Bài 6 trang 63 Toán 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Bài 6 trang 63 Toán 7 Tập 2: Một khung cửa sổ hình tam giác có thiết kế như Hình 18a được vẽ lại như Hình 18b.

Bài 6 trang 63 Toán 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo

a) Cho biết A^1=42°. Tính số đo của M^1, B^1, M^2.

b) Chứng minh MN // BC, MP // AC.

c) Chứng minh bốn tam giác cân AMN, MBP, PMN, NPC bằng nhau.

Lời giải:

a) ΔAMNcó AM = AN nên ΔAMNcân tại A.

Khi đó AMN^=ANM^.

Trong tam giác AMN có: AMN^+ANM^=180°MAN^.

Hay 2M^1=180°A^1=180°42°=138°.

Do đó M^1=69°.

Tam giác ABC có AB = AM + MB, AC = AN + NC.

Mà AM = AN, MB = NC nên AB = AC.

Do đó ΔABCcân tại A.

Khi đó ABC^=ACB^.

Trong tam giác ABC có: ABC^+ACB^=180°BAC^.

Hay 2B^1=180°A^1=180°42°=138°.

Do đó B^1=69°.

Tam giác MBP có MB = MP nên tam giác MBP cân tại M.

Do đó MBP^=MPB^.

Trong tam giác MBP có: BMP^=180°MBP^MPB^.

Hay M^2=180°2B^1=180°2.69°=42°.

Vậy M^1=69°; B^1=69°; M^2=42°.

b) Ta có M^1=B^1=69°, mà hai góc này ở vị trí đồng vị nên MN // BC.

M^2=A^1=42°, mà hai góc này ở vị trí đồng vị nên MP // AC.

c) Xét ΔAMNΔMBPcó:

AM = MB (theo giả thiết).

MAN^=BMP^(chứng minh trên).

AN = MP (theo giả thiết).

Do đó ΔAMN=ΔMBP(c.g.c).

Suy ra MN = BP (2 cạnh tương ứng).

Xét ΔMBPΔPMNcó:

MB = PM (theo giả thiết).

BP = MN (chứng minh trên).

MP = PN (theo giả thiết).

Do đó ΔMBP=ΔPMN(c.c.c).

Do MP // AC nên MPN^=PNC^(2 góc so le trong).

Xét ΔPMNΔNPCcó:

PM = NP (theo giả thiết).

MPN^=PNC^(chứng minh trên).

PN = NC (theo giả thiết).

Do đó ΔPMN=ΔNPC(c.g.c).

Vậy bốn tam giác cân AMN, MBP, PMN, NPC bằng nhau.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 3: Tam giác cân hay, chi tiết khác:

Các bài học để học tốt Toán 7 Bài 3: Tam giác cân:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác