20 Bài tập trắc nghiệm Mở rộng vốn từ: truyền thống lớp 5 (có đáp án)



Với 20 bài tập trắc nghiệm Mở rộng vốn từ: truyền thống lớp 5 có đáp án, chọn lọc sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm từ đó nắm vững kiến thức bài học.

Câu 1: Dòng nào sau đây nêu đúng nghĩa của từ truyền thống?

A. Phong tục và tập quán của tổ tiên, ông bà.

B. Cách sống và nếp nghĩ của nhiều người ở nhiều địa phương khác nhau.

C. Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

D. Những thói quen, nét sinh hoạt đặc biệt ở những địa phương khác nhau.

Câu 2: Gạch dưới những từ có nghĩa nghĩa nói về một truyền thống?

a. Dòng họ Trần ở quê em là một dòng họ vốn nổi tiếng là hiếu học.

b. Người Việt Nam từ xưa đến nay vốn rất cần cù, chịu thương chịu khó.

Câu 3: Con hãy sắp xếp các từ có chứ tiếng truyền sau đây vào ô trống phía dưới sao cho phù hợp: 

20 Bài tập trắc nghiệm Mở rộng vốn từ: truyền thống lớp 5 có đáp án

Câu 4: Chọn từ có tiếng truyền thích hợp để điền vào chỗ trống sau: 

“Cô giáo em kể chuyện bằng một giọng kể ……….. khiến lớp em ai nghe xong cũng xúc động.”

A. truyền thống

B. truyền hình

C. truyền cảm

D. truyền tụng

Câu 5: Chọn từ có tiếng truyền thích hợp để điền vào chỗ trống sau: 

"Tết âm lịch còn được gọi là tết ……… của dân tộc"

A. truyền ngời

B. tuyên truyền

C. truyền cảm

D. cổ truyền

Câu 6: Kho tàng tục ngữ, ca dao đã ghi lại nhiều truyền thống quý báu của dân tộc ta. Con hãy minh họa mỗi truyền thống nêu dưới đây bằng một câu tục ngữ hoặc ca dao: 

20 Bài tập trắc nghiệm Mở rộng vốn từ: truyền thống lớp 5 có đáp án

Câu 7: Con hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu sau:

Nực cười châu chấu đá xe

Tưởng rằng chấu ngã ai dè 20 Bài tập trắc nghiệm Mở rộng vốn từ: truyền thống lớp 5 có đáp án

Câu 8: Con hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu sau:

Cá không ăn muối 20 Bài tập trắc nghiệm Mở rộng vốn từ: truyền thống lớp 5 có đáp án
Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư

Câu 9: Con hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu sau:

Dù ai nói đông nói tây
Lòng ta vẫn 20 Bài tập trắc nghiệm Mở rộng vốn từ: truyền thống lớp 5 có đáp án giữa rừng

Câu 10: Trong các từ "truyền máu", "truyền nhiễm" thì tiếng truyền có nghĩa là gì?

A. Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác (thường thuộc thế hệ sau)

B. Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng cho nhiều người biết.

C. Truyền có nghĩa là nhập hoặc đưa vào cơ thể.

D. Cả B và C đều đúng.

Câu 11: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ truyền thống?

A. Phong tục và tập quán của ông bà, tổ tiên.

B. Cách sống và nếp nghĩ của nhiều người ở nhiểu địa phương khác nhau.

C. Phong tục và tập quán của nhiều người ở nhiều địa phương khác nhau.

D. Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu 12: Từ nào sau đây mang tiếng “truyền” có nghĩa là “trao lại cho người khác”?

A. Truyền nghề

B. Truyền bá

C. Truyền nhiễm

D. Truyền hình

Câu 13: Từ nào sau đây mang tiếng “truyền” có nghĩa là “nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người”?

A. Truyền máu

B. Truyền hình

C. Truyền ngôi

D. Truyền bá

Câu 14: Từ nào sau đây mang tiếng “truyền” có nghĩa là “lan rộng cho nhiều người biết”?

A. Truyền hình

B. Truyền bá

C. Truyền ngôi

D. Truyền nhiễm

Câu 15: Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” là truyền thống tốt đẹp nào của dân ta?

A. Nhân ái

B. Lao động cần cù

C. Yêu nước

D. Tôn sư trọng đạo

Câu 16: Ý nào không thể hiện truyền thống yêu nước của dân ta?

A. Anh em như thể tay chân.

B. Bầu ơi thương lấy bí cùng//Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

C. Nhiễu điều phủ lấy giá gương//Người trong một nước phải thương nhau cùng.

D. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh

Câu 17: Bài tập đọc “Nghĩa thầy trò” nhắc nhở các em đạo lý nào sau đây?

A. Có công mài sắt có ngày nên kim.

B. Lá lành đùm lá rách.

C. Giấy rách phải giữ lấy lề.

D. Tôn sư trọng đạo.

Câu 18: Đặt câu với mỗi thành ngữ, tục ngữ sau:

a. “Máu chảy ruột mềm.

……………………………………………………………………………………….

b. “Đồng sức đồng lòng”

……………………………………………………………………………………….

Câu 19: Chọn thành ngữ, tục ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống.

(“Cày sâu cuốc bẫm”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”,

“Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ")

a……………………………………. nghĩa là một người bị tai họa, đau đớn thì cả tập thể cùng chia sẻ, đau xót.

b. ……………………………………. nghĩa là cần cù, chăm chỉ làm ăn.

c. ……………………………………. Nghĩa là khi được hưởng thành quả, phải  nhớ đến người đã có công gây dựng nên thành quả đó.

Câu 20: Chọn câu tục ngữ, ca dao trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu sau:

(“Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”; “Chớ than phận khó ai ơi/ Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”; “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”)

a. Mỗi khi có bác nào sang chơi than khổ, bà tôi lại động viên:……………………….

……………………………………………………………………………………….

b. Mỗi khi Tổ quốc lâm nguy, mỗi người dân Việt đều là một chiến sĩ, bởi vì chúng ta luôn có tinh thần:…………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………….

c. Chúng ta phải có tinh thần đoàn kết, hợp tác mới hoàn thành được tốt công việc này đúng như cha ông ta đã dạy:……………………………………………………..

……………………………………………………………………………………….

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5 có đáp án hay khác:

Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem