Bài tập trắc nghiệm Ôn tập cuối học kì 2 Luyện từ và câu lớp 5 (có đáp án)
Với 14 bài tập trắc nghiệm Ôn tập cuối học kì 2 Luyện từ và câu lớp 5 có đáp án, chọn lọc sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm từ đó nắm vững kiến thức bài học.
Câu 1: Trong các câu sau, câu nào thuộc kiểu câu kể Ai thế nào?
☐ Ông ấy là bác sĩ nha khoa.
☐ Chị Lan vừa xinh đẹp lại vừa dịu dàng.
☐ Bác ấy cặm cụi đắp lại con mương cho thôn.
☐ Những con vật được nuôi ở đây đều rất hiền lành và đáng yêu.
Câu 2: Trong các câu sau, câu nào thuộc kiểu câu kể Ai là gì?
☐ Các em nhỏ vui đùa trước cửa nhà văn hóa
☐ Bác ấy là một họa sĩ nổi tiếng
☐ Bắc Ninh là quê hương của những làn điệu dân ca quan họ.
☐ Những ngôi nhà cổ kính nằm ven con sông thơ mộng, hiền hòa.
☐ Trẻ nhỏ vào rừng nhặt từng cành củi mang về.
Câu 3: Bấm chọn vào chủ ngữ trong mỗi câu sau:
a. Bạn ấy không những chăm ngoan lại còn học giỏi nữa.
b. Những bông hoa hồng rực rỡ đang thi nhau khoe sắc.
Câu 4: Bấm chọn vào vị ngữ trong mỗi câu sau:
a. Bấy giờ, ở vùng đó có một người con gái đứng lên đánh giặc.
b. Mọi người đều khen cô ấy hát hay và biểu diễn tuyệt vời.
Câu 5: Kéo thả các từ gợi ý sau vào chỗ trống thích hợp:
a. Hôm nay, rất thuận lợi cho việc đi thăm quan.
b. Bầu trời , trong xanh và không một gợn mây.
c. Chúng em mọi thứ từ mấy hôm trước.
d. Đến lúc lên xe, Lan đã để quên giày leo núi ở nhà.
Câu 6: Xác định loại trạng ngữ trong câu sau?
"Vì nóng nảy, Long đã làm mẹ rất phiền lòng"
A. Trạng ngữ chỉ nơi chốn
B. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
C. Trạng ngữ chỉ mục đích
D. Trạng ngữ chỉ phương tiện
Câu 7: Xác định loại trạng ngữ trong câu sau?
“Để thuận tiện, mình với bạn nên đi chung xe.”
A. Trạng ngữ chỉ nơi chốn
B. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
C. Trạng ngữ chỉ mục đích
D. Trạng ngữ chỉ phương tiện
Câu 8: Xác định loại trạng ngữ trong câu sau?
"Bằng giọng hát êm ái, Loan thực sự đã xua tan đi bao mệt mỏi cho hội trường"
A. Trạng ngữ chỉ nơi chốn
B. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
C. Trạng ngữ chỉ mục đích
D. Trạng ngữ chỉ phương tiện
Câu 9: Con hãy nối trạng ngữ ở cột bên trái với câu hỏi tương ứng ở cột bên phải?
Câu 10: Con hãy nối các loại trạng ngữ với ví dụ tương ứng về loại trạng ngữ đó?
Câu 11: Điền các từ sau vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu chuyện dưới đây:
(dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu phầy, dấu chấm hỏi,
dấu ngoặc kép, dấu chấm)
“Có người đánh mất ………………………………. trở nên sợ những phức tạp, cố tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản.
Sau đó, anh ta đánh mất ………………………………. và bắt đầu nói khe khẽ, không có ngữ điệu. Chẳng còn gì làm anh ta sung sướng hay phẫn nộ. Kế đó, anh ta đánh mất ………………………………. và chẳng bao giờ hỏi gì nữa. Mọi sự kiện bất kì xảy ra ở đâu, dù ở trong vũ trụ, trên mặt đất hay ngay ở trong nhà anh ta, cũng không làm anh ta quan tâm.
Một vài năm sau, anh ta quên mất ………………………………. và không còn giải thích hành vi của mình nữa. Cuối đời, anh ta chỉ còn lại ………………………………. Mà thôi. Anh ta không phát biểu được ý kiến nào của riêng mình nữa, lúc nào cũng trích dẫn lời người khác.
Cứ như vậy, anh ta đi đến ………………………………. hết.
Xin hãy giữ những dấu câu của mình.”
(Theo A. Ka-nép-xa-ki)
Câu 12. Xác định trạng ngữ (nếu có), chủ ngữ, vị ngữ của các câu sau và cho biết đó là kiểu câu gì xét theo cấu tạo:
a. “Lúc tôi mặc áo đến trường, các bạn và cô giáo đều gọi tôi là “chú bộ đội”.”
……………………………………………………………………………………….
b. “Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi.”
……………………………………………………………………………………….
C. "Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm.”
……………………………………………………………………………………….
d. “Một tối, khi sư từ đã no nê, nằm bên chân Ha-li-ma ngoan ngoãn như một con mèo lớn, Ha-li-ma thầm khấn Đức A-la che chở cho nàng, rồi lén nhỏ ba sợi lông bờm của nó.”
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
e.
“Nếu hoa có ở trời cao
Thì bầy ong cũng mang vào mặt thơm."
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
Câu 13: Đọc câu chuyện sau rồi thực hiện theo yêu cầu:
“(1) Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. (2) Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. (3) Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiển các con vật kia rất hoảng sợ. (4) Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.
(5) Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dânnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.
(6) Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ôm ộp (7) Nó những nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
(Truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng".
a. Khoanh vào các từ láy có trong văn bản trên.
b. Gạch dưới các trạng ngữ.
c. Câu …………………… là câu đơn. Câu ………………… là câu ghép.
d. Câu…………………… có chứa phép nhân hóa.
e. Qua câu chuyện trên, nếu cách hiểu của em về thành ngữ: "Ếch ngồi đáy giếng".
……………………………………………………………………………………….
f. Tìm một thành ngữ hoặc tục ngữ trái nghĩa với "Ếch ngồi đáy giếng”.
……………………………………………………………………………………….
Câu 14: Miêu tả cô giáo (hoặc thầy giáo) của em trong một giờ học mà em nhớ nhất.
Câu 15: Đặt câu theo yêu cầu:
a. Câu đơn có trạng ngữ chỉ mục đích:
……………………………………………………………………………………….
b. Câu ghép có các vế nối với nhau bằng cặp từ hô ứng:
……………………………………………………………………………………….
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5 có đáp án hay khác:
- Bài tập trắc nghiệm Ôn tập cuối học kì 2 phần Tập làm văn
- Bài tập trắc nghiệm Ôn tập cuối học kì 2 Ôn luyện tổng hợp
- Bài tập trắc nghiệm Tập đọc: Thư gửi các học sinh
- Bài tập trắc nghiệm Tập đọc: Quang cảnh làng mạc ngày mùa
- Bài tập trắc nghiệm Tập đọc: Nghìn năm văn hiến
Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:
- Soạn Tiếng Việt lớp 5 VNEN
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5
- Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 5
- Top 20 Đề thi Tiếng Việt lớp 5 có đáp án
Các chủ đề khác nhiều người xem