Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một câu chuyện (bài báo, bài thơ) đã học ở Bài 13 (3 mẫu)
Tổng hợp trên 20 đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một câu chuyện ( bài báo, bài thơ) mà em đã học ở Bài 13 hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một câu chuyện (bài báo, bài thơ) đã học ở Bài 13 (mẫu 1)
- Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một câu chuyện (bài báo, bài thơ) đã học ở Bài 13 (mẫu 2)
- Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một câu chuyện (bài báo, bài thơ) đã học ở Bài 13 (mẫu 3)
- Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một câu chuyện (bài báo, bài thơ) đã học ở Bài 13 (mẫu 4)
- Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một câu chuyện (bài báo, bài thơ) đã học ở Bài 13 (mẫu 5)
- Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một câu chuyện (bài báo, bài thơ) đã học ở Bài 13 (mẫu 6)
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một câu chuyện đã học ở Bài 13 - mẫu 1
Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được nhà thơ sáng tác vào năm 1958 khi miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội. bài thơ là bức tranh thiên nhiên con người về cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá vào lúc hoàng hôn, cảnh đoàn thuyền đi trên biển đánh bắt cá và cảnh đánh bắt cá vào lúc bình minh. Câu hát hòa cùng với gió khơi là muốn nói đến sự hòa hợp giữa thiên nhiên với con người. Thiên nhiên đang góp sức ủng hộ con người. Câu hát thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời, niềm vui lao động, sôi nổi hào hứng. Đoàn thuyền đánh cá ra khơi có gió làm bánh lái vầng trăng khuyết trên trời cao đã trở thành cánh buồm. Gió và trăng đã trở thành hai bộ phận của con thuyền giúp sức cùng ngư dân đưa đoàn thuyền ra khơi. Sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên. Đặt con người trong cuộc tranh tài với thiên nhiên là nhà thơ khẳng định tầm vóc của con người có thể sánh ngang thiên nhiên. Hòa cùng niềm vui to lớn của mọi người, nhà thơ chắp cánh cho trí tưởng tượng của mình bay bổng. Bài thơ đã thể hiện rõ tinh thần của nhân dân lao động lúc bấy giờ và cũng thể hiện rõ cảnh đẹp quê hương đất nước với nguồn tài nguyên phong phú. Tác giả với tình yêu thiên nhiên, yêu con người lao động đã thể hiện được không khí sôi nổi, hào hùng của đất nước ta khi miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một câu chuyện đã học ở Bài 13 - mẫu 2
Ở bài 13, em thích nhất là câu chuyện Đàn bò gặm cỏ. Câu chuyện kể về một ngày của đàn bò nhà anh Nhẫn trên đồng cỏ xanh tốt. Hình ảnh những chú bò hiện lên thật sinh động và đáng yêu. Chú bò nào cũng có tên và có tính cách rõ ràng. Con Nâu trầm tĩnh, con Ba Bớp phàm ăn, mẹ con chị Vàng thì dịu dàng, hiền lành. Hình ảnh anh Nhẫn đứng nhìn đàn bò bằng ánh mắt yêu thương và niềm vui lâng lâng, khiến em cảm nhận được tình thương mà anh dành cho các con vật. Cùng với đó, là niềm vui của một ngày lao động có ích của anh Nhẫn sau những ngày mưa. Những chi tiết ấy, khiến câu chuyện Đàn bò gặm cỏ trở nên thú vị và hấp dẫn với em hơn bao giờ hết.
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một câu chuyện đã học ở Bài 13 - mẫu 3
"Đoàn thuyền đánh cá” là bài thơ xuất sắc, tiêu biểu cho hồn thơ khỏe khoắn của Huy Cận sau Cách mạng tháng Tám. Với khổ thơ đầu, tác giả đã mỏ ra một hình ảnh đẹp về đoàn thuyền ra khơi trong bức tranh thiên nhiên kì vĩ hùng tráng: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa/ Sóng đã cài then, đêm sập cửa”. Khi sắc tối đang từ từ chiếm trọn không gian bao la, mặt trời được ví như một hòn lửa khổng lồ, sáng rực dần lặn xuống mặt biển. Màn đêm buông xuống như tấm cửa khổng lồ với những lượn sóng là chiếc then cài vững chắc. Hình ảnh so sánh kết hợp nhân hóa tạo nên nét huyền diệu, mĩ lệ của thiên nhiên vừa tạo ra sự nhanh chóng, gấp gáp kết thúc một ngày dài. Nhưng đó không phải ngày tàn, u ám như trong bức tranh của tác phẩm Hai đứa trẻ mà là một ngày mới mở ra cho những người con của biển cả: “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi/ Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Đoàn thuyền – tạo ra ấn tượng về sự tấp nập, nhộn nhịp, tinh thần lao động hăng say của những ngư dân. Chữ “lại” vừa khẳng định nhịp điệu lao động ổn định của người dân chài ngày qua ngày, vừa thể hiện sự đối lập giữa sự nghỉ ngơi của đất trời và sự lao động của con người. Câu hát mang theo niềm vui, sự phấn chấn và cũng chất chứa bao hi vọng về những khoang thuyền đầy ắp cá. Tác giả đã tạo nên một hình ảnh khỏe khoắn, tươi vui, căng tràn sức sống và tinh thần say mê lao động. Đoạn thơ là bức tranh khung cảnh thiên nhiên tráng lệ, hình ảnh đoàn thuyền ra khơi với khí thế hào hứng say mê, tràn đầy sức sống, với tâm hồn lãng mạn của người làm chủ đất nước thật đáng trân trọng tự hào.
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một câu chuyện đã học ở Bài 13 - mẫu 4
Ở bài 13, em đã được học bài thơ Người giàn khoan của nhà thơ Vũ Việt Hoa. Đây là một tác phẩm thơ rất hay và ý nghĩa về những người con người với sứ mệnh đặc biệt. Đó là các chàng trai sống và làm nhiệm vụ trên các giàn khoan trên biển. Nhờ có bài thơ mà em hiểu được những vất vả, gian khổ mà các chàng trai đó phải đối diện khi đứng trên giàn khoan giữa biển lớn. Dù vậy, các chàng trai ấy vẫn lạc quan, vui vẻ và hết mình với nhiệm vụ, công việc được giao. Tinh thần kiên định, mạnh mẽ, hiên ngang ấy của các anh khiến em vô cùng xúc động và kính yêu. Thật tự hào biết bao khi ngoài khơi xa, có những chàng trai như thế đang ngày đêm thầm lặng thực hiện nhiệm vụ vì tổ quốc thân yêu.
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một câu chuyện đã học ở Bài 13 - mẫu 5
Đoàn thuyền đánh cá là bài thơ mà em yêu thích nhất trong bài 13. Bài thơ đã khắc họa một chuyến ra khơi đánh cá từ khi mặt trời xuống biển cho đến sáng sớm hôm sau. Chuyến đi ấy được kể lại với giọng điệu hào hứng, phấn khởi, ngập tràn sức sống và niềm vui khi được lao động. Những hình ảnh miêu tả các loại cá như cá bạc, cá thu hay hình ảnh vảy bạc đuôi vàng… khiến em tưởng tượng được một chuyến đi nhiều thu hoạch. Ở khổ cuối, chiếc thuyền trở về với niềm vui sau một đêm vất vả, háo hức chyạ đua với măt trời. Hình ảnh ấy vừa thú vị lại độc đáo, khiến em có những liên tưởng mới lạ về cảnh đoàn thuyền chạy trong nắng sớm. Đoàn thuyền đánh cá thực sự là một bài thơ hay và ý nghĩa về cảnh lao động của người dân ở vùng biển.
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một câu chuyện đã học ở Bài 13 - mẫu 6
Ở bài 13, em ấn tượng nhất với câu chuyện Đàn bò gặm cỏ. Câu chuyện kể về cuộc sống thôn quê vùng đồi núi của anh Nhẫn cùng đàn bò mang lại cho em cảm giác ấm áp, thân thương. Khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, những cánh đồng cổ xanh mướt và cuộc sống hài hòa của con người với tự nhiên được khắc họa rõ nét như bức tranh sơn màu. Các chú bò trong truyện được miêu tả rất đáng yêu, con nào cũng có cái tiên và tính cách riêng. Con Nâu đầu đàn trầm tĩnh, con Ba Bớp phàm ăn tục uống, chị Vàng dịu dàng cùng cậu con cu Tũn tinh nghịch... Qua hình ảnh anh Nhẫn đứng nhìn đàn bò, em cảm nhận được sự chăm sóc và tình yêu thương mà anh dành cho các con vật nuôi.
Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 4 hay khác:
- Viết đoạn văn tả ngoại hình của con vật mà em yêu thích.
- Nghe và kể lại câu chuyện Danh tướng Lý Thường Kiệt
- Hãy viết đoạn văn về tính tình, hoạt động của con vật mà em yêu thích.
- Viết bài văn tả một con vật mà em yêu thích.
- Phát biểu cảm nghĩ của em về một câu chuyện đã học ở bài 14.
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều
- Giải lớp 4 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 4 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 4 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 Toán, Tiếng Việt (có đáp án)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 4 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh lớp 4 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Family and Friends
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Wonderful World
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Explore Our World
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - Cánh diều