của các tam giác trong Hình 5

Lời giải:

Áp dụng định lí về tổng ba góc trong một tam giác ta có:

Xét tam giác ABC: B^=180°A^C^= 180o - 72o - 44o = 64o.

Xét tam giác DEF: D^=180°E^F^= 180o - 59o - 31o = 90o.

Xét tam giác MNP: P^=180°M^N^= 180o - 120o - 33o = 27o.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 1: Góc và cạnh của một tam giác hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác