Bài 3: Hạt gạo làng ta - Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức

Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 3: Hạt gạo làng ta sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Bài 3.

Đọc: Hạt gạo làng ta

Nội dung chính Hạt gạo làng ta:Hạt gạo làng ta với sự vất vả, lo toan của tất cả người lớn, trẻ em, bạn nhỏ… mới có được. Để có được hạt gạo phải đánh đổi rất nhiều tâm lực, sức lực và hiểm nguy bom đạn. Dẫu vậy, hậu phương vẫn ý thức được vai trò của mình, cố gắng và nỗ lực yêu lấy hạt gạo.

Câu hỏi trang 17 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Trao đổi với bạn những điều em biết về công việc của người nông dân.

Trả lời:

Những điều em biết về công việc của người nông dân: cày đất, gieo mầm, bón phân, gặt hái, thu hoạch nông sản, phun thuốc trừ sâu, bắt sâu, tỉa lá hỏng, thụ phấn hoa,…

Văn bản: Hạt gạo làng ta

Hạt gạo làng ta

Có vị phù sa

Của sông Kinh Thầy

Có hương sen thơm

Trong hồ nước đầy

Có lời mẹ hát

Ngọt bùi đắng cay...

 

Hạt gạo làng ta

Có bão tháng Bảy

Có mưa tháng Ba

Giọt mồ hôi sa

Những trưa tháng Sáu

Nước như ai nấu

Chết cả cá cờ

Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy...

 

Hạt gạo làng ta

Những năm bom Mỹ

Trút trên mái nhà

Những năm cây súng

Theo người đi xa

Những năm băng đạn

Vàng như lúa đồng

Bát cơm mùa gặt

Thơm hào giao thông...

 

Hạt gạo làng ta

Có công các bạn

Sớm nào chống hạn

Vục mẻ miệng gàu

Trưa nào bắt sâu

Lúa cao rát mặt

Chiều nào gánh phân

Quang trành quết đất

 

Hạt gạo làng ta

Gửi ra tiền tuyến

Gửi về phương xa

Em vui em hát

Hạt vàng làng ta.

(Trần Đăng Khoa)

Hạt gạo làng ta lớp 5 (trang 17, 18) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

* Trả lời câu hỏi

Câu 1 trang 18 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Ở khổ thơ thứ nhất, chi tiết nào cho thấy hạt gạo được kết tinh từ những tinh tuý của thiên nhiên?

Trả lời:

Ở khổ thơ thứ nhất, chi tiết cho thấy hạt gạo được kết tinh từ những tinh tuý của thiên nhiên là: vị phù sa của sông Kinh Thầy, hương sen thơm trong hồ nước, lời mẹ hát ngọt bùi đắng cay…

Câu 2 trang 18 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Bài thơ cho thấy nét đẹp gì của người nông dân trong quá trình làm ra hạt gạo? Nét đẹp ấy được thể hiện qua những hình ảnh nào?

Trả lời:

Bài thơ cho thấy người nông dân trong quá trình làm ra hạt gạo có nét đẹp: vất vả làm lụng giữa thời tiết khắc nghiệt, từ tháng này qua tháng khác, những giọt mồ hôi rơi, trời nắng, trời nóng và giữa thời chiến tranh bom đạn.  

Nét đẹp ấy được thể hiện qua những hình ảnh: Có bão tháng Bảy, có mưa tháng Ba, giọt mồ hôi sa, những trưa tháng Sáu, nước như ai nấu, chết cả cá cờ, cua ngoi lên bờ; những năm bom Mỹ, trút trên mái nhà.

Câu 3 trang 18 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Hai dòng thơ “Bát cơm mùa gặt/ Thơm hào giao thông” gợi cho em suy nghĩ gì? Em chọn ý nào dưới đây? Vì sao?

A. Trong kháng chiến, người nông dân là hậu phương vững chắc.

B. Người nông dân luôn kề vai sát cánh cùng các
chiến sĩ bộ đội.

C. Mối quan hệ gắn bó giữa hậu phương
và tiến tuyến.

Trả lời:

Em chọn ý: C. Mối quan hệ gắn bó giữa hậu phương và tiến tuyến.

Vì người nông dân và người chiến sĩ luôn luôn yêu thương, tôn trọng và thấu lòng nhau. Mỗi nơi đều yêu mến và trân trọng lẫn nhau mà không chỉ là một chiều người nông dân cố gắng, nỗ lực; ai ai và nơi đâu cũng luôn nỗ lực. Cho nên đây là mối quan hệ gắn bó giữa hậu phương và tiền tuyến.

Câu 4 trang 18 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Các bạn nhỏ đã đóng góp những gì để làm ra hạt gạo?

Trả lời:

Để làm ra hạt gạo, các bạn nhỏ đã đóng góp: giúp chống hạn bằng cách vục gầu nước tát vào ruộng; trưa đi bắt sâu cho lúa; chiều đi gánh phân.

Câu 5 trang 18 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Trong bài thơ, vì sao hạt gạo được gọi là “hạt vàng" (ý nói quý như vàng)? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.

