Đoạn văn ngắn về một bảo tàng (hoặc một thư viện) mà em biết (hay, ngắn gọn)

Tổng hợp trên 20 đoạn văn ngắn về một bảo tàng (hoặc một thư viện) mà em biết hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Viết đoạn văn về một bảo tàng (hoặc một thư viện) mà em biết - mẫu 1

Hè năm ngoái, tôi đã cùng các bạn trong lớp có chuyến tham quan Bảo tàng Lịch sử TP.HCM. Những hình ảnh ấn tượng tại viện bảo tàng đã để lại nhiều cảm xúc, suy nghĩ trong tôi. Bảo tàng lịch sử Việt Nam nằm ở số 02 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM, bên trong sở thú về phía bên trái và đối diện với Đền thờ Vua Hùng. Trước bảo tàng là một khoảng sân rộng và luôn lộng gió. Cả tòa nhà được xây theo lối kiến trúc Đông Dương cổ, với những mái ngói ống, có gắn vật trang trí hình phụng, hình rồng cách điệu. Đã một thế kỉ trôi qua kể từ khi được xây dựng vào năm 1929, Bảo tàng Lịch sử TP.HCM vẫn giữ cho mình vẻ đẹp cuốn hút, khiến bất cứ ai cũng phải say đắm. Thời gian có lẽ chỉ làm tăng thêm nét quyến rũ, đượm màu rêu phong, cổ kính cho nơi đây. Dạo bước quanh Bảo tàng, tôi như vị khách du hành xuyên suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam, tìm hiểu về nét đặc trưng văn hóa vùng đất phương Nam thông qua hệ thống các phòng trưng bày cố định, chuyên đề đặc biệt. Mỗi gian phòng là một thời kỳ khác nhau, giúp cho du khách được trải nghiệm lại nước Việt Nam từ thời kỳ tiền sử cho đến hết thời nhà Nguyễn. Bên cạnh mỗi hiện vật là những chú thích vô cùng chi tiết, giúp người đến tham quan cảm thấy thích thú khi tìm hiểu về lịch sử cội nguồn của những đồ vật cổ xưa này. Qua đó mà ta hiểu thêm về cuộc sống của người dân nước ta ở nhiều nhiều năm về trước. Hiện vật được trưng bày không chỉ thể hiện quá trình lịch sử phát triển mà còn tô đậm nét văn hóa của Việt Nam. Một số khu vực trưng bày những bộ xiêm y sặc sỡ và nhạc cụ truyền thống của các dân tộc, tạo thành một dải rực rỡ màu sắc. Những hiện vật và khung cảnh cổ kính trong bảo tàng Lịch sử TP.HCM đã níu lấy bước chân, khiến tụi học sinh chúng tôi chẳng muốn ra về. Khiến tôi thêm yêu, tự hào về lịch sử lâu đời của Việt Nam. Tôi cũng đã chụp rất nhiều bức ảnh kỉ niệm trong không gian thơ mộng và cổ kính của bảo tàng. Chắc chắn tôi sẽ trở lại nơi đây vào một ngày không xa.

Viết đoạn văn về một bảo tàng (hoặc một thư viện) mà em biết - mẫu 2

Với lịch sử 100 năm hình thành và phát triển (1919 - 2019), Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn, là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng cùng những giá trị văn hóa, di sản mà nơi này đang lưu giữ. Bảo tàng điêu khắc Chămpa, thường được dân chúng gọi là “Bảo tàng Chàm” nằm ở giao điểm đường Bạch Đằng và đường Trần Phú, thuộc quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Ngôi nhà được mô phỏng theo đường nét kiến trúc kiểu tháp Chăm cổ, nằm trong khuôn viên có nhiều cây sứ cổ thụ. Theo lịch sử hình thành, tòa nhà đầu tiên của Bảo tàng Điêu khắc Chăm được xây dựng vào năm 1915 – 1919. Lần đầu tiên, Bảo tàng mở cửa trưng bày với 160 cổ vật. Việc thu thập những tác phẩm điêu khắc Chăm bắt đầu từ những năm cuối thế kỷ XIX là công lao của những người Pháp yêu ngành khảo cổ học, đặc biệt là của những người làm việc cho Trường Viễn Đông Bác Cổ của Pháp. Bảo tàng được mở rộng lần thứ nhất vào những năm giữa thập kỷ 1930 nhằm đủ chỗ để trưng bày thêm những hiện vật mới được thu thập trong những năm 1920, 1930. Hiện, bảo tàng sở hữu hơn 2.000 hiện vật lớn nhỏ; trong đó, có 288 hiện vật đang trưng bày bên trong nhà bảo tàng, 187 hiện vật trưng bày ngoài sân vườn và hơn 1.200 hiện vật lưu giữ trong kho. Tìm hiểu và khám phá Bảo tàng Điêu khắc Chăm, chúng ta như lạc vào một kho tàng văn hóa phong phú, độc đáo không chỉ của thành phố Đà Nẵng, của Việt Nam, mà còn của cả thế giới. Đến bảo tàng, như thấy lại cả quá khứ vàng son của một dân tộc mà lòng say mê và khả năng sáng tạo nghệ thuật đều ở một trình độ rất cao. Trải qua bao thăng trầm của lịch sự, sự tiếp biến của thời gian, những giá trị về văn hóa, khảo cổ mà Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng đang trưng bày, lưu giữ, chưa bao giờ thôi hấp dẫn người dân, du khách. Văn hóa, nhìn từ góc độ bảo tàng, là giá trị còn lại vĩnh cửu trước thời gian.

Viết đoạn văn về một bảo tàng (hoặc một thư viện) mà em biết - mẫu 3

Ở trung tâm thành phố có một thư viện. Diện tích của thư viện khá lớn. Hai tòa nhà được xây đối diện nhau. Một toà là khu vực đọc sách kín. Người đọc chỉ được mượn và đọc sách tại chỗ. Các phòng đọc sách được trang bị đầy đủ bàn ghế, điều hòa. Một tòa là khu vực đọc sách mở. Các phòng đọc sẽ có khu vực giá để sách. Bạn đọc có thể tự chọn sách và mượn về. Nhưng bạn đọc cần làm thẻ thư viện. Ở tầng trên cùng của tòa này còn có một quán cà phê sách. Các nhân viên làm việc ở thư viện được gọi là thủ thư. Cuối tuần, em thường đến thư viện để đọc và mượn sách.

Viết đoạn văn về một bảo tàng (hoặc một thư viện) mà em biết - mẫu 4

Bảo tàng lịch sử Việt Nam từ lâu đã trở thành địa điểm thường xuyên lui tới của du khách trong và ngoài nước, nhất là những người yêu thích lịch sử. Hè năm ngoái, tôi đã cùng các bạn trong lớp có chuyến tham quan Bảo tàng Lịch sử TP.HCM. Những hình ảnh ấn tượng tại viện bảo tàng đã để lại nhiều cảm xúc, suy nghĩ trong tôi. Bảo tàng lịch sử Việt Nam nằm ở số 02 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM, bên trong sở thú về phía bên trái và đối diện với Đền thờ Vua Hùng. Trước bảo tàng là một khoảng sân rộng và luôn lộng gió. Cả tòa nhà được xây theo lối kiến trúc Đông Dương cổ, với những mái ngói ống, có gắn vật trang trí hình phụng, hình rồng cách điệu. Đã một thế kỉ trôi qua kể từ khi được xây dựng vào năm 1929, Bảo tàng Lịch sử TP.HCM vẫn giữ cho mình vẻ đẹp cuốn hút, khiến bất cứ ai cũng phải say đắm. Thời gian có lẽ chỉ làm tăng thêm nét quyến rũ, đượm màu rêu phong, cổ kính cho nơi đây. Dạo bước quanh Bảo tàng, tôi như vị khách du hành xuyên suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam, tìm hiểu về nét đặc trưng văn hóa vùng đất phương Nam thông qua hệ thống các phòng trưng bày cố định, chuyên đề đặc biệt. Mỗi gian phòng là một thời kỳ khác nhau, giúp cho du khách được trải nghiệm lại nước Việt Nam từ thời kỳ tiền sử cho đến hết thời nhà Nguyễn. Không biết các bạn còn nhớ những bài học lịch sử mà ta đã từng ê a về những phát hiện của dấu tích người Việt đầu tiên không? Những lời giảng về công cụ đá của người tiền sử hay vũ khí ở thời của các vua Hùng? Tất cả bài học lịch sử đều được tái hiện vô cùng sinh động tại bảo tàng, với các hiện vật được lưu trữ cẩn thận trong những ngăn tủ kính. Những hiện vật và khung cảnh cổ kính trong bảo tàng Lịch sử TP.HCM đã níu lấy bước chân, khiến tụi học sinh chúng tôi chẳng muốn ra về.

Viết đoạn văn về một bảo tàng (hoặc một thư viện) mà em biết - mẫu 5

Thư viện trường em được bố trí ở tầng bố nhà A với tổng diện tích hai trăm mét vuông, chia thành một phòng đọc dành cho giáo viên và một phòng đọc dành cho học sinh. Đây là một không gian rộng, thoáng và yên tĩnh, mang lại hiệu quả tối ưu cho việc đọc sách. Vốn tài liệu của thư viện hiện nay là 18.840 đầu sách gồm các loại sách tham khảo, sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách giáo dục đạo đức, sách Bác Hồ, sách kỹ năng sống, sách truyện dân gian, cổ tích, sách văn học, lịch sử, khám phá khoa học, báo chí,… hết sức phong phú, đa dạng và đều đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, thư viện trường em đã tích cực, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động như thi viết về cuốn sách em yêu thích, vẽ tranh theo sách, kể chuyện theo sách, tổ chức ngày hội đọc sách, quyên góp sách,... Các thầy cô giáo cùng với cán bộ thư viện đã trang trí phòng đọc sách thật xanh sạch đẹp, tạo không gian gần gũi thân thiện cho thầy và trò chúng em tham gia đọc, từ đó nâng cao văn hóa đọc trong nhà trường. Mỗi ngày vào giờ ra chơi, có rất nhiều học sinh đến mượn sách tại thư viện. Đây cũng là nơi học tập, tra cứu tài liệu và đọc sách báo yêu thích của chúng em.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 4 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác: