Tiếng Việt lớp 5 trang 32, 33 Luyện tập về từ đồng nghĩa | Luyện từ và câu lớp 5



Tiếng Việt lớp 5 trang 32, 33 Luyện tập về từ đồng nghĩa

Lời giải bài tập Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa trang 32, 33 Tiếng Việt lớp 5 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh trả lời các câu hỏi sgk Tiếng Việt lớp 5.

Câu 1 (trang 32 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Tìm những từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi ô trống dưới đây (Tiếng Việt 5, tập một, trang 32):

Chúng tôi đang hành quân tới nơi cắm trại – một thắng cảnh của đất nước. Bạn Lệ ……… trên vai ba lô con cóc, hai tay vung vẩy, vừa đi vừa hát véo von. Bạn Thư điệu đà ……….túi đàn ghi ta. Bạn Tuấn “đô vật” vai ………….một thùng giấy đựng nước uống và đồ ăn. Hai bạn Tân và Hưng to, khỏe cùng hăm hở ……….. thứ đồ lỉnh kỉnh nhất là lều trại. Bạn Phượng bé nhỏ nhất thì …………..trong nách mấy tờ báo Nhi đồng cười, đến chỗ nghỉ là giở ra đọc ngay cho cả nhóm nghe.

(xách, đeo, khiêng, kẹp, vác)

Trả lời:

Chúng tôi đang hành quân tới nơi cắm trại – một thắng cảnh của đất nước. Bạn Lệ đeo trên vai chiếc ba lô con cóc, hai tay vung vẩy, vừa đi vừa hát véo von. Bạn Thư điệu đà xách túi đàn ghi – ta. Bạn Tuấn "đô vật" vai vác một thùng giấy đựng nước uống và đồ ăn. Hai bạn Tân và Hưng to, khỏe cùng hăm hở khiêng thứ đồ lỉnh kỉnh nhất là lều trại. Bạn Phương bé nhỏ nhất thì kẹp trong nách mấy tờ báo Nhi đồng cười, đến chỗ nghỉ là giở ra đọc ngay cho cả nhóm cùng nghe.

Câu 2 (trang 33 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Chọn ý thích hợp trong ngoặc đơn để giải thích ý nghĩa chung của các câu tục ngữ sau.

a) Cáo chết ba năm quay đầu về núi.

b) Lá rụng về cội.

c) Trâu bảy năm còn nhớ chuồng.

(làm người phải thủy chung; gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên; loài vật thường nhớ nơi ở cũ)

Trả lời:

a. Cáo chết ba năm quay đầu về núi: Làm người phải thủy chung.

b. Lá rụng về cội: Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên.

c. Trâu bảy năm còn nhớ chuồng: Loài vật thường nhớ nơi ở cũ.

Câu 3 (trang 33 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Dựa vào ý một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu, hãy viết một đoạn văn miêu tả màu sắc đẹp của những sự vật mà em yêu thích. Trong đoạn văn, chú ý sử dụng những từ đồng nghĩa.

Trả lời:

Trong các khổ thơ của bài Sắc màu em yêu của Phạm Đình Ân, em yêu thích nhất màu đỏ ở khổ thứ hai, vì màu đỏ như máu trong tim cho ta sự sống, lớn khỏe từng ngày. Màu đỏ cũng gợi cho em về lá quốc kì của đất nước Việt Nam thân yêu, lad sự hi sinh của đồng bào, của các chiến sĩ nhuộm đỏ lá cờ Tổ quốc. Màu đỏ cũng luôn nhắc em xứng đáng chiếc khăn quàng của người đội viên thiếu niên Tiền Phong.

Tham khảo giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5:

Xem thêm các bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 3 khác:


Trắc nghiệm Luyện từ và câu: Từ đồng nghĩa (có đáp án)

Câu 1: Tìm những từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau:

    Chúng tôi kể chuyện về mẹ của mình. Bạn Hùng quê Nam Bộ gọi mẹ bằng . Bạn Hòa gọi mẹ bằng u. Bạn Na, bạn Thắng gọi mẹ bằng bu. Bạn Thành quê Phú Thọ gọi mẹ bằng bầm. Còn bạn Phước người Huế lại gọi mẹ là mạ.

Câu 2: Xếp những từ in đậm thành từng nhóm từ đồng nghĩa

Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong, chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.

A. Nước nhà – hoàn cầu, non sông – năm châu

B. Nước nhà – năm châu, non sông – hoàn cầu

C. Nước nhà – non sông, năm châu – hoàn cầu

D. Cả A và C đều đúng

Câu 3: Đọc đoạn văn sau và so sánh nghĩa của từ in đậm có trong đoạn:

Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều

A. Kiến thiếtxây dựng có nghĩa khác nhau.

B. Kiến thiếtxây dựng có nghĩa hoàn toàn giống nhau vì đều chỉ chung một hoạt động.

C. Kiến thiếtxây dựng có nghĩa gần giống nhau nhưng khác nhau về mức độ.

D. Kiến thiếtxây dựng có nghĩa đối lập nhau.

Câu 4:  Đọc đoạn văn sau và so sánh nghĩa của các từ in đậm có trong đoạn:

Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng.

A. Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau đều chỉ chung một màu sắc.

B. Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm là những từ có nghĩa gần giống nhau nhưng khác nhau về mức độ màu sắc.

C. Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm là những từ có nghĩa hoàn toàn khác nhau.

D. Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm là những từ có nghĩa trái nhau. 

Câu 5: Đọc hai đoạn văn ở mục a và b và thay những từ in đậm trong mỗi ví dụ sau cho nhau rồi rút ra nhận xét: Những từ nào thay thế được cho nhau? Những từ nào không thay thế được cho nhau? Vì sao?

a. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều

b. Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng.

 Kiến thiết và xây dựng có thể thay thế được cho nhau vì chúng có nghĩa hoàn toàn giống nhau vì đều chỉ chung một hoạt động.

 Kiến thiết và xây dựng không thể thay thế được cho nhau vì chúng là những từ có nghĩa gần giống nhau nhưng khác nhau về mức độ.

 Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thể thay thế được cho nhau vì chúng là những từ có nghĩa gần giống nhau, cùng chỉ chung một màu sắc (màu vàng)  nhưng khác nhau về mức độ.

 Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm có thể thay thế được cho nhau vì chúng có nghĩa hoàn toàn giống nhau vì đều chỉ chung một hoạt động.

Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem


viet-nam-to-quoc-em-tuan-3.jsp