Với 14 bài tập trắc nghiệm Ôn tập giữa học kì 2 Luyện từ và câu lớp 5 có đáp án, chọn lọc
sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm từ đó nắm vững kiến thức bài học.
Câu 1: Trong các câu sau, câu nào là câu đơn?
A. Vì trời mưa nên Loan không đi chơi nữa.
B. Vào tháng 5, khi cái nắng như thiêu như đốt ùa về, tôi cũng bắt đầu đợt thi quan trọng nhất trong cuộc đời học sinh,
C. Tuy là Long rất nóng tính nhưng cậu ấy lại là một người vô cùng trượng nghĩa.
D. Giá mà Bình nghe lời khuyên của mọi người thì sự việc đã không đi xa đến thế này.
Lời giải:
Vì trời / mưa // nên Loan / không đi chơi nữa
CN VN CN VN
Vào tháng 5, khi cái nắng như thiêu như đốt ùa về, // tôi / cũng bắt đầu đợt thi quan trọng nhất Trạng Ngữ CN VN
trong cuộc đời học sinh.
TuyLong / rất nóng tính // nhưngcậu ấy / lại là một người vô cùng trượng nghĩa.
CN VN CN VN
Giá màBình / nghe lời khuyên của mọi người thì sự việc / đã không đi xa đến thế này
CN VN CN VN
Trong câu trên ta thấy các câu đều có đủ 2 thành phần là CN – VN trừ câu D là một câu đơn đủ các thành phần C- V và có bổ sung phần trạng ngữ
-> Đáp án đúng là D
Câu 2: Trong các câu sau câu nào là câu ghép?
☐ Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh.
☐ Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã rất thích ngắm tranh làng Hồ.
☐ Mây bay, gió thổi.
☐ Chiều hôm qua, tôi về nhà bà ngoại chơi.
☐ Vì trời nắng to, lại đã lâu như vậy mà không mưa nên cây cối héo rũ.
Lời giải:
Đền Thượng / nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh
Từ ngày còn ít tuổi, tôi / đã rất thích ngắm tranh làng Hồ
Mây / bay,// gió / thổi
Chiều hôm qua, tôi / về nhà bà ngoại chơi
Vì trời / nắng to, lại đã lâu như vậy mà không mưa // nên cây cối / héo rũ
Nhìn vào phân tích trên ta thấy chỉ có câu 3 và câu 5 là có hai vế C-V trong một câu nên chúng là câu ghép
Đáp án đúng: Đánh dấu tích vào ô trống số 3, 5
Câu 3: Con điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống sao cho hợp lí:
Cậu bé phải bỏ học ….. nhà quá nghèo.
A. nhưng
B. rồi
C. mặc dù
D. vì
Lời giải:
- nhưng/mặc dù: biểu thị mối quan hệ đối lập
- rồi: biểu thị hai sự việc liên tiếp, tiếp diễn
- vì: biểu thị nguyên nhân
Ta thấy quan hệ từ vì là phù hợp để điền vào câu vì: nhà quá nghèo là nguyên nhân dẫn tới việc cậu bé phải bỏ học
Đáp án đúng: D. vì
Câu 4: Tìm quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống: Tôi đã đi cả Đà Nẵng và Đà Lạt …. Đà Lạt để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi hơn cả.
A. vì
B. hoặc
C. nếu
D. nhưng
Lời giải:
Hai vế câu biểu thị mối quan hệ đối lập, đã từng đi cả hai nơi (Đà Lạt và Đà Nẵng) nhưng chỉ có một nơi để lại ấn tượng sâu sắc hơn cả. Do vậy quan hệ từ cần điền vào chỗ trống đó là: nhưng
Đáp án đúng: D. nhưng
Câu 5: Bấm chọn vào những vế câu chỉ điều kiện (giả thiết) trong những câu sau:
a. Hễ em được điểm cao thì mẹ em lại thưởng cho em một món quà bất ngờ.
b. Giá mẹ nó còn sống thì nó đã không khổ thế này.
Lời giải:
Hễ em / được điểm cao // thì mẹ em / lại thưởng cho em một món quà bất ngờ
CN VN CN VN
Giá mẹ nó /còn sống // thì nó / đã không khổ thế này
CN VN CN VN
Nhìn vào phân tích C – V trong các vế câu trên ta thấy vế điều kiện (giả thiết) trong các vế câu đó là: Hễ em được điểm cao; Giá mẹ nó còn sống
Câu 6: Con hãy ghép đáp án ở cột trái với đáp án tương ứng ở cột phải để được những kết hợp chính xác:
Lời giải:
1.Lan / ngoan ngoãn, chăm chỉ // còn Ngọc / thì lại lười biếng, nhác học.
-> Quan hệ tương phản
2.Vìhọc / kém nên // Lan / luôn tự ti không dám kết bạn với ai.
-> Quan hệ nguyên nhân – kết quả
3.Trời / càng mưa to // sấm / chớp càng dữ dội.
-> Quan hệ tăng tiến
4.Nếu em / có một điều ước // thì em / sẽ ước có thật nhiều điều ước nữa.
-> Quan hệ điều kiện (giả thiết) – kết quả
Đáp án đúng: 1->c, 2->a, 3->d, 4->b
Câu 7: Bấm chọn vào cặp từ hô ứng trong câu sau:
a. Nó cảm thấy ra sao thì lòng tôi cũng như vậy.
b. Nó đi đâu tôi sẽ theo đến đấy.
Lời giải:
a. Nó cảm thấy ra sao thì lòng tôi cũng như vậy.
b. Nó đi đâu tôi sẽ theo đến đấy.
Câu 8: Bấm chọn vào những từ được dùng để liên kết các câu trong đoạn văn sau:
Hưng hí hoáy tự tìm lời giải cho bài toán mặc dù em có thể nhìn bài của bạn Dũng ngồi bên cạnh em. Ba tiếng trống báo hiệu hết giờ, em nộp bài cho cô giáo. Em buồn vì bài kiểm tra lần này có thể làm mất danh hiệu học sinh tiên tiến mà lâu nay em vẫn giữ vững. Nhưng em thấy lòng thanh thản vì đã trung thực, tự trọng khi làm bài.
Lời giải:
Hưng hí hoáy tự tìm lời giải cho bài toán mặc dù em có thể nhìn bài của bạn Dũng ngồi bên cạnh em. Ba tiếng trống báo hiệu hết giờ, em nộp bài cho cô giáo. Em buồn vì bài kiểm tra lần này có thể làm mất danh hiệu học sinh tiên tiến mà lâu nay em vẫn giữ vững. Nhưng em thấy lòng thanh thản vì đã trung thực, tự trọng khi làm bài.
==> Các từ ngữ được dùng để liên kết trong câu đó là các từ em, các từ này liên kết các câu trong bài văn và thay thế cho từ Hưng.
Câu 9: Bấm chọn vào những từ dùng để liên kết các câu văn lại với nhau trong đoạn văn sau:
Trong miêu tả, người ta thường so sánh. So sánh thì cũng tùy: Cậu ta mới chừng ấy tuổi mà trông như một cụ già. Đấy là so sánh người với người. Đôi khi so sánh người với con vật: Trông anh ta như một con gấu. Có thể lấy nhỏ so với lớn: Con rệp to kềnh như một chiếc xe tăng. Trái lại có thể lấy lớn so với bé: Trái đất như một giọt nước mắt giữa không trung.
Cuối cùng chỉ nhằm một mục đích đó là làm sao cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn được người đọc. Song, để so sánh hay thì cần phải quan sát. Như vậy, mới nói ra được điều mình muốn tả.
Lời giải:
Trong miêu tả, người ta thường so sánh. So sánh thì cũng tùy: Cậu ta mới chừng ấy tuổi mà trông như một cụ già. Đấy là so sánh người với người. Đôi khi so sánh người với con vật: Trông anh ta như một con gấu. Có thể lấy nhỏ so với lớn: Con rệp to kềnh như một chiếc xe tăng. Trái lại có thể lấy lớn so với bé: Trái đất như một giọt nước mắt giữa không trung.
Cuối cùng chỉ nhằm một mục đích đó là làm sao cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn được người đọc. Song, để so sánh hay thì cần phải quan sát. Như vậy, mới nói ra được điều mình muốn tả.
Câu 10: Con hãy kéo thả các từ sau vào cột tương ứng dưới đây:
Lời giải:
- Vốn từ Trật tự - an ninh: gây gổ, đánh nhau, đua xe, uống rượu bia
- Vốn từ Truyền thống: hiếu học, uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo, giỗ Tổ Hùng vương
Câu 11: Xét theo cấu tạo, các câu sau thuộc kiểu câu gì?
Câu
Kiểu câu
a. “Nguyễn Trung Trực sinh ra trong một gia đình làm nghề chài lưới trên sông Vàm Cỏ.”
b. "Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được.”
c. "Chiếc xe ngựa vừa đậu lại, tôi đã nghe tiếng ông từ trong nhà vọng ra.”
Câu
Kiểu câu
a. “Nguyễn Trung Trực sinh ra trong một gia đình làm nghề chài lưới trên sông Vàm Cỏ.”
Câu đơn
b. "Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được.”
Câu ghép
c. "Chiếc xe ngựa vừa đậu lại, tôi đã nghe tiếng ông từ trong nhà vọng ra.”
Câu ghép
Câu 12: Đọc đoạn văn sau:
“(1) Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. (2) Đó là một truyền thống quý báu của ta (3) Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bản nước và lũ cướp nước"
a. Trong đoạn văn trên, câu……………. là câu đơn, câu ……………. là câu ghép.
b. Chỉ ra cách liên kết câu và từ ngữ thể hiện từng cách liên kết trong đoạn văn trên.
b. Trong đoạn văn trên, câu (1), (2) là câu đơn, câu (3) là câu ghép.
c.
- Cách liên kết câu sử dụng phép thế.
- Giải thích:
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó vượt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước.
Câu 13. Đọc đoạn thơ sau:
“Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cảnh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
(Hồ Chí Minh)
a. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ. Gạch dưới từ ngữ thể hiện biện pháp nghệ thuật đó.
……………………………………………………………………………………….
c. Nêu cảm nhận về nội dung của khổ thơ.
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
a. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: Phép điệp
“Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cảnh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
b. Câu thơ có giọng điệu hào hùng nhằm khẳng định ý thức chủ quyền về lãnh thổ, niềm tự hào về cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, trù phú của đất nước. Nhấn mạnh, khẳng định những hình ảnh thiên nhiên của đất nước Việt Nam là của con người Việt Nam.
Câu 14. Viết đoạn văn khoảng 7 câu tả một cô giáo hoặc thầy giáo để lại cho em nhiều ấn tượng, tình cảm tốt đẹp.
Cô giáo chủ nhiệm của em là cô Trân. Năm nay cô khoảng ba mươi tuổi, trông rất xinh đẹp. Làn da của cô trắng muốt, mái tóc đen bóng mượt, đôi mắt nâu lúng liếng như viên ngọc quý. Giọng nói của cô dịu dàng, và dễ nghe lắm. Mỗi khi cô giảng bài, chúng em lại say sưa lắng nghe. Cô Trân không chỉ là một giáo viên giỏi, mà cô còn có trái tim giàu tình yêu thương nữa. Cô luôn quan tâm và giúp đỡ người khác, đặc biệt là các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy, ai cũng yêu quý cô. Em mong rằng, tương lai, em sẽ trở thành một người giáo viên tuyệt vời như cô Trân.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5 có đáp án hay khác: