Đoạn văn ngắn về người thiếu niên dũng cảm trong bài thơ Em bé Bảo Ninh (2 mẫu)

Tổng hợp trên 20 đoạn văn ngắn về người thiếu niên dũng cảm trong bài thơ Em bé Bảo Ninh hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn về người thiếu niên dũng cảm trong bài thơ Em bé Bảo Ninh. Chọn một từ em thích trong đoạn văn và cho biết từ đó phản ánh đúng cảm nghĩ của em về nhân vật như thế nào.

Viết một đoạn văn ngắn về người thiếu niên dũng cảm trong bài thơ Em bé Bảo Ninh - mẫu 1

Bảo Ninh là một thiếu niên anh hùng trong thời kì kháng chiến chống Mỹ.  Em bé Bảo Ninh một thời là biểu tượng về lòng dũng cảm của bao lớp thanh thiếu niên. Khi bầu trời Đồng Hới lúc đó như bị xé toạc bởi hàng trăm quả bom dội xuống thì có một cậu bé băng mình qua những đồi cát đang bị cày xới nham nhở, bụi tung mù mịt để tiếp đạn cho bộ đội và dân quân bắn máy bay. Đó là một tấm gương sáng về lòng dũng cảm mà thế hệ thanh thiếu niên chúng ta ngày nay nên noi theo.

->> Từ dũng cảm phản ánh cảm nhận của em về nhân vật Bảo Ninh là một người rất gan dạ, dũng cảm không sợ chết.

Viết một đoạn văn ngắn về người thiếu niên dũng cảm trong bài thơ Em bé Bảo Ninh - mẫu 2

Bài thơ Em bé Bảo Ninh đã khắc họa hình ảnh một cậu thiếu niên nhỏ tuổi dũng cảm, can trường và mạnh mẽ. Dưới mưa bom bão đạn, cạnh những chiếc máy bay bốc cháy, người thiếu niên vẫn di chuyển thoăn thoắt để ọc đạn di chuyển cho dân quân, và đưa tin đi khắp nơi cho mọi người cùng hay. Người thiếu niên đó không màng đến an toàn cho bản thân, mà một lòng tham gia hoạt động cách mạng, góp sức mình vào chiến dịch của toàn dân. Tác giả đã ví cậu như một “cánh tên” vượt qua cồn cát, vượt qua ngọn sóng, xé toạc đi những mây mù khói lửa của chiến tranh, đâm thủng những khó khăn, nguy hiểm để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Hình ảnh đó không chỉ miêu tả chân thực sự nhanh nhẹn, linh hoạt của cậu thiếu niên. Mà còn khắc họa được sự dũng mãnh, mạnh mẽ và can trường của cậu trong cuộc chiến. Nhờ vậy mà em dường như thực sự được gặp gỡ một người anh hùng nhỏ tuổi dũng cảm qua các dòng thơ.

Viết một đoạn văn ngắn về người thiếu niên dũng cảm trong bài thơ Em bé Bảo Ninh - mẫu 3

Em bé Bảo Ninh là biểu tượng đẹp về người thiếu niên dũng cảm, kiên cường trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta. Khi bầu trời Đồng Hới như bị xé toạc bởi làn mưa bom bão đạn của quân thù, có một cậu bé đã thoăn thoắt len lỏi giữa khói bom và mịt mù cát bụi, “cõng” từng thùng đạn mang về trận địa. Nhiều bạn nhỏ trong làng noi gương cậu bé cũng lao ra khỏi hầm và tiếp đạn cho các chú bộ đội, dân quân bắn may địch. Trong cuộc chiến tranh vệ quốc khốc liệt, giữa lằn ranh mong manh của sự sống và cái chết, em bé Bảo Ninh chính là hình ảnh tiêu biểu về người anh hùng tuổi nhỏ, chí lớn, can trường và dũng cảm, xứng đánh là tấm gương để các thế hệ sau noi theo.

Viết một đoạn văn ngắn về người thiếu niên dũng cảm trong bài thơ Em bé Bảo Ninh - mẫu 4

Bài thơ Em bé Bảo Ninh của nhà thơ Nguyễn Văn Dinh đã khắc họa hình ảnh một người thiếu niên tuy nhỏ tuổi như vô cùng dũng cảm. Giữa chiến trường rình rập bao nhiêu hiểm nguy chỉ chực chờ cướp đi sinh mạng của con người, anh ấy hiên ngang lao ra như cánh tên, vượt gió vượt cát để thực hiện nhiệm vụ của mình. Lội qua trận địa bom nổ, người thiếu niên tiếp đạn liên tục cho các chú dân quân tự vệ. Chẳng hề nao núng hay sợ hãi, anh thoăn thoắt di chuyển giữa những trận bom nổ ào ạt. Để rồi khi thấy máy bay của giặc bị đốn hạ, anh vui sướng reo hò, nhảy nhót báo tin như chú chim đầu ngõ. Ở người thiếu niên ấy có sự ngây thơ, hồn nhiên của một cậu bé, cũng có sự mạnh mẽ, can trường của một chiến sĩ. Hai trạng thái ấy hòa hợp với nhau một cách kỳ lạ để tạo nên người thiếu niên anh hùng. Người thiếu niên ấy khiến em vô cùng kính ngưỡng, yêu mến và tự hào.

→ Từ ngữ em thích: “thiếu niên anh hùng”

→ Từ ngữ đó phản ánh được sự kính trọng, yêu mến của em dành cho chàng trai nhỏ tuổi nhưng dũng cảm trong bài thơ

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 4 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác: