Với 10 bài tập trắc nghiệm Đất nước lớp 5 có đáp án, chọn lọc
sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm từ đó nắm vững kiến thức bài học.
Câu 1: Bài thơ được viết trong thời điểm nào?
A. Bài thơ được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, giữa mùa thu thắng lợi trên chiến khu Việt Bắc.
B. Bài thơ được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước khi nước nhà đang trên đà thắng lợi.
C. Bài thơ được sáng tác vào mùa thu năm 1975, sau khi nước nhà đã hoàn toàn sạch bóng quân thù, tác giả bồi hồi nhìn lại những mùa thu đã qua.
D. Bài thơ được sáng tác trong những ngày nước ta còn trong cảnh “một cổ hai tròng” của bọn phong kiến và của thực dân Pháp.
Lời giải:
Bài thơ được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, giữa mùa thu thắng lợi trên chiến khu Việt Bắc.
Đáp án đúng: A.
Câu 2: Con hãy kéo thả các từ gợi vào ô trống thích hợp:
như sáng năm nưa
Gió thổi mùa thu
Tôi nhớ
trong lòng Hà Nội
Người phố dài
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sáng lưng thềm nắng
Lời giải:
"Sáng mát trong như sáng năm nưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng sớm lạnh trong lòng Hà Nội
Người phố dài xao xác hơi may Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sáng lưng thềm nắng lá rơi đầy"
Câu 3: “Những ngày thu đã xa” được tả trong hai khổ thơ đầu đẹp mà buồn. Con hãy tìm những từ ngữ nói lên điều đó?
Lời giải:
Các từ được điền vào nhóm như sau:
- “Những ngày thu đã xa” đẹp: Sáng mát trong, gió thổi mùa thu hương cốm mới.
- “Những ngày thu đã xa” buồn: sớm chớm lạnh, những phố dài xao xác hơi may, thềm nắng, lá rơi đầy, người ra đi đầu không ngoảnh lại.
Câu 4: “Những câu thơ ở khổ 1 và 2 viết về mùa thu Hà Nội năm xưa – năm những người con của thủ đô từ biệt Hà Nội “Người đi đầu không ngoảnh lại” để lên chiến khu đi kháng chiến. Bởi vậy cảnh thu khi ấy mới mang cái man mác buồn của sự chia ly lại mang cái đẹp của những ngày thu xưa cũ”.” Nhận định trên đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Lời giải:
Những câu thơ ở khổ 1 và 2 viết về mùa thu Hà Nội năm xưa – năm những người con của thủ đô từ biệt Hà Nội “Người đi đầu không ngoảnh lại” để lên chiến khu đi kháng chiến. Bởi vậy cảnh thu khi ấy mới mang cái man mác buồn của sự chia ly lại mang cái đẹp của những ngày thu xưa cũ”.
Đáp án đúng: A. Đúng
Câu 5: Con hãy kéo thả các từ gợi ý vào ô trống tương ứng:
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre
Trời thu
Trong biếc thiết tha
Lời giải:
"Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha"
Câu 6: Cảnh đất nước trong mùa thu mới được miêu tả trong khổ thơ thứ ba đẹp như thế nào?
☐ Gió thổi rừng tre phấp phới
☐ Gió reo cất lên những bản nhạc bất tận
☐ Trời thu thay áo mới
☐ Nắng vàng rải đều các sườn núi
☐ Trong biếc nói cười thiết tha
Lời giải:
Cảnh đất nước trong mùa thu mới được miêu tả vừa đẹp, vừa vui. Niềm vui từ trong mỗi con người trong mùa thu thắng lợi đã lan tỏa và bao trùm lên cả cảnh vật xung quanh.
- Gió thổi rừng tre phấp phới
- Trời thu thay áo mới
- Trong biếc nói cười thiết tha
Đáp án đúng: Đánh dấu x vào ô trống số 1, 3, 5
Câu 7: Trong khổ thơ thứ 3, có biện pháp nghệ thuật nào đã được tác giả sử dụng?
