Giải Toán 10 trang 122 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Với Giải Toán 10 trang 122 Tập 1 trong Bài 4: Các số đặc trưng đo mức độ phân tán của mẫu số liệu Toán 10 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 10 dễ dàng làm bài tập Toán 10 trang 122.
Thực hành 2 trang 122 Toán lớp 10 Tập 1: Hãy tìm giá trị ngoại lệ của mẫu số liệu: 37; 12; 3; 9; 10; 9; 12; 3; 10.
Lời giải:
Sắp xếp các số liệu theo thứ tự không giảm, ta được:
3; 3; 9; 9; 10; 10; 12; 12; 37.
+ Vì cỡ mẫu là n = 9 lá số lẻ nên giá trị tứ phân vị thứ hai là Q2 = 10.
+ Tứ phân vị thứ nhất là trung vị của mẫu: 3; 3; 9; 9. Do đó Q1 = 6.
+ Tứ phân vị thứ ba là trung vị của mẫu: 10; 12; 12; 37. Do đó Q3 = 12.
+ Khoảng tứ phân vị của mẫu là: ∆Q = 12 – 6 = 6.
Ta có: Q3 + 1,5∆Q = 12 + 1,5 . 6 = 21 và Q1 – 1,5∆Q = 6 – 1,5 . 6 = – 3.
Do đó mẫu có một giá trị ngoại lệ là 37.
Hoạt động khám phá 2 trang 122 Toán lớp 10 Tập 1: Hai cung thủ A và B đã ghi lại kết quả từng lần bắn của mình ở bảng sau:
a) Tính kết quả trung bình của mỗi cung thủ trên.
b) Cung thủ nào có kết quả các lần bắn ổn định hơn?
Lời giải:
a) Kết quả trung bình của cung thủ A là:
Kết quả trung bình của cung thủ B là:
b)
* Cung thủ A:
Sắp xếp các số liệu theo thứ tự không giảm, ta được:
6; 6; 7; 7; 8; 8; 9; 9; 10; 10.
+ Khoảng biến thiên của mẫu số liệu là: RA = 10 – 6 = 4.
+ Cỡ mẫu là n = 10 là số chẵn nên giá trị tứ phân vị thứ hai là: Q2A = .
+ Tứ phân vị thứ nhất là trung vị của mẫu: 6; 6; 7; 7; 8. Do đó Q1A = 7.
+ Tứ phân vị thứ ba là trung vị của mẫu: 8; 9; 9; 10; 10. Do đó Q3A = 9.
+ Khoảng tứ phân vị của mẫu là: ∆QA = 9 – 7 = 2.
* Cung thủ B:
Sắp xếp các số liệu theo thứ tự không giảm, ta được:
6; 7; 7; 8; 8; 8; 8; 9; 9; 10.
+ Khoảng biến thiên của mẫu số liệu là: RB = 10 – 6 = 4.
+ Cỡ mẫu là n = 10 là số chẵn nên giá trị tứ phân vị thứ hai là: Q2B = .
+ Tứ phân vị thứ nhất là trung vị của mẫu: 6; 7; 7; 8; 8. Do đó Q1B = 7.
+ Tứ phân vị thứ ba là trung vị của mẫu: 8; 8; 9; 9; 10. Do đó Q3B = 9.
+ Khoảng tứ phân vị của mẫu là: ∆QB = 9 – 7 = 2.
Từ đó, ta thấy kết quả các lần bắn của hai cung thủ có cùng giá trị trung bình, khoảng biến thiên và khoảng tứ phân vị nên ta dự đoán cả hai cung thủ bắn ổn định như nhau.
Lời giải bài tập Toán 10 Bài 4: Các số đặc trưng đo mức độ phân tán của mẫu số liệu hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Giải sgk Toán 10 Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Toán 10 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Toán 10 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST