Đoạn văn về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa (4 mẫu)
Tổng hợp trên 20 đoạn văn về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Đoạn văn về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa (mẫu 1)
- Đoạn văn về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa (mẫu 2)
- Đoạn văn về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa (mẫu 3)
- Đoạn văn về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa (mẫu 4)
- Đoạn văn về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa (mẫu 5)
Đề bài: Dựa theo quy tắc bàn tay, viết một đoạn văn về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa.
Đoạn văn về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa - mẫu 1
Nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa của nhà thơ Xuân Quỳnh là một bạn nhỏ đáng yêu và rất hiếu thảo với mẹ. Mở đầu bài thơ, con hỏi mẹ: “Mẹ ơi, con tuổi gì?”. Tò mò hỏi cho biết, ngây thơ hỏi cho hay. Cần gì nghĩa lý sâu xa. Con thơ hiếu động. Chẳng lúc nào “yên một chỗ” Chắc là “Ngựa con” chạy nhảy và “hí” suốt ngày? Ngựa con đi qua những dặm đường, những không gian bao la, những miền đất lạ. “Ngọn gió của trăm miền” ở bốn phương trời với bao hương vị, ở “trên những cánh đồng hoa”. Những bông hoa con hái được ở khắp các miền đất lạ dâng lên mẹ hiền là bông hoa của tâm hồn trong trắng, bông hoa của lòng hiếu thảo và bông hoa ước mơ, khát vọng lên đường. Khổ cuối bài thơ nói lên tình thương mẹ của Ngựa con. Dù cách xa mẹ muôn trùng núi, rừng, sông, biển, con vẫn luôn hướng về mẹ hiền, vẫn tìm về cố hương gặp mẹ.
Đoạn văn về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa - mẫu 2
Nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa là người muốn đi đây đi đó, muốn rong chơi khám phá ở nhiều nơi và dễ bị hấp dẫn bởi những điều mới lạ bên ngoài thế giới. Nhưng bạn nhỏ dù có đi xa đến đâu, chơi vui nhưng vẫn nhớ về mẹ, vẫn tìm đường về với mẹ. Có thể thấy dù muốn khám phá thế giới nhưng bạn nhỏ vẫn rất nhớ mẹ và yêu mẹ và là một chú bé rất hiếu thảo.
Đoạn văn về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa - mẫu 3
Em cảm nhận nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi ngựa có tình yêu thương mẹ tha thiết và trí tưởng tượng phong phú. Em ước mơ được đi đến mọi miền đất nước: từ miền trung du xanh ngắt, đến những cao nguyên đất đỏ phì nhiêu, băng qua cánh rừng đại ngàn hay những triền núi đá... Nhưng dù đi xa đến đâu, tình yêu, nỗi nhớ mẹ sẽ giúp "chú ngựa con" - nhân vật bạn nhỏ tìm đường về bên mẹ dấu yêu.
Đoạn văn về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa - mẫu 4
Bài thơ “Tuổi ngựa” của Xuân Quỳnh kể về cuộc nói chuyện giữa cậu bé với mẹ của mình. Cậu bé hỏi mẹ tuổi mình là tuổi gì. Mẹ bảo cậu bé tuổi Ngựa, tuổi ấy là tuổi đi, tuổi thích khám phá nhiều vùng đất mới. Cậu bé với suy tư hồn nhiên, trong sáng đã tưởng tượng mình là chú “Ngựa con” phi theo ngọn gió qua mọi miền của đất nước. Cậu bé Ngựa vượt qua miền trung du xanh ngát, băng qua vùng đất đỏ, vùng đại ngàn xem lẫn miền núi đá mấp mô để đem về cho mẹ ngọn gió của trăm miền đất nước. Cậu bé Ngựa còn hòa mình vào những cánh đồng hoa mơ trắng lóa như trang giấy, ôm chọn hương hoa huệ ngọt ngào với gió và nắng trải dài đồng hoa cúc dại. Tất cả những điều đó thật hấp dẫn và lôi cuốn tâm hồn trẻ thơ. Quả thật trí tưởng tượng của cậu bé đưa ta đến một chân trời mới lạ với những điều kì diệu, đẹp đẽ. Điều đó giúp ta có cái nhìn tươi mới về cuộc sống, khiến ta mong ước trở lại thời còn bé thơ, vô lo vô nghĩ, luôn khát khao khám phá và chinh phục cuộc sống. Cuối cùng, cậu bé xoa dịu lòng mẹ bằng lời nhắn nhủ rằng dù là Tuổi ngựa mải dong chơi, đi nhiều vùng đất mới nhưng sẽ không làm mẹ buồn vì dù có “cách núi cách rừng”,”Cách sông cách biển” thì con vẫn nhớ đường tìm về với mẹ yêu. Bài thơ thể hiện trí tưởng tượng vô cùng phong phú, sống động của trẻ thơ và tình yêu, niềm biết ơn và kính trọng với người mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng ta nên người.
Đoạn văn về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa - mẫu 5
Qua đoạn thơ, ta thấy người con muốn nói với mẹ: Tuổi con là “tuổi Ngựa” nên có thể chạy rất nhanh và đi rất xa. Nơi con đến có thê rất xa mẹ (“cách núi cách rừng”, “cách sông cách biển”). Nhưng mẹ đừng buồn, vì con vẫn luôn nhớ đường để tìm về với mẹ (“Con tìm về với mẹ -Ngựa con vẫn nhớ đường”). Điều đó cho thấy tình cảm yêu thương và gắn bó sâu nặng của người con đối với mẹ.
Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 4 hay khác:
- Nghe và kể lại câu chuyện Làm chị
- Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa
- Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Hồng trong câu chuyện Làm chị
- Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện Cái răng khểnh
- Dựa vào kết quả tìm ý và sắp xếp ý ở tiết trước, hãy viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong một câu chuyện đã học (hoặc đã đọc, đã nghe).
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều
- Giải lớp 4 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 4 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 4 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 Toán, Tiếng Việt (có đáp án)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 4 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh lớp 4 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Family and Friends
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Wonderful World
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Explore Our World
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - Cánh diều