A. Điệp từ
B. Nhân hóa
C. So sánh
D. Liệt kê
Lời giải:
Biện pháp nghệ thuật đã được tác giả sử dụng trong khổ thơ thứ 3 là nhân hóa, tác giả sử dụng những từ ngữ vốn chỉ được dùng để chỉ hành động của con người để gán cho những sự vật xung quanh. Từ đó bộc lộ được niềm vui của mình trong mùa thu độc lập của đất nước, niềm vui ấy
dường như đã vượt qua giới hạn của bản thân mình mà lan tỏa, bao trùm lên cả những sự vật xung quanh.
Rừng tre phấp phới/ Trời thu thay áo mới/ Trong biếc nói cười thiết tha
Đáp án đúng: B. Nhân hóa
Câu 8: Con hãy kéo thả từ gợi ý vào chỗ trống sao cho thích hợp:
đây là của chúng ta
Núi rừng đây là
thơm mát
bát ngát
đỏ nặng phù sa
,
Nước những người
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về
Lời giải:
"Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta,
Nước những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về"
Câu 9: Lòng tự hào về đất nước tự do và về truyền thống bất khuất của dân tộc được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào trong hai khổ thơ cuối?
Lời giải:
- Lòng tự hào về đất nước tự do:
+Thể hiện qua những từ ngữ được lặp đi lặp lại với nhau: Trời xanh đây, núi rừng đây, của chúng ta. Các từ ngữ đây, của chúng ta được lặp đi lặp lại có tác dụng nhấn mạnh niềm tự hào, niềm hạn phúc về đất nước giờ đây đã được hưởng niềm tự do, hạnh phúc trọn vẹn.
+Những hình ảnh được liệt kê những cánh đồng thơm mát, những ngả đường bát ngát, những dòng sông đỏ nặng phù sa như một cách thêm phần khẳng định chúng ta đã hoàn toàn được hưởng tự do và độc lập, mỗi một tấc đất, mỗi một cảnh vật đều là của chúng ta, những gì tươi đẹp nhất trên đất nước này đều là của dân tộc ta, đất nước ta.
- Lòng tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc:
+Nước những người chưa bao giờ khuất: Nước của những người chưa bao giờ chịu khuất phục hoặc cũng có thể hiểu là những con người bất tử. hình ảnh này là để nhắc đến những con người dũng cảm, dám đứng lên kiên cường đấu tranh để đem lại cho chúng ta tự do, bình yên như ngày hôm nay. Những người ấy dù còn sống hay là đã hi sinh thì hình ảnh của họ mãi là bất tử, họ còn sống mãi cùng với non sông đất nước, sống trong lòng mỗi con người Việt Nam.
+Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất/Những buổi ngày xưa vọng nói về: Là lời của ông cha dường như vẫn còn luôn vang vọng vào trong đất trời sông núi ngày hôm nay. Nhắc nhở chúng ta hưởng cuộc sống tươi đẹp này thì phải luôn nhớ ơn, biết ơn những người đi trước, những người đã ngã xuống, những người đã hi sinh, những người đã vất vả khó nhọc để cho chúng ta có được cuộc sống ngày hôm nay.
->> Đáp án đúng:
Lòng tự hào về đất nước tự do
Lòng tự hào về
truyền thống bất khuất của dân tộc
Trời xanh đây, núi rừng đây, của chúng ta, những cánh đồng thơm mát, những ngả đường bát ngát, những dòng sông đỏ nặng phù sa.
nước những người chưa bao giờ khuất, đêm đêm rì rầm trong tiếng đất, những buổi ngày xưa vọng nói về.
Câu 10: Ý nghĩa của bài thơ Đất nước?
A. Miêu tả cảnh vật đất trời xưa và nay từ đó làm một phép so sánh cho chúng ta thấy đất trời vào thu ngày nay vui và đẹp hơn xưa.
B. Thể hiện niềm vui, niềm tự hào về đất nước tự do, tình yêu tha thiết của tác giả đối với đất nước, với truyền thống bất khuất của dân tộc.
C. Khẳng định non sông nước ta vô cùng tươi đẹp.
D. Miêu tả vẻ đẹp của mùa thu vừa vui vừa đẹp lại vừa buồn là cái buồn khiến người ta phải xao xuyến mãi không quên.
Lời giải:
Ý nghĩa của bài thơ Đất nước Thể hiện niềm vui, niềm tự hào về đất nước tự do, tình yêu tha thiết của tác giả đối với đất nước, với truyền thống bất khuất của dân tộc.
Đáp án đúng: B.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5 có đáp án hay khác: