Tính giá trị của biểu thức lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 3 chương trình sách mới gồm đầy đủ lý thuyết, bài tập minh họa có lời giải, bài tập vận dụng giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Tính giá trị của biểu thức lớp 3.

I. Kiến thức cần nhớ

- Quy tắc về thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức.

+ Nếu trong biểu thức chỉ có phép cộng, trừ thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

Ví dụ: 14 – 5 + 4 = 9 + 4 = 13

+ Nếu trong biểu thức chỉ có các phép nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

Ví dụ: 10 : 5 × 4 = 2 × 4 = 8

II. Các dạng bài tập

Dạng 1: Tính giá trị của biểu thức.

+ Trong biểu thức chỉ chứa phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia ta thực hiện phép tính từ trái sang phải.

Ví dụ: 40 + 20 – 15 = 60 – 15 = 45

          30 : 5 × 3 = 6 × 3 = 18

Dạng 2: Toán đố

- Đọc và phân tích đề, xác định các số đã biết, yêu cầu của đề bài.

- Tìm cách giải cho bài toán, dựa vào các từ khóa như thêm, bớt, gấp, giảm đi, chia đều… để có dùng phép tính phù hợp.

- Trình bày bài toán rõ ràng: Câu lời giải, phép tính và đáp số.

Ví dụ: Một thùng sơn đỏ nặng 2 kg, một thùng sơn xanh nặng 3 kg. Hỏi 1 thùng sơn đỏ và 5 thùng sơn xanh nặng bao nhiêu kg?

Tóm tắt:

1 thùng sơn đỏ: 2 kg

1 thùng sơn xanh: 3 kg

1 thùng sơn đỏ + 5 thùng sơn xanh: ? kg

Bài giải

Cách 1:

5 thùng sơn xanh nặng số ki--gam là:

3 × 5 = 15 (kg)

1 thùng sơn đỏ và 5 thùng sơn xanh nặng số ki--gam là:

2 + 17 = 17 (kg)

Đáp số: 19 kg

Cách 2:

1 thùng sơn đỏ và 5 thùng sơn xanh nặng số ki--gam là:

2 + 3 × 5 = 17 (kg)

Đáp số: 17 kg

Xem thêm lý thuyết Toán lớp 3 hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:


Giải bài tập lớp 3 Chân trời sáng tạo khác