Tiếng Việt lớp 5 trang 119, 220, 121 Cấu tạo của bài văn tả người | Tập làm văn lớp 5
Tiếng Việt lớp 5 trang 119, 220, 121 Cấu tạo của bài văn tả người
Lời giải bài tập Tập làm văn: Cấu tạo của bài văn tả người trang 119, 220, 121 Tiếng Việt lớp 5 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh trả lời các câu hỏi sgk Tiếng Việt lớp 5.
Bài giảng: Tập làm văn: Cấu tạo bài văn tả người - Cô Lê Thu Hiền (Giáo viên VietJack)
Câu 1 (trang 119 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Đọc bài văn và trả lời câu hỏi (trang 119 sgk Tiếng Việt 5, tập một):
1. Xác định phẩn mở bài và cho biết tác giả giới thiệu người định tả bằng cách nào.
2. Ngoại hình của A Cháng có những đặc điểm gì nổi bật?
3. Qua đoạn văn miêu tả hoạt động của A Cháng, em thấy A Cháng là người như thế nào?
4. Tìm phần kết bài và nêu ý chính của nó.
5. Từ bài văn trên, nhân xét về cấu tạo của bài văn tả người.
Trả lời:
1. Từ đầu đến "Đẹp quá".
- Tác giả giới thiệu Hạng A Cháng bằng cách đưa ra lời khen của các cụ già trong làng về thân hình của A Cháng.
2. Ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc, gụ, vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng, khi đeo cày, trông hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
3. Đoạn văn cho thấy A Cháng là người lao động khỏe, cần cù, say mê lao động...
4. - Câu văn cuối là phần kết bài.
- Nội dung: Ca ngợi sức lực tràn trề của A Cháng và khẳng định đó là niềm tự hào của dòng họ Hạng.
5. Bài văn tả người thường có ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu người định tả.
- Thân bài:
+ Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng,...)
+ Tả tính cách, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cơ xử với người khác,...)
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.
Câu 2 (trang 121 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người trong gia đình em (chú ý những nét nổi bật về ngoại hình, tính tình và hoạt động của người đó).
Trả lời:
1. Mở bài: Giới thiệu người định tả: chị gái em.
2. Thân bài:
a. Tả ngoại hình:
Vóc dáng bên ngoài (chiều cao; dong dỏng)
Mái tóc: dài ngang vai
Đôi mắt: đen tròn, hàng mi dài
Làn da: ngăm ngăm, bóng hồng
Khuôn mặt: hình trái xoan
Cách ăn mặc: giản dị (khi đi chơi, khi đi làm)
b. Tả tính tình, hoạt động:
Lời nói: dịu dàng, dễ nghe
Cách cư xử với người khác: thân thiện, hòa nhã
Thói quen: chị rất hay cười
Tính tình: giản dị, chân thật
Dịu dàng và kiên nhẫn.
Chăm chỉ và khéo léo.
3. Kết bài:
Nêu cảm nghĩ của em
- Yêu mến, gắn bó
- Mong muốn lớn lên học được nhiều điều từ chị và cũng được mọi người yêu mến.
Tham khảo giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5:
Xem thêm các bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 12 khác:
Trắc nghiệm Tập làm văn: Văn tả người (có đáp án)
Câu 1: Con hãy ghép đáp án ở cột trái với đáp án tương ứng ở cột phải để được bố cục của một bài văn tả người:
1. Mở bài
|
|
a. Nêu cảm nghĩ về người được tả. |
2. Thân bài
|
b. Giới thiệu về người định tả. |
|
3. Kết bài |
c. Tả ngoại hình, tính tình và hoạt động của người được tả. |
Câu 2: Nhiệm vụ của phần thân bài trong bài văn tả người là gì?
☐ Kể lại diễn biến câu chuyện
☐ Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng,…).
☐ Giới thiệu về người định tả
☐ Tả tính tình, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách ứng xử với người khác,…).
Câu 3: Đọc bài văn Hạng A Cháng trong SGK trang 119 – 120 và cho biết tác giả đã giới thiệu người định tả bằng cách nào?
Xem bài đọc
Hạng A Cháng
Nhìn thân hình cân đối của Hạng A Cháng, tất cả các cụ già trong làng đều tấm tắc:
- A Cháng trông như một con ngựa tơ hai tuổi, chân chạy qua chín núi mười khe không biết mệt, khỏe quá! Đẹp quá!
A Cháng đẹp người thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc, gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.
Nhưng phải nhìn Hạng A Cháng cày mới thấy hết vẻ đẹp của anh.
Anh đến chuồng trâu dắt con trâu béo nhất, khỏe nhất. Người và trâu cùng ra ruộng. A Cháng đeo cày. Cái cày của người Hơmông to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen, vòng như hình cái cung, ôm lấy bộ ngực nở. Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
Tới nương, A Cháng mắc cày xong, quát một tiếng “Mổng!”và bây giờ chỉ còn chăm chắm vào công việc… Hai tay A Cháng nắm đốc cày, mắt nhìn thế ruộng, nhìn đường cày , thân hình nhoài thành một đường cong mềm mại, khi qua trái, lúc tạt phải theo đường cày uốn vòng trên hình ruộng bậc thang như một mảnh trăng lưỡi liềm. Lại có lúc được sá cày thẳng, người anh như rạp hẳn xuống, đôi chân xoải dài hoặc băm những bước ngắn, gấp gấp…
Sức lực tràn trề của A Cháng là niềm tự hào của dòng họ Hạng, một dòng họ Hmông đang định cư ở chân núi Tơ Bo.
Theo MA VĂN KHÁNG
A. Giới thiệu họ tên và quê quán của Hạng A Cháng.
B. Giới thiệu khả năng cày cực giỏi của Hạng A Cháng.
C. Đưa ra một câu hỏi về Hạng A Cháng để mọi người tò mò.
D. Đưa ra lời khen của các cụ về thân hình của Hạng A Cháng.
Câu 4: Ngoại hình của Hạng A Cháng có gì nổi bật?
☐ Ngực nở vòng cung
☐ Da đỏ như lim
☐ Làn da nâu khỏe mạnh rám nắng
☐ Bắp tay bắp chân rắn như trắc, gụ
☐ Cơ bụng sáu múi cuồn cuộn
☐ Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.
☐ Khi cày thì nhìn Hạng A Cháng trông hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
Câu 5: Qua đoạn miêu tả hoạt động của Hạng A Cháng, con thấy được A Cháng là người như thế nào?
☐ Rất khỏe, rất giỏi, cần cù trong công việc.
☐ Say mê lao động, tập trung cao độ đến mức chăm chắm vào công việc.
☐ Rất thông minh, nhanh nhẹn và sáng tạo trong công việc.
☐ Nhạy bén và biết nắm bắt những cái mới.
Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:
- Soạn Tiếng Việt lớp 5 VNEN
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5
- Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 5
- Top 20 Đề thi Tiếng Việt lớp 5 có đáp án
Các chủ đề khác nhiều người xem
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - KNTT
- Lớp 5 Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - CTST
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - CTST
- Giải sgk Toán lớp 5 - CTST
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - CTST
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - CTST
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 5 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - CTST
- Lớp 5 Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - Cánh diều