Trắc nghiệm Ôn tập cuối học kì 2 (có đáp án) - Kết nối tri thức

Với 14 câu hỏi trắc nghiệm Ôn tập cuối học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3.

Câu l. Từ gạch chân trong câu văn: "Cánh đồng mùa thu hoạch có màu vàng xuộm.” thuộc từ loại nào?

A. Từ chỉ đồ vật.

B. Từ chỉ con vật.

C. Từ chỉ con người.

D. Từ chỉ cảnh vật.

Câu 2. Dòng nào gồm các từ chỉ hoạt động có trong bức tranh sau?

A. Quả bóng, học sinh, sân cỏ, con diều.

B. Đá bóng, nhảy dây, thả diều, đọc sách.

C. Viết bài, ăn uống, dạy học, nấu ăn.

D. Xanh biếc, đo đỏ, náo nhiệt, sôi động.

Câu 3. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ ngữ chỉ đặc điểm?

A. Xanh mát, cây cối, nảy mầm.

B. Róc rách, con suối, nho nhỏ.

C. Du dương, nhẹ nhàng, tí hon.

D. Cẩn thận, chú ý, học hành.

Câu 4. Dòng nào dưới đây là sự vật được so sánh với nhau trong câu văn: "Mái tóc mềm mượt như dòng suối." ?

A. mái tóc - dòng suối

B. mềm mượt - dòng suối

C. mái tóc - mềm mượt

D. dòng suối - dòng suối

Câu 5. Dòng nào dưới đây là cặp từ có nghĩa trái ngược nhau trong câu văn: "Nhà em ở gần con sông Lam, cách dãy núi không xa.” ?

A. nhà em - con sông

B. gần - xa

C. con sông - dãy núi

D. con- dãy

Câu 6. Câu văn nào dưới đây có cùng kiểu so sánh với câu: "Tiếng ve như bản hòa tấu rộn rã của mùa hè.”?

A. Nụ cười của em tươi như hoa nở.

B. Cô giáo như người mẹ hiền.

C. Đôi mắt bé to như hai hòn bi ve.

D. Tiếng đàn du dương như lời mẹ ru.

Câu 7. Câu văn nào có hình ảnh so sánh phù hợp với bức tranh sau?

Trắc nghiệm Ôn tập cuối học kì 2 (có đáp án) - Kết nối tri thức

A. Cây phượng nở hoa đỏ rực như một cái ô đỏ hồng.

B. Cây phượng đỏ rực như ngọn đuốc đang rực cháy.

C. Cây phượng nở hoa đỏ rực cả một góc sân trường.

D. Những bông hoa phượng như bị ngọn lửa đốt cháy.

Câu 8. Câu văn: "Con nhớ chăm chỉ học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến nhé?” mắc phải lỗi sai gì?

A. Thiếu dấu câu.

B. Dùng sai dấu câu.

C. Thừa dấu câu./

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 9. Câu văn sau còn thiếu dấu câu gì? Dấu câu đó có tác dụng gì?

Bụi gai đâm chồi nảy lộc và nở hoa ngay giữa mùa đông buốt giá.

A. Dấu phẩy. Có tác dụng ngăn cách các từ cùng chỉ hoạt động.

B. Dấu phẩy. Có tác dụng ngăn cách các từ cùng chỉ đặc điểm.

C. Dấu hai chấm. Có tác dụng đánh dấu phần giải thích lí do hoa nở.

D. Dấu hai chấm. Có tác dụng đánh dấu phần giải thích lí do bụi gai nở hoa.

Câu 10. Câu văn: "Cánh đồng lúa chín vàng, rộng mênh mông, bát ngát” có mấy từ có nghĩa giống nhau?

A. 5 từ

B. 2 từ

C. 4 từ

D. 3 từ

Câu 11. Dòng nào chỉ gồm những từ chỉ đặc điểm có trong đoạn văn sau?

Nắng vàng trải dài xuống cánh đồng bát ngát. Cánh đồng mùa thu hoạch vàng xuộm. Tà áo vàng nâu của các bác nông dân xen lẫn trong những bông lúa.

A. Vàng, trải, vàng xuộm, vàng nâu, xen lẫn.

B. Vàng, dài, bát ngát, vàng xuộm, vàng nâu.

C. Nắng vàng, vàng xuộm, vàng nâu, thu hoạch.

D. Dài, vàng xuộm, vàng, xen lẫn, tà ào, bông lúa.

Câu 12. Câu văn: "Cậu hãy ở lại trường với chúng tớ nhé” có thể kết thúc bằng dấu câu nào? Vì sao?

A. Dấu chấm. Vì đây là câu kể.

B. Dấu chấm than. Vì đây là câu cảm.

C. Dấu chấm hoặc dấu chấm than. Vì đây là câu khiến.

D. Dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm than. Vì đây là câu khiến.

Câu 13. Dòng nào đã sử dụng biện pháp so sánh để viết lại câu văn: "Tiếng chim hốt trong vòm cây thật vui nhộn.” cho phù hợp?

A. Tiếng chim hót trong vòm cây vui nhộn như một bản nhạc sôi động.

B. Tiếng chim hót trong vòm cây buồn như một khúc nhạc nhẹ nhàng.

C. Trong vòm cây, những chú chim hót líu lo nghe thật thú vị, vui tai.

D. Tiếng chim hót trong vòm cây líu ríu, vui nhộn như tiếng chim hót.

Câu 14. Đoạn văn sau có mấy cặp từ có nghĩa trái ngược nhau?

Chim bay trên trời cao

Chim đậu dưới cành đào

Hót vang chào xuân tới

Tạm biệt mùa đông qua.

A. 3 cặp từ

B. 2 cặp từ

C. 1 cặp từ

D. 4 cặp từ

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:


Giải bài tập lớp 3 Kết nối tri thức khác