20 Bài tập trắc nghiệm Mở rộng vốn từ: trẻ em - quyền và bổn phận lớp 5 (có đáp án)



Với 20 bài tập trắc nghiệm Mở rộng vốn từ: trẻ em - quyền và bổn phận lớp 5 có đáp án, chọn lọc sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm từ đó nắm vững kiến thức bài học.

Câu 1: Con hiểu nghĩa của từ trẻ em như thế nào?

A.Trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi

B.Trẻ từ sơ sinh đến 11 tuổi

C.Người dưới 16 tuổi

D.Người dưới 18 tuổi

Câu 2: Con nối các thành ngữ ở cột bên trái với nghĩa tương ứng ở cột bên phải?

20 Bài tập trắc nghiệm Mở rộng vốn từ: trẻ em - quyền và bổn phận lớp 5 có đáp án

Câu 3: Tìm các từ đồng nghĩa với từ trẻ em?  

☐ Trẻ con

☐ Thiếu nhi

☐ Thành niên

☐ Trẻ thơ

☐ Thanh niên

☐ Nhi đồng

☐ Con nít

☐ Nhóc con

Câu 4: Điền từ có chứa tiếng trẻ thích hợp vào chỗ chấm?

20 Bài tập trắc nghiệm Mở rộng vốn từ: trẻ em - quyền và bổn phận lớp 5 có đáp án

a. Trường chúng tôi đang phát động gây quỹ Vì 20 Bài tập trắc nghiệm Mở rộng vốn từ: trẻ em - quyền và bổn phận lớp 5 có đáp án.

b. Mẹ đưa em trai đi  chắc phải một lát nữa mới về 20 Bài tập trắc nghiệm Mở rộng vốn từ: trẻ em - quyền và bổn phận lớp 5 có đáp án.

c. Khi lên xe buýt, chúng ta phải nhường ghế cho 20 Bài tập trắc nghiệm Mở rộng vốn từ: trẻ em - quyền và bổn phận lớp 5 có đáp án, người già, người tàn tật và phụ nữ có thai.

d. Chắc Người thương lắm lòng 20 Bài tập trắc nghiệm Mở rộng vốn từ: trẻ em - quyền và bổn phận lớp 5 có đáp án.

Câu 5: Câu “Trẻ em như tờ giấy trắng” ý muốn nói trẻ em không có giá trị, đầu óc trống rỗng như một tờ giấy trắng không có gì. Theo con nhận định trên đúng hay sai?

A.Đúng

B.Sai

Câu 6: Dựa theo nghĩa của tiếng quyền, con hãy sắp xếp các từ cho trong ngoặc đơn thành hai nhóm?       

20 Bài tập trắc nghiệm Mở rộng vốn từ: trẻ em - quyền và bổn phận lớp 5 có đáp án

Quyền là những điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi
Quyền là những điều do có địa vị hay chức vụ mà được làm


Câu 7: Trong các từ đã cho dưới đây, từ nào đồng nghĩa với từ bổn phận?  

☐ Nghĩa vụ

☐ Nhiệm vụ

☐ Chức vụ

☐ Chức năng

☐ Chức trách

☐ Trách nhiệm

☐ Phận sự

Câu 8: Năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhi nói về quyền của thiếu nhi. Đúng hay sai?

A.Đúng

B.Sai

Câu 9: Năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhi đã trở thành những quy định nào trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em mà con vừa được học?

A.Điều 15

B.Điều 16

C.Điều 17

D.Điều 21

Câu 10: Đâu không phải là bổn phận của trẻ em?

A.Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

B.Chăm chỉ học tập.

C.Được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe

D.Giúp đỡ những người gặp khó khăn theo khả năng của mình.

Câu 11: Dòng nào sau đây giải thích đúng nghĩa của từ "quyền hạn"?

A. Quyền được hưởng những lợi ích nào đó về vật chất, tinh thần, chính trị, xã hội.

B. Những quyền căn bản của con người.

C. Quyền định đoạt mọi công việc quan trọng về mặt chính trị và sức mạnh để đảm bảo thực hiện quyền ấy.

D. Quyền được xác định về nội dung, phạm vi, mức độ.

Câu 12: Dòng nào Dòng nào sau đây giải thích đúng nghĩa của từ “quyền lợi”?

A. Quyền được hưởng những lợi ích nào đó về vật chất, tinh thần, chính trị, xã hội.

B. Quyền được xác định về nội dung, phạm vi, mức độ.

C. Những quyền căn bản của con người.

D. Quyền định đoạt mọi công việc quan trọng về mặt chính trị và sức mạnh để đảm bảo thực hiện quyền ấy.

Câu 13: Dòng nào sau đây giải thích đúng nghĩa của từ “quyền lực”?

A. Quyền định đoạt mọi công việc quan trọng về mặt chính trị và sức mạnh để đảm bảo thực hiện quyền ấy.

B. Quyền được xác định về nội dung, phạm vi, mức độ.

C. Quyền được hưởng những lợi ích nào đó về vật chất, tinh thần, chính trị, xã hội.

D. Những quyền căn bản của con người.

Câu 14: Đâu là định nghĩa của từ “thẩm quyền”?

A. Quyền được xác định về nội dung, phạm vi, mức độ.

B. Quyền định đoạt mọi công việc quan trọng về mặt chính trị và sức mạnh để đảm bảo thực hiện quyền ấy.

C. Quyền xem xét để kết luận và định đoạt một vấn đề theo pháp luật.

D. Quyền được hưởng những lợi ích nào đó về vật chất, tinh thần, chính trị, xã hội.

Câu 15: Từ nào đồng nghĩa với từ “bổn phận”?

A. Nghĩa vụ

B. Chức năng

C. Địa phận

D. Yên phận

Câu 16: Đâu là nghĩa đúng của từ “nghĩa vụ”?

A. Việc mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc phải làm đối với xã hội, với người khác.

B. Hoạt động, tác dụng hay đặc trưng của một cơ quan, của một người.

C. Nhiệm vụ tương tác với chức.

D. Trách nhiệm quy định cho mỗi chức hoặc cơ quan.

Câu 17: Em hiểu “bổn phận” là gì? Đặt câu có từ “bổn phận.

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Câu 18: Gạch dưới từ ngữ thể hiện quyền và bổn phận của mỗi người trong các câu sau:

a. “Bình là một học sinh có trách nhiệm với các phong trào của lớp.”

b. “Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất.”

c. “Bạn Lan nghĩ thực hiện công việc là nghĩa vụ của mọi người.”

d. “Hồng rất ít khi đòi hỏi quyền lợi mà luôn cố gắng làm hết sức mình.”

Câu 19: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:

(quyền hành, quyền lực, bản quyền, pháp quyền)

a. “Nước Việt Nam là một nước có …………………………………………………”

b. “Ông ta đã lạm dụng …………………………………” của mình để vơ vét của cải cho bản thân.”

c. “Cơ quan ………………………………cao nhất của nước ta là Quốc hội.”

d. “Việc làm của họ đã vi phạm…………………………… một cách trắng trợn.”

Câu 20. Gạch chân vào chữ cái trước dòng chỉ bao gồm những từ đồng nghĩa với từ “bổn phận”:

a. nghĩa vụ, chức vụ, nhiệm vụ, địa phận

b. nhiệm vụ, trách nhiệm, địa phận, phận sự

c. nghĩa vụ, nhiệm vụ, trách nhiệm, phận sự

d. nhiệm vụ, chức vụ, trách nhiệm, nghĩa vụ

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5 có đáp án hay khác:

Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem