5+ Câu chuyện về những tấm gương trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước

2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về những tấm gương trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Câu chuyện về những tấm gương trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước - mẫu 1

Võ Thị Sáu - một người con gái sinh ra ở vùng Đất Đỏ thuộc vùng Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu của nước Việt Nam ta ngày nay. Chị sinh năm 1933, là người con gái vô cùng thông minh, mưu trí, có tinh thần yêu nước và dũng cảm. Dù tuổi đời còn rất nhỏ nhưng chị đã tham gia làm liên lạc viên cho đoàn quân cách mạng của chúng ta và lập được rất nhiều chiến công hiển hách đáng khen thưởng.

Năm 1948, chị được cấp trên giao cho nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó chính là phải đánh phá một buổi lễ mít tinh nhằm kỷ niệm ngày chào mừng Quốc khánh của thực dân Pháp để gây nhiễu loạn và phá hoại âm mưu của kẻ thù. Tại buổi lễ mít tinh đó chị Võ Thị Sáu đã tung lựu đạn vào khán đài có tỉnh trưởng Lê Thành Trường - một lãnh đạo cấp cao của bè lũ tay sai cho thực dân Pháp để giải tán đám đông. Chính chiến công này đã giúp cho chị Võ Thị Sáu của chúng ta lập thêm nhiều chiến công khác oanh liệt hơn.

Sau đó, chị Võ Thị Sáu được cơ quan trung ương Đảng giao cho nhiệm vụ tiêu diệt kẻ gian tế, nên tháng 2 năm 1950 trong khi đi làm nhiệm vụ chị đã bị kẻ thù bắt giữ. Bọn giặc ngoại xâm đã tra tấn chị Võ Thị Sáu của chúng ta vô cùng dã man, bắt chị khai ra những đồng đội của mình. Nhưng chị anh dũng kiên quyết không khai chúng dùng nhiều thủ đoạn tra tấn tàn bạo như dùng dùi điện cho điện giật vào người chị, hay dùng dùi nung lửa nóng khoan lên người chị…Nhưng mọi hình thức tra tấn dã man thời trung cổ đó càng làm chị thêm căm hận kẻ thù chị kiên quyết không hé răng nửa lời.

Cuối cùng không làm được gì chị Võ Thị Sáu chúng buộc lòng đày chị ra Côn Đảo là nơi chuyên giam giữ và đày đọa những người tù chính trị của nước ta, là nấm mồ chôn thân của rất nhiều người anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam ta.

Tới ngày 23/1/1952, chị Võ Thị Sáu anh hùng của chúng ta bị mang ra pháp trường xử tử khi tuổi đời chỉ tròn mười chín tuổi. Cho tới sau này khi đất nước chúng ta hoàn toàn sạch bóng kẻ thù năm 1993 chị Võ Thị Sáu được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, là một trong những chiến sĩ vô cùng trẻ tuổi của ta được vinh danh thiên cổ.

Tấm gương của chị Võ Thị Sáu làm cho chúng em vô cùng ngưỡng mộ, kính trọng vì những gì chị đã hy sinh cho quê hương, tổ quốc để chúng em hôm nay được hưởng cuộc sống thái bình.

Bài thơ về những tấm gương trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước - mẫu 2

Lượm

Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về

Tình cờ chú cháu

Gặp nhau Hàng Bè.

 

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

 

Ca-lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng...

 

- “Cháu đi liên lạc

Vui lắm chú à

Ở đồn Mang Cá

Thích hơn ở nhà!”

 

Cháu cười híp mí,

Má đỏ bồ quân:

- “Thôi, chào đồng chí!”

Cháu đi xa dần...

 

Cháu đi đường cháu

Chú lên đường ra

Đến nay tháng sáu

Chợt nghe tin nhà.

 

         Ra thế

         Lượm ơi!

 

Một hôm nào đó

Như bao hôm nào

Chú đồng chí nhỏ

Bỏ thư vào bao

 

Vụt qua mặt trận

Đạn bay vèo vèo

Thư đề “Thượng khẩn”

Sợ chi hiểm nghèo?

 

Đường quê vắng vẻ

Lúa trổ đòng đòng

Ca-lô chú bé

Nhấp nhô trên đồng...

 

Bỗng loè chớp đỏ

Thôi rồi, Lượm ơi!

Chú đồng chí nhỏ

Một dòng máu tươi!

 

Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng...

 

Lượm ơi, còn không?

 

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

 

Ca-lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng.

Câu chuyện về những tấm gương trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước - mẫu 3

Có lẽ không có người dân nào ở Việt Nam không biết về huyền thoại anh hùng dân tộc Võ Thị Sáu, một trong những tấm gương sáng cho thế hệ trẻ Việt Nam. Cuộc đời chị Võ Thị Sáu một nữ du kích dũng cảm, trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam đã trở thành một câu chuyện đầy cảm hứng và đầy bi kịch.

Chị ra đời vào năm 1933 tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong một gia đình nghèo khó với bố mẹ là nghề buôn bán bún bì chả. Từ khi còn nhỏ, chị đã phải đảm đương việc giúp đỡ cha mẹ kiếm sống. Thế nhưng, cuộc đời chị thay đổi hoàn toàn sau khi Cách mạng tháng 8 thành công và Việt Nam thành lập chính phủ riêng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp.

Trong thời điểm này, chị Sáu đã quyết định bỏ dở việc học để ở nhà giúp đỡ bố mẹ và đồng thời bí mật tham gia tiếp tế cho các anh em của mình, những người đang tham gia chiến đấu trong chi đội Giải phóng quân của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Vào năm 14 tuổi, chị Võ Thị Sáu đã chính thức gia nhập đội viên Công an xung phòng Đất Đỏ, nơi chị thể hiện gan dạ và sự dũng cảm đáng kinh ngạc. Chị tham gia nhiều trận tập kích bằng lựu đạn và thực hiện các nhiệm vụ ám sát sĩ quan Pháp và người Việt cộng tác của Pháp.

Tuy nhiên, niềm vui và chiến đấu không còn kéo dài lâu. Vào năm 1950, chị bị tòa án binh của quân đội Pháp đưa xét xử với tội danh làm chết một sĩ quan Pháp và 23 người Việt cộng tác của Pháp. Trước khi đối diện với cái chết, chị đã dành những lời nói cuối cùng cho thế hệ sau này: " Ta không hối hận vì đã chọn con đường kháng chiến. Ta tự hào là một người con của dân tộc Việt Nam, đã dâng hiến cuộc đời mình cho sự giải phóng dân tộc. Ta xin hứa sẽ sống mãu trong tâm hồn của những người yêu quý tự do và độc lập."

Với những lời cuối cùng đầy kiêu hãnh và định kiến, chị Võ Thị Sáu rời bỏ cuộc sống này, nhưng tinh thần và huyền thoại về người anh hùng dũng cảm vẫn tiếp tục sống mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Chị đã chứng tỏ rằng sức mạnh tinh thần và ý chí kiên cường có thể vượt qua mọi khó khăn, trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho thế hệ sau này và tôn vinh tinh thần yêu nước, tự do và độc lập. Tấm gương của chị Võ Thị Sáu làm cho chúng em vô cùng ngưỡng mộ, kính trọng vì những gì chị đã hy sinh cho quê hương, tổ quốc để chúng em hôm nay được hưởng một cuộc sống thái bình.

Câu chuyện về những tấm gương trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước - mẫu 4

Từ bé, Kim Đồng đã có tinh thần yêu nước, căm ghét giặc Pháp. Vùng quê hương Kim Đồng là nơi có phong trào cách mạng rất sớm. Ngày 15 tháng 5 năm 1941, Đội Nhi đồng cứu quốc được thành lập có 5 đội viên và Kim Đồng được bầu là đội trưởng đầu tiên của Đội. Trong công tác, Kim Đồng luôn tỏ ra dũng cảm và có nhiều mưu trí.

Một lần, sau khi làm nhiệm vụ dẫn cán bộ vào căn cứ, Kim Đồng đang trên đường trở về nhà thì nghe có tiếng động lạ ở trong rừng. Kim Đồng liền rủ Cao Sơn tìm cách báo động cho các anh cán bộ đang ở trong xóm biết. Sau khi quan sát, Kim Đồng đã nhìn thấy bọn lính đang lợi dụng sương mù phục kích trên đường vào xóm và im lặng đợi bắt người. Kim Đồng bảo Cao Sơn lùi về phía sau, chạy về báo cáo. Đợi cho bạn đi rồi, Kim Đồng ngắm kĩ địa hình, để chạy vọt qua suối, lên phía rừng. Như vậy, bọn lính sẽ phải nổ súng hoặc kêu lên. Chúng nó sẽ bị lộ. Quả nhiên, thấy có bóng người chạy, bọn giặc lên đạn và hô: “Đứng lại!”.

Kim Đồng không dừng chân. Giặc bắn theo. Anh Kim Đồng đã anh dũng hi sinh. Hôm ấy là sáng sớm ngày 15 tháng 02 năm 1943.

Anh Kim Đồng đã được Đảng và Nhà nước phong tặng anh hùng liệt sỹ năm 1997. Khu di tích Kim Đồng được xây dựng ngay trên quê hương anh gồm có mộ anh Kim Đồng và tượng đài khang trang tại chân rặng núi đá cao vững chắc, bên cạnh là 2 cây nghiến xanh biếc, luôn toả bóng mát với những làn gió vi vu, như đang ru anh yên giấc ngàn thu.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 5 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:


Giải bài tập lớp 5 Cánh diều khác