Luyện từ và câu lớp 5 trang 36 (Luyện tập về câu ghép) - Kết nối tri thức

Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Luyện từ và câu: Luyện tập về câu ghép trang 36 sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2.

Câu 1 trang 36 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Tìm câu ghép trong các đoạn văn dưới đây và cho biết các vế của mỗi câu ghép được nối với nhau bằng cách nào.

a. (1) Làng Tày, làng Dao ven suối và trong rừng, nhưng làng người Mông ở chơ vơ đỉnh núi, giữa cỏ tranh mênh mông. (2) Vách và mái nhà đều ghép bằng những miếng gỗ pơ-mu, nhà nhà ám khói sạm đen tưởng như làng xóm liền với trời xanh. (3) Xung quanh nhà nào cũng sum se những đào, những lê. (4) Giữa mùa đông, hoa lê trắng ngần. (5) Vào đầu xuân, hoa đào nở hồng cả trời.

(Tô Hoài)

 

b. (1) Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. (2) Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. (3) Mưa phùn lất phất... (4) Bên gốc đa, một chú thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. (5) Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. (6) Thỏ đuổi theo. (7) Tấm vải tròng trành trên ao.
(8) Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co chân lên. (9) Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới.

(Võ Quảng)

Trả lời:

a. Câu ghép trong các đoạn văn và cách nối các vế câu ghép được thể hiện trong mỗi câu là: (1) Làng Tày, làng Dao ven suối và trong rừng, nhưng làng người Mông ở chơ vơ đỉnh núi, giữa cỏ tranh mênh mông. (2) Vách và mái nhà đều ghép bằng những miếng gỗ pơ-mu, nhà nhà ám khói sạm đen tưởng như làng xóm liền với trời xanh.

+ Trong câu (1), các vế câu ghép được nối trực tiếp với nhau bằng cách dùng dấu phẩy.

+ Trong câu (2) , các vế câu ghép được nối trực tiếp với nhau bằng cách dùng dấu phẩy.

b. Câu ghép trong các đoạn văn và cách nối các vế câu ghép được thể hiện trong mỗi câu là: (4) Bên gốc đa, một chú thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. (5) Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút.

+ Trong câu (4), các vế câu ghép được nối trực tiếp với nhau bằng cách dùng dấu phẩy.

+ Trong câu (5), các vế câu ghép được nối trực tiếp với nhau bằng cách dùng dấu phẩy và kết từ “nhưng”.

Câu 2 trang 36 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Tìm cặp kết từ hoặc cặp từ hô ứng thay cho bông hoa để tạo câu ghép.

a. Luyện từ và câu lớp 5 trang 36 (Luyện tập về câu ghép) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5 em có một khu vườn rộng Luyện từ và câu lớp 5 trang 36 (Luyện tập về câu ghép) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5 em sẽ trắng thật nhiều loại cây.

b. Luyện từ và câu lớp 5 trang 36 (Luyện tập về câu ghép) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5 thành phố này không sầm uất, hiện đại Luyện từ và câu lớp 5 trang 36 (Luyện tập về câu ghép) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5 nó rất hấp dẫn du khách.

c. Mọi người Luyện từ và câu lớp 5 trang 36 (Luyện tập về câu ghép) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5 đối xử tốt với nhau thì cuộc sống Luyện từ và câu lớp 5 trang 36 (Luyện tập về câu ghép) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5 tốt đẹp hơn.

Trả lời:

a. Nếu em có một khu vườn rộng thì em sẽ trồng thật nhiều loại cây.

b. thành phố này không sầm uất, hiện đại nên nó rất hấp dẫn du khách.

c. Mọi người càng đối xử tốt với nhau thì cuộc sống càng tốt đẹp hơn.

Câu 3 trang 36 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Viết đoạn văn (3 – 5 câu) về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, trong đó có câu ghép chứa kết từ để nối các vế câu

Trả lời:

Đoàn thuyền đánh cá cứ thế nối đuôi nhau, ngày ngày tiến ra khơi. Có lẽ những người thợ thuyền cá luôn yêu đời và say nghề bởi họ hiểu không còn một nghề nào, không còn một công việc nào đem lại cho họ cuộc sống tốt như nghề cá. Cứ mỗi lần quăng lưới là lại mỗi lần nuôi hi vọng về một mẻ cá đầy ắp. Chừng nào còn thấy những đoàn thuyền rong ruổi, đuổi nhau trên miền biển thì chừng ấy ta còn biết tiềm năng của biển, sức mạnh kinh tế mà Việt Nam ta có lớn tới nhường nào.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:


Giải bài tập lớp 5 Kết nối tri thức khác