Em làm được những gì? lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 3 chương trình sách mới gồm đầy đủ lý thuyết, bài tập minh họa có lời giải, bài tập vận dụng giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Em làm được những gì? lớp 3.

1. Cách viết số

- Viết số theo cách đọc

Ví dụ: sô “Bảy trăm linh năm” được viết là 705

- Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị

Ví dụ: Số 856 gồm 8 trăm, 5 chục, 6 đơn vị

Do đó số 856 được viết thành tổng các trăm, chục, đơn vị là

856 = 800 + 50 + 6

2. Đặt tính rồi tính

- Muốn cộng hoặc trừ các số có hai (hoặc ba) chữ số (không nhớ) ta làm như sau:

+ Đặt tính: Đặt các chữ số cùng một hàng thẳng cột với nhau.

+ Tính: Thực hiện tính từ phải sang trái.

- Muốn cộng hoặc trừ các số có hai (hoặc) ba chữ số (có nhớ) ta làm như sau:

+ Đặt tính với các chữ số cùng một hàng thẳng cột với nhau.

+ Thực hiện phép cộng (trừ) từ phải sang trái. Với phép cộng, nếu các hàng có tổng bằng hoặc lớn hơn 10 thì ta chỉ viết chữ số hàng đơn vị rồi thêm 1 đơn vị vào hàng liền ngay phía trước; Với phép trừ, hàng nào không trừ được thì ta mượn một đơn vị ở hàng bên cạnh.

Ví dụ 1: Thực hiện phép tính: 123 + 456

Em làm được những gì? lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

+ 3 cộng 6 bằng 9, viết 9

+ 3 cộng 6 bằng 9, viết 9

+ 3 cộng 6 bằng 9, viết 9

Vậy 123 + 456 = 579  

Ví dụ 2:

Em làm được những gì? lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

+ 1 không trừ được 4, mượn 1, 11 trừ 4 bằng 7, viết 7

+ 6 nhớ 1 bằng 7, 7 trừ 7 bằng 0, viết 0

+ 5 trừ 2 bằng 3, viết 3

Vậy 571 – 264 = 307  

3. Tính giá trị biểu thức

- Quy tắc về thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức.

+ Trong biểu thức chỉ có chứa phép cộng và phép trừ ta thực hiện các phép tính theo thứ từ từ trái sang phải

+ Trong biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải

+ Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia: ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau

+ Khi tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc ( ) thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc

Ví dụ: 30 + 20 : 5 = 30 + 4 = 34

           2 × (780 – 775) = 2 × 5 = 10

4. Hình tam giác. Hình tứ giác

Em làm được những gì? lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

5. Đổi đơn vị

1 km = 1000 m

1 m = 10 dm = 100 cm = 1000 mm

Ví dụ: Sắp xếp các số đo sau theo thứ tự từ bé đến lớn: 2 km, 5 m, 300 cm

Ta có: 2 km = 2000 m

          300 cm = 3 m

So sánh: 3 m < 5 m < 2000m

Vậy sắp xếp các số đo trên theo thứ tự từ bé đến lớn, ta được: 300 cm, 5 m, 2 km

Xem thêm lý thuyết Toán lớp 3 hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:


Giải bài tập lớp 3 Chân trời sáng tạo khác