20 Bài tập trắc nghiệm Câu kể ai thế nào? Vị ngữ trong câu kể ai thế nào? lớp 4 (có đáp án)
Với 20 bài tập trắc nghiệm Luyện từ và câu: Câu kể ai thế nào? Vị ngữ trong câu kể ai thế nào? lớp 4 có đáp án, chọn lọc sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm từ đó nắm vững kiến thức bài học Tiếng Việt lớp 4.
Câu 1: Câu kể Ai thế nào? Bao gồm mấy bộ phận?
A. Một bộ phận là chủ ngữ
B. Hai bộ phận là chủ ngữ và vị ngữ
C. Ba bộ phận là chủ ngữ, vị ngữ và danh từ
D. Bốn bộ phận là chủ ngữ, vị ngữ, danh từ và động từ
Câu 2: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thiện câu sau:
Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? Chỉ ………, tính chất hoặc trạng thái của ……. được nói đến ở chủ ngữ.
A. đặc điểm …. sự vật
B. đặc điểm…con vật
C. đặc điểm ….con người
D. sự vật ….đặc điểm
Câu 3: Hoàn thành câu sau:
Vị ngữ thường do ……… tạo thành
Điền vào chỗ trống phần còn thiếu
A. danh từ (cụm danh từ)
B. động từ (cụm động từ)
C. tính từ (cụm tính từ)
D. tính từ, động từ (hoặc cụm tính từ, cụm động từ)
Câu 4: Trong các câu sau, câu nào là câu miêu tả cây hoa có dạng câu kể Ai thế nào?
1. Cánh hoa hồng mềm mại, mịn màng xếp thành từng lớp.
2. Những bông hoa hướng dương giống như những mặt trời bé con đang hướng mình về mặt trời trên cao kia.
3. Mẹ em chăm chút,nâng niu mỗi bông hoa.
4. Hoa nhài tỏa hương dịu nhẹ.
Câu 5: Con điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành ghi nhớ sau.
Thế nào? hai bộ phận Ai (cái gì, con gì)?
Câu kể Ai thế nào? Bao gồm_______:
- Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi:________
- Vị ngữ trả lời cho câu hỏi:________
Câu 6: Tìm các câu kể Ai thế nào? Có trong đoạn văn sau?
Rồi những người con cũng lớn lên và lần lượt lên đường. Căn nhà trống vắng. Những đêm không ngủ, mẹ lại nghĩ về họ. Anh Khoa hồn nhiên xởi lởi. Anh Đức lầm lì, ít nói. Còn anh Tịnh thì đĩnh đạc, chu đáo.
Câu 7: Xác định vị ngữ trong các cơ sau.
Rồi những người con cũng lớn lên và lần lượt lên đường.
Căn nhà trống vắng.
Anh Khoa hồn nhiên xởi lởi.
Anh Đức lầm lì, ít nói.
Còn anh Tịnh thì đĩnh đạc, chu đáo.
Câu 8: Kể về các bạn trong tổ em, trong lời kể có sử dụng một số câu kể Ai thế nào?
Minh Thủy tổ trưởng yêu quý ít nói nghịch ngợm gương mẫu
Tổ em gồm có 10 bạn. Bạn Long là________. Long là người rất chăm học lại________tham gia các hoạt động. Minh Ngọc hiền lành,_______. Lê Dũng_______nhưng rất hài hước._________xinh xắn, đáng yêu. Em rất_______ các bạn trong tổ mình.
Câu 9: Tìm các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn sau.
Cánh đại bàng rất khỏe. Mỏ đại bàng dài và rất cứng. Đôi chân của nó giống như cái móc hàng của cần cẩu. Đại bàng rất ít bay. Khi chạy trên mặt đất, nó giống như một con ngỗng cụ nhưng nhanh nhẹn hơn nhiều.
Câu 10: Xác định vị ngữ có trong các câu kể Ai thế nào? sau:
Cánh đại bàng rất khỏe.
Mỏ đại bàng dài và rất cứng.
Đôi chân của nó giống như cái móc hàng của cần cẩu.
Đại bàng rất ít bay.
Khi chạy trên mặt đất, nó giống như một con ngỗng cụ nhưng nhanh nhẹn hơn nhiều.
Câu 11: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi các câu kể “Ai thế nào?” trong đoạn văn trên là:
(1) Trên cành lộc vừng đầy hoa đỏ, Sẻ Nâu ngập ngừng nửa muốn bay lên, nửa muốn đậu lại. (2) Hoa đẹp quá. (3) Từng chùm đỏ vương dài như dải lụa buông từ trên ngọn cây xuống. (4) Thi thoảng, một vài cánh hoa rụng xuống nền đất như những viên bi, lần lần theo chiều gió. (5) Giá mà có Chích Chòe ở đây, Sẻ Nâu sẽ rủ Chích Chòe chơi trò trốn tìm quanh mấy dãy hoa, sẽ vui phải biết.”
Câu 12: Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch dưới trong những câu sau:
a. “Trong vườn, cây cối xanh mướt"
b. “Me em hiền từ và rất chu đáo.”
c. “Khí hậu Đà Lạt ôn hòa, dịu mát quanh năm.”
Câu 13: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để tạo các câu kể “Ai thế nào?”:
a. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí …………………………………………………..
b. Cô giáo em ……………………………………………………………………
c. Những chú gà con lông vàng …………………………………………………..
Câu 14: Đặt câu “Ai thế nào?” với mỗi yêu cầu sau:
a. Nói về một người bạn thân.
b. Nói về một người thân trong gia đình em.
Câu 15: Thêm từ ngữ thích hợp để tạo các câu miêu tả chú gà trống:
a. Đầu chú:
b. Đôi mắt chú:
c. Tiếng gáy của chú:
Câu 16: Gạch dưới các câu kể “Ai thế nào?” trong đoạn văn sau. Dùng dấu gạch chéo (/) để tách chủ ngữ, vị ngữ của các câu vừa tìm được.
“Dạo ấy là mùa hạ. Nắng gay gắt. Cây cối thu mình, héo quắt dưới sự hun đốt giận dữ của mặt trời. Thế mà Chuối con vẫn xanh mơn mởn nhờ bầu sữa ngọt lành của mẹ. Chẳng mấy chốc, nó đã to lớn, phổng phao.”
Câu 17: Gạch dưới các câu kể “Ai thế nào?" trong đoạn văn sau:
“Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Bầu trời ngày càng thêm xanh. Nắng vàng ngày càng rực rỡ. Vườn cây lại đâm chồi, nảy lộc. Rồi vườn cây ra hoa. Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãn ngọt. Hoa cau thoảng qua. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích chòe nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm.”
(Theo Nguyễn Kiên)
Câu 18: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để tạo các câu kể “Ai thế nào?”.
a. …………………….. nhộn nhịp và tấp nập người đi lại.
b. …………………….. thật dũng cảm.
d. …………………….. mịn màng như lụa.
b. …………………….. rực rỡ sắc màu và ngan ngát hương thơm.
Câu 19: Đặt câu theo yêu cầu:
a. Câu kể “Ai thế nào?" và nói về hạn chế của bản thân:
b. Câu kể “Ai thế nào?” và nói về sở thích của bản thân:
Câu 20: Gạch dưới các từ chứa tiếng “tài” có nghĩa là “tiền của" trong những từ sau:
tài ba, tài liệu, tài chính, tài trí, tài khoản, tài đức, tài nghệ, nhân tài, tài sản, đề tài, tài hoa, gia tài, thiên tài, tài nguyên, tài giỏi
Xem thêm các bài tập trắc nghiệm Tiếng việt lớp 4 có đáp án hay, chi tiết khác:
- Bài tập trắc nghiệm Kể chuyện: Bác đánh cá và gã hung thần
- Bài tập trắc nghiệm Kể chuyện về người có tài - Kể chuyện về người có khả năng hoặc sức khỏe đặc biệt
- Bài tập trắc nghiệm Tập làm văn: Luyện tập tả đồ vật (mở bài và kết bài)
- Bài tập trắc nghiệm Tập làm văn: Cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối
- Bài tập trắc nghiệm Tập làm văn: Miêu tả đồ vật (Kiểm tra viết)
Xem thêm các loạt bài để học tốt Tiếng Việt 4 hay khác:
- Giải Tiếng Anh lớp 4 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Family and Friends
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Wonderful World
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Explore Our World
- Lớp 4 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - KNTT
- Lớp 4 - Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - CTST
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - CTST
- Giải sgk Toán lớp 4 - CTST
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - CTST
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - CTST
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 4 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - CTST
- Lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 4 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - Cánh diều
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 Toán, Tiếng Việt (có đáp án)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)