A. Vì hạt gạo nuôi sống con người từ bao đời nay.

B. Vì hạt gạo kết tinh từ những tinh tuý của đất trời.

C. Vì hạt gạo chứa đựng bao mồ hôi, công sức của người nông dân.

Trả lời:

Em chọn câu trả lời: hạt gạo được gọi là “hạt vàng" vì: C. Vì hạt gạo chứa đựng bao mồ hôi, công sức của người nông dân.

* Học thuộc lòng bài thơ.

Luyện từ và câu: Cách nối các vế câu ghép

Câu 1 trang 19 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Tìm câu ghép trong các đoạn dưới đây và cho biết kết từ nào được dùng để nối các vế câu.

a. Hoa bưởi là hoa cây còn hoa nhài là hoa bụi. Hoa cây có sức sống mạnh mẽ. Hoa bụi có chút gì giản dị hơn. Hương toả từ những cành hoa nhưng hương bưởi và hương nhài chẳng bao giờ lẫn.

(Theo Ngô Văn Phú)

b. Năm nay, vườn của ông tôi được mùa cả hoa lẫn quả. Ôi chao, cây khế sai chi chít những quả chín và giàn nhót đỏ mọng những chùm trái ngon lành.

(Vũ Tú Nam)

c. Chiếc xe lao đi khá nhanh mà rất êm. Thỉnh thoảng, xe chạy chậm lại vì vướng những xe phía trước rồi xe lại lướt lên như mũi tên.

(Theo Trần Thanh Địch)

G:

Luyện từ và câu lớp 5 trang 19, 20 (Cách nối các vế câu ghép) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

a.

Câu ghép

Kết từ nối các vế câu

Hoa bưởi là hoa cây còn hoa nhài là hoa bụi.

còn

Hương toả từ những cành hoa nhưng hương bưởi và hương nhài chẳng bao giờ lẫn.

nhưng

b.

Câu ghép

Kết từ nối các vế câu

Ôi chao, cây khế sai chi chít những quả chín và giàn nhót đỏ mọng những chùm trái ngon lành.

c.

Câu ghép

Kết từ nối các vế câu

Chiếc xe lao đi khá nhanh mà rất êm.

Thỉnh thoảng, xe chạy chậm lại vì vướng những xe phía trước rồi xe lại lướt lên như mũi tên.

vì, rồi

Câu 2 trang 19 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Tìm các vế của mỗi câu ghép dưới đây và cho biết cách nối các vế câu ở bài tập này có gì khác so với cách nối các vế câu ở bài
tập 1.

a. Hoa cánh kiến nở vàng trên rừng, hoa sở và hoa kim anh trắng xoá.

(Xuân Quỳnh)

b. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sông nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.

(Khuất Quang Thụy)

Luyện từ và câu lớp 5 trang 19, 20 (Cách nối các vế câu ghép) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

c. Ở mảnh đất ấy, tháng Giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột; tháng Tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép; tháng Chín, tháng Mười, đi móc con da dưới vệ sông.

(Nguyễn Khải)

Trả lời:

a. Vế đầu tiên: Hoa cánh kiến nở vàng trên rừng,

    Vế thứ hai: hoa sở và hoa kim anh trắng xoá.

b. Vế đầu tiên: Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên

    Vế thứ hai: những con sông nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.

c. Vế đầu tiên: Ở mảnh đất ấy, tháng Giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột

    Vế thứ hai: tháng Tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép

    Vế thứ ba: tháng Chín, tháng Mười, đi móc con da dưới vệ sông.

Nhận xét: So với bài tập 1, cách nối các vế câu dùng kết từ; còn ở bài tập này, các vế câu ghép nối với nhau thông qua các dấu câu: dấu phẩy, dấu chấm phẩy.

Ghi nhớ

Các vế của câu ghép có thể nối với nhau bằng một kết từ (và, rồi, hoặc, còn, hay, nhưng, mà, song,…).

Các vế của câu ghép có thể nối trực tiếp với nhau: giữa các vế không có kết từ mà chỉ có dấu câu (dấu phẩy, dấu chấm phẩy,...).

Câu 3 trang 20 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Chọn kết từ thay cho mỗi bông hoa trong các câu ghép sau:

và, rồi, còn, nhưng

a. Chích bông là loài chim bé nhỏ Luyện từ và câu lớp 5 trang 19, 20 (Cách nối các vế câu ghép) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5 nó lại là loài chim có ích đối với nhà nông.

b. Ngoài sân, mèo mun đang nằm sưởi nắng Luyện từ và câu lớp 5 trang 19, 20 (Cách nối các vế câu ghép) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5 cún con cũng vậy.

c. Vườn nhà em, ban ngày, hoa mẫu đơn, hoa lan, hoa cúc đua nhau khoe sắc Luyện từ và câu lớp 5 trang 19, 20 (Cách nối các vế câu ghép) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5 ban đêm, hoa nguyệt quế, hoa hoàng lan, hoa mộc lại cùng nhau toả hương.

d. Ngày nghỉ, em dậy sớm đá bóng với bố Luyện từ và câu lớp 5 trang 19, 20 (Cách nối các vế câu ghép) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5 em cùng mẹ ra vườn tưới cây.

