5+ Giới thiệu 1 nhân vật lịch sử tiêu biểu mà em biết trong phong trào đấu tranh yêu nước và cách mạng của Đồng bào Nam Bộ

Giới thiệu 1 nhân vật lịch sử tiêu biểu mà em biết trong phong trào đấu tranh yêu nước và cách mạng của Đồng bào Nam Bộ theo gợi ý sau: tiểu sử, chiến công, điều em học được từ nhân vật hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Giới thiệu 1 nhân vật lịch sử tiêu biểu mà em biết trong phong trào đấu tranh yêu nước và cách mạng của Đồng bào Nam Bộ - mẫu 1

Nguyễn Trung Trực (1838 - 1868), sinh ra trong một gia đình làm nghề chài lưới trên sông Vàm Cỏ (Long An). Khi Pháp tấn công thành Gia Định, Nguyễn Trung Trực đã tham gia kháng chiến và lập nhiều chiến công vang dội. Năm 1868, Nguyễn Trung Trực bị bắt và đưa đi hành hình, ông đã dõng dạc hô lớn: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây. Ông lãnh đạo nghĩa quân thực hiện việc đốt cháy tàu chiến Ét-pê-răng của thực dân Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông. Qua đó, em học hỏi được tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.

Giới thiệu 1 nhân vật lịch sử tiêu biểu mà em biết trong phong trào đấu tranh yêu nước và cách mạng của Đồng bào Nam Bộ - mẫu 2

Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch, sinh năm 1838 tại xóm nghề thôn Bình Nhựt, tổng Cửu Cư Hạ, huyên Cửu An, phủ Tân An, tỉnh Gia Định (nay thuộc ấp 1, Thạnh Đức, Bến Lức, Long An). Thuở nhỏ, ông còn có tên là Chơn. Ông là thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa chống Pháp vào nửa cuối thế kỷ 19 ở Nam Bộ Việt Nam. Ông đã lãnh đạo nghĩa quân nổi dậy ở Tân An, đặc biệt đã chỉ huy nghĩa quân đốt cháy tàu Hi Vọng của giặc Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông. Sau đó, ông cho lập căn cứ, kiên trì chỗng giặc khắp vùng Rạch Giá, Hà Tiên và đảo Phú Quốc. Năm 1868, Nguyễn Trung Trực bị bắt và đưa đi hành hình, ông đã dõng dạc hô lớn: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 4 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác: