Tìm hiểu cách viết chương trình hoạt động trang 64, 65 lớp 5 - Kết nối tri thức
Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Viết: Tìm hiểu cách viết chương trình hoạt động trang 64, 65 sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2.
Câu 1 trang 64 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Đọc bản chương trình dưới đây và trả lời câu hỏi.
a. Chương trình trên nhằm triển khai hoạt động nào?
b. Chương trình gồm có mấy mục? Đó là những mục nào?
c. Mỗi mục gồm những nội dung gì?
Trả lời:
a. Chương trình trên nhằm triển khai hoạt động: Tiết học biên cương – tìm hiểu cột mốc biên giới và nhiệm vụ người dân trong bảo vệ cột mốc biên giới.
b. Chương trình gồm có 4 mục, đó là các mục:
(1) Mục đích
(2) Thời gian và địa điểm
(3) Chuẩn bị
(4) Kế hoạch thực hiện
c. Mỗi mục gồm các nội dung:
Mục (1): Nêu lí do thực hiện chương trình, lợi ích chương trình mang lại.
Mục (2): Nêu thời gian tổ chức, địa điểm tổ chức.
Mục (3): Nêu thời gian, nội dung và người phụ trách tiến hành nội dung:
+ Tham quan Đài quan sát và cột mốc;
+ Nghe giới thiệu về lịch sử hình thành cột mốc, việc quản lí và bảo vệ cột mốc;
+ Nêu câu hỏi về cột mốc, biên giới và công việc của các cán bộ, chiến sĩ biên phòng;
+ Giao lưu văn nghệ và chụp ảnh kỉ niệm.
G:
– Những hoạt động chuẩn bị
– Cách lập kế hoạch thực hiện
Trả lời:
Những điểm cần lưu ý khi viết chương trình hoạt động:
+ Các hoạt động chuẩn bị phải thực sự liên quan và phù hợp với chủ đề hoạt động.
+ Kế hoạch thực hiện phải được lập gồm các mục: mục đích, thời gian và địa điểm, chuẩn bị, kế hoạch thực hiện,…
+ Có thể bổ sung thêm mục nhằm lí giải và phân công, thực hiện nội dung rõ ràng, phục vụ mục đích của chương trình muốn tổ chức.
Ghi nhớ
Chương trình hoạt động thường được trình bày theo các mục; mục đích, thời gian và địa điểm, chuẩn bị, kế hoạch thực hiện,...
* Vận dụng
Trả lời:
– Ca dao về di tích:
“Bình Định có núi Vọng Phu
Có đầm Thị Nại, có cù lao xanh”
“Ngọ Môn năm cửa, chín lầu
Cột cờ ba bậc, Phu Văn Lân hai tầng”
– Ca dao về lễ hội:
“Gái chưa chồng nhớ hang Cắc Cớ
Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy”
“Tháng sáu hội Gai
Tháng hai hội Mía”
“Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”
– Ca dao về sản vật độc đáo của địa phương:
“Bánh đa chợ Cày, bánh tày chợ Voi”
“Cá chùa Cầu, cau Diên Phước, thước thợ Kim Bồng”
“Ai về nhớ quế Trà My
Nhớ tiêu Tiên Phước, nhớ mì Hội An”
Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải lớp 5 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 5 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 5 Cánh diều (các môn học)
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - KNTT