Trả lời:

a. Chích bông là loài chim bé nhỏ nhưng nó lại là loài chim có ích đối với nhà nông.

b. Ngoài sân, mèo mun đang nằm sưởi nắng cún con cũng vậy.

c. Vườn nhà em, ban ngày, hoa mẫu đơn, hoa lan, hoa cúc đua nhau khoe sắc còn ban đêm, hoa nguyệt quế, hoa hoàng lan, hoa mộc lại cùng nhau toả hương.

d. Ngày nghỉ, em dậy sớm đá bóng với bố rồi em cùng mẹ ra vườn tưới cây.

Câu 4 trang 20 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Viết đoạn văn (3 - 5 câu) về bài thơ Hạt gạo làng ta, trong đó có câu ghép gồm các vế nối bằng một kết từ hoặc nối trực tiếp.

Luyện từ và câu lớp 5 trang 19, 20 (Cách nối các vế câu ghép) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

“Hạt gạo làng ta” là một bài thơ hay được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết nên. Có lẽ vì bài thơ có câu từ quá hay, quá ý nghĩa mà nhạc sĩ Trần Viết Bính đã phổ nhạc, cho ra đời ca khúc “Hạt gạo làng ta”. Bài hát với giai điệu du dương, giọng điệu hồn nhiên vui tươi. “Hạt gạo làng ta” không dừng lại ở một tác phẩm thơ, một tác phẩm nhạc; nó là nỗi lòng và tình yêu “hạt vàng” của nhân dân Việt Nam bao đời nay.

Viết: Quan sát để viết bài văn tả người

Yêu cầu: Quan sát một người thân trong gia đình em hoặc một người đã để lại cho em những ấn tượng tốt đẹp và ghi lại kết quả quan sát.

Câu 1 trang 20 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Chuẩn bị.

– Chọn người để quan sát theo yêu cầu.

G:

+ Nếu muốn tả một người thân trong gia đình, có thể chọn người gần gũi, chăm sóc em hằng ngày hoặc người mà em yêu quý.

+ Nếu muốn tả người đã để lại cho em những ấn tượng tốt đẹp, có thể chọn một người bạn thân hoặc một người quen biết mà em có nhiều thiện cảm.

Quan sát để viết bài văn tả người trang 20, 21 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

– Chọn cách quan sát; có thể quan sát trực tiếp hoặc quan sát qua tranh ảnh, video,…

– Làm phiếu ghi chép kết quả quan sát.

Trả lời:

Phiếu ghi chép kết quả quan sát tả người thân trong gia đình

– Người quan sát: Mẹ của em

– Cách quan sát: Quan sát trực tiếp mẹ em hàng ngày: khi mẹ ở nhà, khi mẹ nghỉ ngơi, khi mẹ ngồi làm việc…

Câu 2 trang 21 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Quan sát và ghi chép kết quả.

Quan sát để viết bài văn tả người trang 20, 21 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Lưu ý: Cần lựa chọn những chi tiết tiêu biểu (về ngoại hình, hoạt động. sở trường,
sở thích,...) thể hiện nét riêng, giúp phân biệt người được tả với những người khác.

Trả lời:

Đặc điểm của mẹ em:

– Ngoại hình: Dáng người cao dỏng, mặt mẹ hình trái xoan, tóc đen, môi chúm chím hay cười; tay mẹ hơi nhăn vì làm việc vất vả.

– Hoạt động: mẹ nấu cơm cho gia đình mỗi bữa, mẹ tranh thủ thời gian nghỉ ngơi để quét dọn, giặt giũ đồ dùng; đi chợ, kể chuyện cho cả gia đình cùng nghe.

– Sở trường, sở thích: Mẹ em thích hát, thích được xem phim cùng gia đình.

Câu 3 trang 21 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Trao đổi về kết quả quan sát.

a. Chia sẻ kết quả quan sát.

– Người được quan sát là ai?

– Người đó có những đặc điểm nào nổi bật?

b. Nhận xét, góp ý về kết quả quan sát.

– Cách lựa chọn, sắp xếp đặc điểm của người được quan sát

– Cách miêu tả đặc điểm ngoại hình, hoạt động,...

Trả lời:

Em trao đổi với bạn bè về kết quả quan sát người thân của mình với bạn bè trong lớp. Cùng nhận xét, góp ý về kết quả quan sát của nhau.

* Vận dụng

Câu hỏi trang 21 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Trao đổi với người thân về sở trường, sở thích,... của từng thành viên trong gia đình.

Trả lời:

Em trao đổi với người thân về sở trường, sở thích,... của từng thành viên trong gia đình.

Ví dụ: Em có sở thích là đọc truyện, xem phim hoạt hình. Bố em có sở trường là hát hay. Mẹ em có sở trường là nấu ăn giỏi, mẹ thích đi siêu thị mua nhiều món ăn ngon.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:


Giải bài tập lớp 5 Kết nối tri thức khác