Đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta (3 mẫu)

Tổng hợp trên 20 đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta - mẫu 1

Bà Triệu còn được gọi là Triệu Ẩu, Triệu Thị Trinh, Triệu Trinh Nương hay Triệu Quốc Trinh, sinh ngày 2/10 năm Bính Ngọ 226 tại miền núi Quân Yên (hay Quan Yên), quận Cửu Chân, nay thuộc làng Quan Yên (hay gọi là Yên Thôn) xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Bà là một trong những vị anh hùng nổi tiếng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Quê hương của Bà Triệu chính là quê hương của hai anh em Khương Công Phụ và Khương Công Phục - những người đã có công khai mach đại khoa Nho học cho Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung. Bà Triệu mất năm 248, khi đó mới 22 tuổi. Đến nay, những câu chuyện về cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu vẫn còn in đậm trong tâm thức mỗi người Việt Nam với lòng ngưỡng mộ và tự hào. Bà được phong là “Bột chính anh hùng tài Trinh nhất phu nhân”. Có rất nhiều giai thoại nói về người anh hùng phụ nữ Triệu Thị Trinh.

Đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta - mẫu 2

Trong lịch sử triều Lý, có lẽ Lý Thường Kiệt là một trong những cái tên nổi danh nhất khi ông phò Vua phá Tống bình Chiêm công danh hiển hách. Tuy nhiên, ít người biết ông vốn không thuộc hoàng tộc nhà Lý và lại càng ít người biết ông xuất thân từ quan thái giám. Lý Thường Kiệt vốn tên Ngô Tuấn, là con trai của tướng Ngô An Ngữ với phu nhân họ Hàn. Ông sinh năm 1019 dưới triều vua Lý Thái Tổ. Tương truyền, từ khi sinh ra, số mệnh Lý Thường Kiệt đã được báo trước là sẽ công danh hiển hách song lại phiền là không có con nối dõi. Tên tuổi Lý Thường Kiệt nổi như cồn, trở thành 1 nhân vật lớn trong thời đại nhà Lý. Trang sử vẻ vang nhất trong cuộc đời Lý Thường Kiệt và cũng là trong triều đại nhà Lý là cuộc kháng chiến chống Tống năm 1075-1077. Trang sử vẻ vang nhất trong cuộc đời Lý Thường Kiệt và cũng là trong triều đại nhà Lý là cuộc kháng chiến chống Tống năm 1075-1077. Năm 1105, Lý Thường Kiệt mất, được tặng chức Nhập nội điện đô tri kiểm hiệu thái úy bình chương quân quốc trọng sự, tước Việt quốc công, tặng thực ấp 1 vạn hộ. Trong lịch sử Việt Nam, Lý Thường Kiệt là thái giám đầu tiên nêu gương sáng về tấm lòng phò vua báo quốc. Trong lịch sử chiến tranh Đại Việt – Trung Quốc, ông là tướng Việt duy nhất chủ động đánh sang Trung Quốc để bẻ gãy mũi nhọn xâm lược của địch.

Đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta - mẫu 3

Kim Đồng là một vị thiếu niên anh hùng. Anh là người dân tộc Nùng. Từ nhỏ, Kim Đồng đã tham gia cách mạng. Anh là đội trưởng Đội Nhi đồng cứu quốc. Nhiệm vụ của anh là giao liên, đưa đón Việt Minh và vận chuyển thư từ. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Kim Đồng đã lập được nhiều chiến công. Một lần, khi các cán bộ đang có cuộc họp, anh phát hiện có quân Pháp tới. Anh đã trí đánh lạc hướng chúng và phát tín hiệu cho cán bộ rút lui an toàn. Sau này, Kim Đồng được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Em cảm thấy rất ngưỡng mộ và yêu quý anh Kim Đồng.

Đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta - mẫu 4

Một trong những vị anh hùng chống giặc ngoại xâm mà em yêu thích và ấn tượng nhất, chính là Lý Thường Kiệt. Ông là một vị tướng tài giỏi và dũng cảm ở thời nhà Lý. Lúc đó, quân Tống lăm le xâm lược nước ta để thỏa mãn những tham vọng xấu xa của chúng. Là tướng quân của quân đội ta, Lý Thường Kiệt đã suy nghĩ, tìm cách chống lại kẻ thù. Cuối cùng, ông quyết định tấn công quân Tống trước, khiến chúng chẳng kịp trở tay. Vậy là, Lý Thường Kiệt đã dẫn đầu đại quân, tấn công vào kẻ địch ở biên giới, và còn tấn công cả hai châu của nhà Tống. Những trận đánh đó đã thành công vang dội, đập tan âm mưu xâm lược của nhà Tống. Đồng thời ghi danh Lý Thường Kiệt vào trang sử hào hùng, chói lọi của dân tộc ta.

Đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta - mẫu 5

Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1933 tại quận Đất Đỏ, nay là huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Chị làm liên lạc cho công an quận. Chị là người mưu trí, dũng cảm. Chị Sáu đã có nhiều chiến công hiển hách. Năm 1948, chị được tổ chức phân công đánh phá buổi lễ mít tinh mừng ngày Quốc khánh nước Pháp 14/7/1948. Chị tung lựu đạn vào khán đài có tính trưởng Lê Thành Trường để giải tán buổi lễ. Chiến công này tạo cho chị nhiều cơ hội lập công mới. Chị được Đảng giao cho nhiệm vụ trừ gian diệt tề. Tháng 2 năm 1950, trong một lần làm nhiệm vụ, không may chị sa vào tay quân thù. Giặc dùng đủ mọi cực hình tra tấn chị nhưng chị không khuất phục và không khai báo điều gì. Địch đày chị ra Côn Đảo. Bảy giờ sáng ngày 23/1/1952, chúng xử tử chị, khi ấy chị mới tròn mười chín tuổi. Ngày 3/6/1993, chị Võ Thị Sáu được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

Đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta - mẫu 6

Quang Trung Hoàng đế, miếu hiệu Tây Sơn Thái Tổ, danh xưng khác là Bắc Bình Vương, tên khai sinh là Hồ Thơm, quê gốc Nghệ An sau đổi tên thành Nguyễn Huệ, Nguyễn Quang Bình, là một nhà chính trị, nhà quân sự người Việt Nam, vị hoàng đế thứ 2 của Nhà Tây Sơn, sau khi Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc thoái vị và nhường ngôi cho ông. Vua Quang Trung được nhân dân gọi với cái tên: người Anh hùng áo vải cờ đào, thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn, vị hoàng đế anh minh lập nên những chiến công vang dội chống thù trong, giặc ngoài mà đỉnh cao là chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa lịch sử.

Đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta - mẫu 7

Một người anh hùng đặc biệt mà em luôn cảm phục và ngưỡng mộ chính là Lý Thường Kiệt, một vị tướng tài ba và gan dạ trong thời nhà Lý. Khi quân Tống có tham vọng thôn tính nước ta, Lý Thường Kiệt với tài năng quân sự thiên tài đã quyết định lên kế hoạch tấn công quân Tống trước, khiến chúng không kịp phản ứng. Với tinh thần quyết chiến, quyết thắng, ông đã dẫn đầu đại quân chiến đấu tại biên giới và cả hai châu của nhà Tống. Các trận đánh đó đã thành công ngoạn mục, đánh bại âm mưu xâm lược của đối thủ. Với những thành tích đó, Lý Thường Kiệt đã trở thành một trong những huyền thoại vang danh trong lịch sử Việt Nam.

Đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta - mẫu 8

Bà Triệu là người nữ anh hùng vĩ đại trong lòng em. Dù là nữ nhi, nhưng bà Triệu lại có đầy đủ những phẩm chất của một vị tướng tài: dũng cảm, mạnh mẽ, can trường, quyết đoán, thông minh. Nhưng hơn thế nữa, bà còn có một tình yêu nước mãnh liệt, ý chí quật cường, quyết tâm đánh đuổi quân thù xâm lược ra khỏi bờ cõi nước ta. Bởi vậy, bà đã được hàng nghìn quân lính tin tưởng, cùng sát vai chiến đấu chống lại quân đô hộ. Tinh thần và sự dũng cảm của bà Triệu đã khiến cho quân thù khiếp sợ, lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Dù kẻ địch đe dọa, dụ dỗ bằng mọi cách, bà Triệu vẫn không hề nao núng. Cuối cùng, bà đã hi sinh trong cuộc chiến bảo vệ độc lập cho nước nhà. Nhưng hình ảnh về nữ tướng Bà Triệu đã trở thành biểu tượng cho lòng yêu nước nồng nàn, ý chí quật cường của dân tộc ta.

Đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta - mẫu 9

Ai là người đã chỉ huy Quân đội nhân dân Việt Nam đánh thắng hai đế quốc lớn của thế kỷ 20? Câu trả lời là Võ Nguyên Giáp, Đại tướng đầu tiên và Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam. Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911, mất ngày 4 tháng 10 năm 2013. Tên khai sinh của ông là Võ Giáp, còn được gọi là tướng Giáp hoặc anh Văn, là một nhà lãnh đạo quân sự và chính trị gia người Việt Nam. Ông là Đại tướng đầu tiên, Tổng Tư lệnh tối cao của Quân đội Nhân dân Việt Nam, một trong những thành viên sáng lập nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được Chính phủ Việt Nam đánh giá là "người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh", là chỉ huy trưởng của các chiến dịch trong Chiến tranh Đông Dương (1946–1954), Chiến tranh Việt Nam (1955–1975) và Chiến tranh biên giới Việt – Trung (1979). Xuất thân là một giáo viên dạy lịch sử, ông được đánh giá là một trong những nhà lãnh đạo quân sự lỗi lạc nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông được nhiều tờ báo ca ngợi là anh hùng dân tộc của nhân dân Việt Nam.

Đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta - mẫu 10

Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, quê ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, Huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng. Anh là một trong 5 đội viên đầu tiên và là tổ trưởng của tổ chức Đội ta khi mới thành lập(1941). Kim Đồng là con trai út của một gia đình nông dân nghèo; Bố mất sớm, anh trai tham gia cách mạng. Kim Đồng sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng. Năm 1943 trong một lần đi liên lạc về. giữa đường gặp lính địch phục kích gần nơi có cán bộ của ta. Kim Đồng nhanh trí nhử bọn địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng nổ ấy các cán bộ đã tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, bên bờ suối Lê-Nin. Ngày anh hi sinh là ngày 15 - 2 - 1943, lúc đó anh vừa tròn 14 tuổi. Ngày 15 - 5 - 1986 nhân kỉ niệm lần thứ 45 thành lập Đội, mộ của anh và tượng người đội viên liệt sĩ anh hùng Kim Đồng đang tung con chim sao bay lên được khánh thành. Từ đó, nơi đây trở thành khu di tích Kim Đồng chào đón các thế hệ thiếu nhi Việt Nam đến nơi thành lập Đội Thiếu niên tiền phong, với người đội trưởng đầu tiên của mình... Hình ảnh của anh mãi mãi được khắc sâu trong tâm trí của thiếu nhi cả nước.

Đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta - mẫu 11

Anh Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, sinh năm 1929 Ở Thôn Nà Mạ, Xã Xuân Hòa, Huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng. Cha anh bị thực dân Pháp Bắt đi Phu và bị chết. Kim Đồng theo cách mạng làm liên lạc, là một trong 5 đội viên đầu tiên của đội.Trong một lần đi liên lạc về giữa đường gặp địch phục kích, Kim Đồng nhanh trí nhử cho địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy các đồng chí cán bộ ở gần đó đã nhanh chóng thoát lên rừng. Kim Đồng đã anh dũng hy sinh tại một địa điểm gần ngay ở suối Lê Nin. Hôm ấy là ngày 15/2/1943, anh vừa tròn 14 tuổi. Anh được nhà nước ta phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang”.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 4 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác: