20 Bài tập trắc nghiệm Ôn tập về dấu câu (dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang) lớp 5 (có đáp án)
Với 24 bài tập trắc nghiệm Ôn tập về dấu câu (dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang) lớp 5 có đáp án, chọn lọc sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm từ đó nắm vững kiến thức bài học.
Câu 1: Dấu hai chấm trong câu sau được dùng để báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước?
Một chú công an vỗ vai em:
- Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm!
Nhận định trên đúng hay sai?
A.Đúng
B.Sai
Câu 2: Dấu hai chấm trong câu sau được dùng để báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
"Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học."
Nhận định trên đúng hay sai?
A.Đúng
B.Sai
Câu 3: Trong các trường hợp sau, con hãy cho biết trường hợp nào dấu hai chấm được đặt đúng vị trí thích hợp:
A.Con mèo: Khôn thật đấy nó biết bọn chuột vẫn đến đó kiếm ăn.
B.Con mèo khôn thật đấy nó biết bọn chuột vẫn đến đó kiếm ăn:
C.Con mèo khôn thật đấy nó biết bọn chuột: Vẫn đến đó kiếm ăn.
D.Con mèo khôn thật đấy: Nó biết bọn chuột vẫn đến đó kiếm ăn.
Câu 4: Dấu ngoặc kép trong câu sau có tác dụng đánh dấu ý nghĩa của nhân vật.
Em nghĩ: “Phải nói ngay điều này để thầy biết.”
Nhận định trên đúng hay sai?
A.Đúng
B.Sai
Câu 5: Dấu ngoặc kép trong câu sau có tác dụng đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
Ngồi đối diện với thầy và hơi nghiêng đầu mỉm cười, cô bé nói một cách chậm rãi, dịu dàng, ra vẻ người lớn: “Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này”.
Nhận định trên đúng hay sai?
A.Đúng
B.Sai
Câu 6: Tìm bộ phận cần điền dấu ngoặc kép trong các câu sau:
a. Con bé mới 7 tuổi mà ăn nói đâu ra đấy, không khác bà cụ non
b. Bạn ấy nói với mọi người: Mình nhất định sẽ giành chiến thắng trong cuộc thi lần này.
Câu 7: Tìm bộ phận cần điền dấu ngoặc kép trong các câu sau:
a.Lan nghĩ: Trời âm u như thế này nhất định sẽ mưa rất to.
b.Quỳnh nói: Sống như thế này thì khổ quá.
Câu 8: Dấu ngoặc kép được dùng trong câu sau có tác dụng gì?
Cậu ấy thật xứng đáng là một “cánh chim đầu đàn” của lớp.
A.Đánh dấu lời nói của nhân vật.
B.Đánh dấu suy nghĩ của nhân vật.
C.Đánh dấu một ý nghĩa đặc biệt.
D.Cả A, B, C đều sai
Câu 9: Con hãy nối các câu ở bên phải với tác dụng tương ứng ở bên trái:
Câu 10: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào dấu hai chấm có tác dụng dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật:
☐ Trường hợp 1:
Thằng giặc cuống cả chân\
Nhăn nhó kêu rối rít:
- Đồng ý là tao chết…
☐ Trường hợp 2:
Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi… khi tha thiết cầu xin: “Bay đi, diều ơi! Bay đi!”
☐ Trường hợp 3:
Từ Đèo Ngang nhìn về hướng nam, ta bắt gặp một phong cảnh thiên nhiên kì vĩ: phía tây là dãy Trường Sơn trùng điệp, phía đông là…
☐ Trường hợp 4:
Các bạn ấy hỏi cô giáo: Cô ơi, bao giờ lớp mình đi lao động?
Câu 11: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước:
☐ Trường hợp 1
Huyện: Bình Chánh
☐ Trường hợp 2
Anh ấy hỏi tôi: Em ơi, đường vào nhà bác Tư đi lối nào?
☐ Trường hợp 3
Giọng cô buồn buồn: Vậy là con sắp phải xa mẹ rồi.
☐ Trường hợp 4
Trong nhà bác ấy có đủ thứ: Ti vi, tủ lạnh, máy điều hòa, máy giặt,…
Câu 12: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào dấu gạch ngang được đặt đúng vị trí:
☐ Con đã làm bài tập xong chưa? - Bố hỏi tôi.
☐ Hà ơi, con đi học sớm đi – không có lại muộn giờ. Tiếng bố vọng xuống.
☐ Hà ơi, con đi học sớm đi không có lại muộn giờ - Tiếng bố vọng xuống.
☐ Con đã – làm bài tập xong chưa? Bố tôi hỏi.
Câu 13: Tác dụng của dấu gạch ngang trong câu sau là gì?
"Nam được 10 điểm cơ á? – Loan ngạc nhiên nói với tôi"
A.Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của một nhân vật trong đoạn đối thoại.
B.Đánh dấu phần chú thích trong câu.
C.Đánh dấu các ý trong đoạn liệt kê.
D.Cả A, B, C đều sai.
Câu 14: Tác dụng của dấu gạch ngang trong câu sau là gì?
Hoa hốt hoảng nói với Lan:
- Đã không còn kịp nữa rồi.
A.Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của một nhân vật trong đoạn đối thoại.
B.Đánh dấu phần chú thích trong câu.
C.Đánh dấu các ý trong đoạn liệt kê.
D.Cả A, B, C đều sai.
Câu 15: Điền dấu gạch ngang vào câu sau sao cho hợp lí?
a. Những cuốn sách cần mua:
Sách Tiếng Việt 5 tập 2
Sách Toán tập 2
Sách Tiếng Anh tập 2
b. Thấy mọi người xôn xao, lo lắng, Minh lên tiếng:
Mọi người cứ bình tĩnh đợi xem kế quả như thế nào đã.
Câu 16: Dấu ngoặc kép có những tác dụng nào?
A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
C. Đánh dấu tên tác phẩm, tạp chí,... dẫn trong câu văn.
D. Cả ba phương án trên.
Câu 17: Trước dấu ngoặc kép thường xuất hiện dấu nào?
A. Dấu chấm
B. Dấu hai chấm
C. Dấu gạch ngang
D. Dấu phẩy
Câu 18: Trường hợp nào sau đây dùng dấu ngoặc kép trong câu?
A. Trích lời nói nhân vật.
B. Đánh dấu một từ đặc biệt cần chú ý.
C. Đánh dấu tên của các vở kịch, tác phẩm văn học, tờ báo, tập san… dẫn trong câu văn.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 19: Câu văn này sử dụng dấu câu gì?
Đó là những câu thơ rất “Hồ Chí Minh”.
A. Dấu chấm phẩy
B. Dấu ngoặc kép
C. Dấu chấm than
D. Dấu chấm hỏi
Câu 20: Câu nào sau đây dùng dấu ngoặc kép với công dụng đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt có hàm ý mỉa mai?
A. Cái dáng "to con" của anh người hầu làm cả đám con nít đang chơi cuối phố cười ầm cả lên.
B. Cái An nhỏ nhẹ nói với chị Liên: "Em thắp đèn lên chị nhé?"
C. "Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8" là cả một bầu trời tri thức của học sinh muốn được khám phá.
D. Tác phẩm "Lão Hạc" của nhà văn Nam Cao là một kiệt tác nghệ thuật của nền văn học nước nhà.
Câu 21: Chỉ ra tác dụng của dấu hai chấm trong câu văn dưới đây:
“Nhìn xuống cánh đồng có đủ các màu xanh: xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt của lúa chiêm đương thời con gái, xanh đậm của những rặng tre, đây đó một vài cây phi lao xanh biếc.”
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
Câu 22. Điền dấu câu thích hợp vào (…) trong các câu sau:
a. “Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra (…) cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi.”
(Theo Nguyễn Thế Hội)
b. "Bà chủ nhà vui vẻ đón khách (…)
– Thưa bác, mời bác vào nhà chơi!
c. “Có bật khóc nức nở, giơ tay về phía cậu (…)"Vĩnh biệt Ma-ri-ô”
Câu 23: Điền dấu câu thích hợp vào (…) trong các đoạn hội thoại sau:
a.
“Một hôm (…) Bác Hồ hỏi bác Lê (…)
(…) Anh Lê có yêu nước không (…)
Bác Lê ngạc nhiên, lúng túng trong giây lát rồi trả lời (…)
(…) Có chứ (…)”
(Theo Trần Dân Tiên)
b.
“(…) U nó cứ yên lòng (…) Thế nào sáng mai tôi cũng về (…) Nếu tôi không ra tay (…) rồi quân cướp cứ nhũng nhiễu mãi (…) vùng này còn ai làm ăn gì được (…)
(…) Đành vậy, nhưng nhớ ra (…)”
Câu 24. Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong những trường hợp dưới đây:
a. “Một bữa Pa-xcan đi đâu về khuya, thấy bố mình – một viên chức tài chính – vẫn cặm cụi trước bàn làm việc.”
b. “Muốn tóm tắt một bản tin, cần thực hiện các việc sau:
- Đọc kĩ để nắm vững nội dung bản tin.
- Chia bản tin thành các đoạn.
- Xác định sự việc chính ở mỗi đoạn."
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5 có đáp án hay khác:
- Bài tập trắc nghiệm Mở rộng vốn từ: trẻ em - quyền và bổn phận
- Bài tập trắc nghiệm Nhà vô địch
- Bài tập trắc nghiệm Ôn tập cuối học kì 2 phần tập đọc
- Bài tập trắc nghiệm Ôn tập cuối học kì 2 phần Chính tả
- Bài tập trắc nghiệm Ôn tập cuối học kì 2 phần Luyện từ và câu
Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:
- Soạn Tiếng Việt lớp 5 VNEN
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5
- Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 5
- Top 20 Đề thi Tiếng Việt lớp 5 có đáp án
Các chủ đề khác nhiều người xem