Tiếng Việt lớp 5 trang 126, 127 Mở rộng vốn từ Bảo vệ môi trường | Luyện từ và câu lớp 5



Tiếng Việt lớp 5 trang 126, 127 Mở rộng vốn từ Bảo vệ môi trường

Lời giải bài tập Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Bảo vệ môi trường trang 126, 127 Tiếng Việt lớp 5 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh trả lời các câu hỏi sgk Tiếng Việt lớp 5.

Bài giảng: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường - Cô Phạm Thị Hoài Thu (Giáo viên VietJack)

Câu 1 (trang 126 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Qua đoạn văn sau, em hiểu "khu bảo tồn đa dạng sinh học" là gì?

Rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học với ít nhất 55 loài động vật có vú, hơn 300 loài chim, 40 loài bò sát, rất nhiều loài lưỡng cư và cá nước ngọt… Thảm thực vật ở đây rất phong phú. Hàng trăm loại cây khác nhau là thành các loại rừng: rừng thường xanh, rừng bán thường xanh, rừng tre, rừng hỗn hợp.

Trả lời:

Khu bảo tồn đa dạng sinh học là rừng nguyên sinh, ở đó là nơi sinh sống của loài động vật có vú, chim, bò sát và nhiều loại lưỡng cư, cá nước ngọt. Có thảm thực vật phong phú, hàng trăm loại thú rừng. Vì thế, gọi là đa dạng sinh học, nghĩa là nhiều loại động vật, thực vật sinh sôi nảy nở ở đó.

Câu 2 (trang 127 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Xếp các từ ngữ chỉ hành động nêu trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp:

a) Hành động bảo vệ môi trường.

b) Hành động phá hoại môi trường.

(phá rừng, trồng cây, đánh cá bằng mìn, trồng rừng, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắn thú rừng, phủ xanh đồi trọc, đánh cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã)

Trả lời:

a) Hành động bảo vệ môi trường: trồng cây, trồng rừng, phủ xanh đồi trọc.

b) Hành động phá hoại môi trường: chặt cây, đánh cá bằng mìn, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắt thú rừng, đánh cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã.

Câu 3 (trang 127 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Chọn một trong các cụm từ ở bài tập 2 làm đề tài (M: phủ xanh đồi trọc), em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu về đề tài đó.

Trả lời:

Sáng nay trường em thật rộn rịp. Học sinh từng nhóm, từng nhóm chỉnh tề, gọn gàng, đầy đủ cả về sĩ số, trang phục và dụng cụ lao động. Tất cả tập trung ở sân trường, tuân theo sự phân công của các thầy, cô giáo chủ nhiệm, chúng em đi trồng cây. Bạn nào khuôn mặt cũng bừng lên niềm phấn khởi. Theo suốt bờ rào khuôn viên trường, chúng em trồng lại những cây đã chết khô hoặc cằn cỗi. Những chỗ còn trống thì chúng em trồng tiếp thêm các loại cây cho bóng mát như cây bàng, cây phượng vĩ… Chúng em đánh tơi xốp đất ở các hố đã đào sẵn, trồng vào đó các loại cây giống mới đưa về. Chúng em trồng rất cẩn thận. Sau khi cho thêm phân rác vào hố, chúng em còn đắp cho gốc cây đủ đất và chống thêm bằng cọc tre. Cứ như vậy cây mới vững gốc mà sinh trưởng.

Tham khảo giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5:

Xem thêm các bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 13 khác:


Trắc nghiệm Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ bảo vệ môi trường (có đáp án)

Câu 1: Con hãy ghép phần giải thích ở bên phải với từ ngữ tương ứng ở bên trái:

1. Khu dân cư


a. Khu vực trong đó có các loài cây, con vật và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ, giữ gìn lâu dài.

2. Khu sản xuất

b. Khu vực làm việc của nhà máy, xí nghiệp.


3. Khu bảo tồn

c. Khu vực dành cho nhân dân ăn ở, sinh hoạt.


Câu 2: Con hãy ghép ý ở cột bên phải với từ tương ứng ở cột bên trái sao cho phù hợp:

1. Sinh vật


a. Quan hệ giữa sinh vật (kể cả con người) với môi trường xung quanh.

2. Sinh thái

b. Tên gọi chung  của các vật sống, bao gồm động vật, thực vật, vi sinh vật.

3. Hình thái

c. Hình thức biểu hiện ra bên ngoài của sự vật, có thể quan sát được.

Câu 3: Con hãy ghép phần giải thích ở cột bên phải với từ tương ứng ở cột bên trái:

1. Bảo đảm


a. Chống lại mọi sự xâm phạm để giữ cho nguyên vẹn.

2. Bảo hiểm

b. Đỡ đầu và giúp đỡ.


3. Bảo quản

c. Giữ lại, không để cho mất đi.


4. Bảo toàn

d. Giữ cho nguyên vẹn, không để suy suyển, mất mát.

5. Bảo tồn

e. Giữ gìn cho khỏi hư hỏng hoặc hao hụt. 

6. Bảo trợ

f. Giữ gìn để phòng tai nạn; trả khoản tiền thỏa mãn khi có tai nạn xảy đến với người đóng bảo hiểm.

7. Bảo vệ

g. Làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được.

Câu 4: Từ in đậm trong ví dụ sau có thể được thay thế bằng từ nào?

Chúng em bảo vệ môi trường sạch đẹp.

A. Giữ gìn

B. Phòng ngừa

C. Gìn giữ

D. Cả A và C đều đúng.

Câu 5: Nhận định sau đúng hay sai?

Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu trữ được nhiều loại động vật và thực vật. Rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học vì rừng có động vật, có thảm thực vật rất phong phú.

A. Đúng

B. Sai

Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem


giu-lay-mau-xanh-tuan-13.jsp