5+ Giới thiệu một tác phẩm về những thiếu nhi chăm học, chăm làm, tích cực đóng góp

Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) mà em đã đọc về những thiếu nhi chăm học, chăm làm,tích cực đóng góp cho trường lớp và cộng đồng hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Giới thiệu một tác phẩm em đã đọc về những thiếu nhi chăm học - mẫu 1

Tác phẩm mà em muốn giới thiệu là câu chuyện “Bức Tranh Bàn Tay” của tác giả Hạt Giống Tâm Hồn. Đây là một câu chuyện rất ý nghĩa về tình yêu thương và sự tôn trọng mà một học sinh nhỏ tên Hải dành cho cô giáo của mình. Trong câu chuyện, Hải đã chọn vẽ bức tranh về bàn tay của cô giáo trong giờ học vẽ, thay vì vẽ một vật mình thích hoặc một người mình yêu quý như yêu cầu của cô giáo. Điều này đã làm cô giáo rất ngạc nhiên và cảm động. Bởi vì, trong giờ giải lao, cô giáo thường nắm tay Hải và những học trò khác. Nhưng với Hải, một cậu bé trầm lặng, ít nói, việc này lại có ý nghĩa đặc biệt. Câu chuyện đã cho thấy sự chăm học, chăm làm và tích cực đóng góp cho trường lớp của Hải. Dù chỉ là một hành động nhỏ nhưng Hải đã biểu lộ được lòng tôn trọng và tình yêu thương của mình đối với cô giáo. Điều này cũng khích lệ các bạn nhỏ khác cùng chăm học, chăm làm và tích cực đóng góp cho cộng đồng.

Giới thiệu một tác phẩm em đã đọc về những thiếu nhi chăm học - mẫu 2

Cậu bé chăm học siêng làm

TT - Khi tiếng trống tan học vừa vang lên, trong lúc bạn bè ùa ra cổng để được ba mẹ đón, có một cậu học trò nhỏ cắp cặp chạy sang Trường tiểu học Uyên Hưng, nơi mẹ cậu làm lao công quét dọn, để phụ giúp mẹ quét dọn các phòng học chuẩn bị cho buổi học sáng hôm sau.

Hoàn cảnh gia đình Thuận khó khăn, nguồn thu nhập chính từ công việc phụ hồ, bốc vác khi có khi không của ba. Tiền lương công việc lao công quét dọn ở trường học của mẹ chỉ hơn 1 triệu đồng. Để lo tiền nhà trọ, tiền ăn, tiền học cho hai chị em Thuận đang tuổi đến trường, mẹ phải nhận quét dọn ngoài giờ tại trường học để kiếm thêm thu nhập. Từ những ngày còn học ở Trường tiểu học Uyên Hưng, nơi mẹ Thuận làm việc, cứ mỗi buổi chiều tan học Minh Thuận ở lại trường phụ giúp mẹ quét dọn. Lên cấp II, chuyển sang học Trường THCS Lê Thị Trung (cạnh Trường tiểu học Uyên Hưng) Thuận vẫn tiếp tục quét dọn phụ giúp mẹ sau mỗi buổi chiều tan học.

Ý thức được hoàn cảnh gia đình khó khăn, Minh Thuận rất chăm chỉ học hành. Từ hôm được về ở nhờ căn nhà bé tí của bà nội, ba mẹ đỡ được tiền nhà trọ, Minh Thuận và chị hai được ké bàn học tươm tất của người chị họ. Hai chị em học trái buổi nhau nên về nhà thay phiên nhau dùng bàn học duy nhất ấy.

Buổi sáng không phải đến trường nhưng Thuận dậy rất sớm phụ bà nội chở hàng ra chợ bán. Cô Dạ Thảo, giáo viên môn tiếng Anh, cũng là hàng xóm, thấy Thuận ham học tiếng Anh nên nhận bồi dưỡng miễn phí cho cậu bé hơn ba năm nay. Thầy cô trong trường ai cũng thương cậu bé ngoan ngoãn nên thi thoảng có cô tặng xấp vải xanh, có thầy tặng chiếc áo trắng...

Mẹ Thuận kể ngày nào cũng vậy, hễ cứ quét dọn xong phòng học cuối cùng là thể nào “thầy giáo Thuận” cũng lên bục giảng “tập sự” một hồi rồi mới chịu theo mẹ ra về. Thảo nào khi chúng tôi hỏi lớn lên sẽ làm gì, cậu bé chẳng đắn đo suy nghĩ mà trả lời một cách rành rọt rằng sẽ làm thầy giáo dạy tiếng Anh.

Cô giáo chủ nhiệm lớp 7E Trần Lệ Thanh nhận xét về cậu học trò nhỏ của mình: “Minh Thuận rất chăm ngoan, dù gia đình khó khăn, điều kiện học tập không bằng bạn bè nhưng học rất giỏi, đạt danh hiệu học sinh giỏi nhiều năm liền. Ở lớp có phong trào gì Thuận đều hăng hái tham gia nên thầy cô trong trường đều rất thương!”.

Mỗi buổi tan trường của Minh Thuận thường đến tận 7g tối. Khi đó cậu bé mới bắt đầu được nghỉ ngơi, tắm rửa và học bài. “Thầy giáo tiếng Anh” tương lai Dương Minh Thuận từ ngày vào lớp 1 đến giờ chưa năm nào có một bộ sách mới, em đang dự tính vài hôm nữa sẽ tìm xin bộ sách cũ của những anh chị lớp 8 để chuẩn bị cho năm học mới.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 5 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:


Giải bài tập lớp 5 Cánh diều khác