Giải Toán 12 trang 73 Tập 1 Cánh diều
Với Giải Toán 12 trang 73 Tập 1 trong Bài 2: Toạ độ của vectơ Toán 12 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 12 trang 73.
Bài 5 trang 73 Toán 12 Tập 1: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho vectơ và điểm A(1; 1; 1). Tọa độ điểm C thỏa mãn là:
A. (4; 2; 3).
B. (1; 1; 1).
C. (5; 3; 4).
D. (3; 1; 2).
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Gọi tọa độ điểm C là (xC; yC; zC), ta có = (xC – 1; yC – 1; zC – 1).
Với thì ta có
Vậy C(5; 3; 4).
Bài 6 trang 73 Toán 12 Tập 1: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho A(3; – 2 ; – 1). Gọi A1, A2, A3 lần lượt là hình chiếu của điểm A trên các mặt phẳng toạ độ (Oxy), (Oyz), (Ozx). Tìm toạ độ của các điểm A1, A2, A3.
Lời giải:
Gọi A1(x1; y1; z1), A2(x2; y2; z2) và A3(x3; y3; z3).
Với A(3; – 2; – 1), đặt xA = 3, yA = – 2, zA = – 1. Ta có:
+ x1 = xA = 3; y1 = yA = – 2; z1 = 0 (vì A1 nằm trên mặt phẳng (Oxy)).
Do đó A1(3; – 2; 0).
+ y2 = yA = – 2; z2 = zA = – 1; x2 = 0 (vì A2 nằm trên mặt phẳng (Oyz)).
Do đó A2(0; – 2; – 1).
+ x3 = xA = 3; z3 = zA = – 1; y3 = 0 (vì A3 nằm trên mặt phẳng (Ozx)).
Do đó A3(3; 0; – 1).
Bài 7 trang 73 Toán 12 Tập 1: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz,cho A(– 2; 3; 4). Gọi H, K, P lần lượt là hình chiếu của điểm A trên các trục Ox, Oy, Oz. Tìm toạ độ của các điểm H, K, P.
Lời giải:
Gọi H(x1; y1; z1), K(x2; y2; z2) và P(x3; y3; z3).
Với A(– 2; 3; 4), đặt xA = – 2, yA = 3, zA = 4. Ta có:
+ x1 = xA = – 2; y1 = 0; z1 = 0 (vì H nằm trên trục Ox). Do đó H(– 2; 0; 0).
+ y2 = yA = 3; x2 = 0; z2 = 0 (vì K nằm trên trục Oy). Do đó K(0; 3; 0).
+ z3 = zA = 4; x3 = 0; y3 = 0 (vì P nằm trên trục Oz). Do đó P(0; 0; 4).
Bài 8 trang 73 Toán 12 Tập 1: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho hình hộp ABCD.A'B'C'D' có A(4; 6; – 5), B(5; 7; – 4), C(5; 6; – 4), D'(2; 0; 2). Tìm toạ độ các đỉnh còn lại của hình hộp ABCD.A'B'C'D'.
Lời giải:
Ta có = (5 – 4; 7 – 6; – 4 – (– 5)) = (1; 1; 1).
Gọi tọa độ của điểm D là (xD; yD; zD), ta có = (5 – xD; 6 – yD; – 4 – zD).
Vì ABCD.A'B'C'D' là hình hộp nên ABCD là hình bình hành.
Do đó, . Suy ra
Khi đó, D(4; 5; – 5).
Ta có = (2 – 4; 0 – 5; 2 – (– 5)) = (– 2; – 5; 7).
Gọi tọa độ của điểm A' là (xA'; yA'; zA'), ta có = (xA' – 4; yA' – 6; zA' – (– 5)).
Ta có
Suy ra A'(2; 1; 2).
Gọi tọa độ của điểm B' là (xB'; yB'; zB'), ta có = (xB' – 5; yB' – 7; zB' – (– 4)).
Ta có
Suy ra B'(3; 2; 3).
Gọi tọa độ của điểm C' là (xC'; yC'; zC'), ta có = (xC' – 5; yC' – 6; zB' – (– 4)).
Ta có
Suy ra C'(3; 1; 3).
Vậy D(4; 5; – 5), A'(2; 1; 2), B'(3; 2; 3), C'(3; 1; 3).
Bài 9 trang 73 Toán 12 Tập 1: Người ta cần lắp một camera phía trên sân bóng để phát sóng truyền hình một trận bóng đá, camera có thể di động để luôn thu được hình ảnh rõ nét về diễn biến trên sân. Các kĩ sư dự định trồng bốn chiếc cột cao 30 m và sử dụng hệ thống cáp gắn vào bốn đầu cột để giữ camera ở vị trí mong muốn.
Mô hình thiết kế được xây dựng như sau: Trong hệ trục toạ độ Oxyz (đơn vị độ dài trên mỗi trục là 1 m), các đỉnh của bốn chiếc cột lần lượt là các điểm M(90; 0; 30), N(90; 120; 30), P(0; 120; 30), Q(0; 0; 30) (Hình 34).
Giả sử K0 là vị trí ban đầu của camera có cao độ bằng 25 và K0M = K0N = K0P = K0Q. Để theo dõi quả bóng đến vị trí A, camera được hạ thấp theo phương thẳng đứng xuống điểm K1 có cao độ bằng 19 (Nguồn: https:⁄/www.abiturloesumg.de; Abitur Bayern 2016 Geometrie VI).
Tìm tọa độ của các điểm K0, K1 và của vectơ .
Lời giải:
Gọi M1, N1, P1, K lần lượt là hình chiếu của M, N, P, K0 lên mặt phẳng (Oxy).
Ta thấy MNPQ.M1N1P1O là hình hộp chữ nhật.
Gọi K' là giao hai đường chéo MP và NQ. Khi đó K'Q = K'P = K'N = K'M.
Vì K0M = K0N = K0P = K0Q và camera được hạ thấp theo phương thẳng đứng từ điểm K0 xuống điểm K1 nên các điểm K', K0, K1, K thẳng hàng.
Khi đó, các điểm K', K0, K1, K có hoành độ và tung độ bằng nhau.
Theo bài ra, cao độ của K0 và K1 lần lượt là 25 và 19.
Giả sử K0(x; y; 25) và K1(x; y; 19).
Ta có MNPQ.M1N1P1O là hình hộp chữ nhật nên K'K = OQ, suy ra cao độ của K' bằng 30. Do đó, K' (x; y; 30).
Ta có .
Vì K' là giao hai đường chéo của hình chữ nhật MMPQ nên K' là trung điểm của NQ.
Suy ra
Do vậy, K0(45; 60; 25), K1(45; 60; 19) và .
Lời giải bài tập Toán 12 Bài 2: Toạ độ của vectơ hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Toán 12 Bài 1: Khoảng biến thiên, khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm
Toán 12 Bài 2: Phương sai, độ lệch chuẩn của mẫu số liệu ghép nhóm
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Toán 12 Cánh diều
- Giải SBT Toán 12 Cánh diều
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều