15 Bài tập Tam giác cân (có đáp án) - Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Với 15 bài tập trắc nghiệm Tam giác cân Toán lớp 7 có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Toán 7.

Câu 1. Hoàn thành định nghĩa của tam giác cân:

Tam giác cân là tam giác:

A. Có hai đường cao bằng nhau;

B. Có hai đường trung tuyến bằng nhau;

C. Có hai cạnh bằng nhau;

D. Có hai tia phân giác trong bằng nhau.

Câu 2. Cho ∆ABC như hình bên. Tìm số đo x:

15 Bài tập Tam giác cân (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

A. x = 100°;

B. x = 80°;

C. x = 90°;

D. x = 40°.

Câu 3. Khẳng định nào sau đây sai?

A. Tam giác cân có một góc bằng 60° là tam giác đều;

B. Tam giác vuông có một góc nhọn bằng 45° là tam giác vuông cân;

C. Trong một tam giác cân, hai góc ở đáy bằng nhau;

D. Tam giác cân không thể là tam giác tù.

Câu 4. Cho tam giác ABC cân đỉnh A có các đường trung tuyến BD, CE. Tam giác nào dưới đây là tam giác cân?

A. ∆ABD;

B. ∆BCE;

C. ∆ADE;

D. ∆BDE.

Câu 5. Cho ∆ABC có AB < AC. Ở phía ngoài ∆ABC, vẽ ∆ABD và ∆ACE vuông cân tại A. So sánh AD và AE.

A. AD < AE;

B. AD > AE;

C. AD = AE;

D. Không thể so sánh được.

Câu 6. Tìm số đo NMP^ ở hình bên:

15 Bài tập Tam giác cân (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

A. NMP^=60°;

B. NMP^=40°;

C. NMP^=70°;

D. NMP^=90°.

Câu 7. Cho hình bên dưới.

15 Bài tập Tam giác cân (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Độ dài cạnh EF bằng:

A. 2,5 cm;

B. 6 cm;

C. 5 cm;

D. 10 cm.

Câu 8. Cho ∆PQR có P^=52°, R^=76°. ∆PQR là tam giác gì?

A. Tam giác đều;

B. Tam giác vuông;

C. Tam giác cân;

D. Tam giác vuông cân.

Câu 9. Cho ∆ABC cân tại A. Trên tia đối của tia BC lấy điểm D, trên tia đối của tia CB lấy điểm E sao cho BD = CE. Hỏi ∆ADE là tam giác gì?

A. Tam giác cân;

B. Tam giác đều;

C. Tam giác vuông cân;

D. Tam giác vuông.

Câu 10. Cho ∆ABC đều. Lấy điểm M, N trên các cạnh AB, AC sao cho AM = AN. ∆AMN là tam giác gì?

A. Tam giác cân tại A;

B. Tam giác cân tại M;

C. Tam giác cân tại N;

D. Tam giác đều.

Câu 11. Cho hình vẽ bên.

15 Bài tập Tam giác cân (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Số đo BAD^ bằng:

A. 45°;

B. 60°;

C. 90°;

D. 120°.

Câu 12. Cho ∆ABC cân tại A có cạnh bên bằng 3 cm. Gọi D là một điểm thuộc cạnh đáy BC. Qua D, kẻ các đường thẳng song song với các cạnh bên, chúng cắt AB và AC theo thứ tự tại F và E. Tổng DE + DF bằng:

A. 1,5 cm;

B. 3 cm;

C. 4,5 cm;

D. 6 cm.

Câu 13. Cho ∆ABC cân tại A. Vẽ đường phân giác trong của B^ và đường phân giác ngoài của A^, chúng cắt nhau tại I. Khẳng định nào sau đây đúng?

A. ∆ABI cân tại B;

B. AI // BC;

C. ∆ABI cân tại I;

D. ∆ABI vuông cân tại I.

Câu 14. Cho ∆ABC cân tại A, tia phân giác trong của A^ cắt BC tại D. Khẳng định nào dưới đây sai?

A. D là trung điểm BC;

B. ABC^+CAD^=90°;

C. ∆ADB = ∆ADC;

D. ABC^+ADC^=180°.

Câu 15. Cho ∆ABC vuông tại A có C^=30°. Kẻ AH ⊥ BC tại H và tia phân giác AD của HAC^ (D ∈ BC). Trên cạnh AC lấy điểm E sao cho AE = AH. Trên tia đối của tia HA lấy điểm F sao cho HF = EC. Khẳng định nào sau đây đúng nhất?

A. ∆ADH = ∆ADE;

B. DE ⊥ AC;

C. ∆ACF đều;

D. Cả A, B, C đều đúng.

Xem thêm bài tập trắc nghiệm Toán lớp 7 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác